2.2.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách địa phương của một số quốc gia trên thế giới
2.2.1.1 Hàn Quốc
Chính quyền địa phương Hàn Quốc tổ chức theo hệ thống Hội đồng - Thị trưởng. Thành viên của hệ thống này gồm có: Uỷ viên Hội đồng địa phương và lãnh đạo cơ quan hành pháp địa phương.
Hội đồng địa phương là người đại diện cho quyền lợi dân chúng ở địa phương. Trong vấn đề quản lý ngân sách của địa phương, Hội đồng địa phương quyết định những chính sách quan trọng của chính quyền địa phương như: ngân sách địa phương, đánh thuế người tiêu dùng, thu các loại thuế dịch vụ để tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 cường phúc lợi ở địa phương. Thành lập và quản lý các loại quỹ và nhận khiếu nại của người dân ở địa phương.
Nguồn thu của chính quyền địa phương Hàn Quốc chủ yếu gồm hai nguồn: nguồn thuế địa phương và nguồn thu ngoài thuế. Các nguồn thu khác bao gồm: thuế chia sẻ địa phương, thuế chuyển khoản địa phương và trợ cấp (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Nguồn thu của địa phương thường dùng với mục đích chi trả cho các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Mặc dù có những nguồn thu riêng nhưng nguồn thuế của địa phương thường đạt tỷ lệ thấp và phần nhiều phụ thuộc vào việc trợ cấp của Chính phủ. Năm 2002, tỷ lệ thu nhập từ thuế địa phương so với tổng thu nhập của địa phương chiếm 31%. Số lượng này khá thấp so với yêu cầu chi ngân sách của địa phương, do vậy Chính phủ thường có chính sách hỗ trợ cho các địa phương để đảm bảo nhu cầu chi trả. Theo đó, chỉ số hỗ trợ cho các tỉnh là 35% và các hạt là 19% (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Trong quản lý chi ngân sách địa phương, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên máy tính (DBAS) cho phép theo dõi quá trình chi tiêu ngân sách của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách từ trung ương tới địa phương theo thời gian. Như vậy, có thể quản lý chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả, trên cơ sở đó đưa ra các phân tích và điều hành chính sách hợp lý, tức thời.
Để quản lý chi ngân sách địa phương, Cơ quan tài chính và Cơ quan Kiểm tra và Kiểm toán quốc gia (BAI) thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên, liên tục. Với khẩu hiệu “Kiểm tra, kiểm toán công bằng, xã hội công bằng”, BAI có quyền lực rất lớn trong công tác kiểm tra, kiểm toán không chỉ đối với các khoản chi tiêu ngân sách mà cả đối với các hoạt động của đơn vị sử dụng NSNN. Các mô hình toán kinh tế, hệ thống phần mềm quản trị và rất nhiều các kênh thông tin khác nhau, cho phép cơ quan này hoạt động thực sự hiệu quả (riêng trong năm 2011 đã phát hiện và xử lý 1.710 vụ việc vi phạm liên quan đến sử dụng NSNN không hiệu quả, gây lãng phí) (Bộ Tài chính - Vụ Pháp chế, 2012).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Mặt khác, vai trò giám sát của người dân cũng được đề cao thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Để thực hiện được điều này, Hàn Quốc có cơ chế khen thưởng rõ ràng đối với những giải pháp được chấp thuận.
Hàn quốc thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.2.1.2 Cộng hòa Pháp
Ngân sách được phân chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trên cơ sở phân quyền giữa nhà nước và chính quyền địa phương. Có ba cấp chính quyền địa phương với quy chế riêng cho từng cấp.
Cấp chính quyền cơ sở (xã): có 35.500 xã.
Tỉnh là cấp chính quyền địa phương trung gian: hiện có 100 tỉnh với quy mô khác nhau.
Cấp vùng: Có 26 vùng, đây là cấp chính quyền địa phương ra đời muộn nhất (1982).
Điểm đặc biệt là ba cấp chính quyền địa phương kể trên được sáp xếp theo tầng bậc nhưng lại không có mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới nào cả. Chẳng hạn như Chủ tịch vùng không hề có quyền lực về mặt hành chính hay tài chính đối với cấp tỉnh, cũng như cấp tỉnh đối với cấp xã vậy.
Nguyên tắc áp dụng cho các cấp chính quyền địa phương là tự điều hành và tự ra quyết định trong khuôn khổ luật pháp, chính quyền địa phương được tự do phân chia ngân sách của mình cho việc triển khai các nhiệm vụ khác nhau của địa phương hoàn toàn theo.ý mình mà không hề có sự kiểm soát của Bộ Tài chính và cũng không được kiểm tra ngân sách của các xã nằm trong địa bàn của mình. Phân chia ngân sách giữa các cấp như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 * Ngân sách trung ương
- Đảm nhận vấn đề chung của quốc gia như bộ máy các Bộ Trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ nằm ở các địa phương.
- Chi cho an ninh, quốc phòng.
- Chi trợ cấp xã hội, lương hưu, nhà ở v.v...
- Chi trợ cấp ngân sách cấp dưới, trợ cấp chuyển gian, trợ cấp đầu tư qua các Bộ. - Chi phát triển kinh tế cấp quốc gia và liên vùng.
* Ngân sách tỉnh
- Chi cho lĩnh vực gian thông, trợ giúp y tế, trợ cấp cho trẻ em, người già, chi cho hoạt động các trường trung học cơ sở.
* Cấp vùng: đảm nhận chi cho các vãn đề về quy hoạch lãnh thổ và phát triển kinh tế, giáo dục trung học.
* Cấp xã: Đảng nhận chi cho hoạt động liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, quy hoạch cấp xã, chi cho hoạt động của giáo dục tiểu học.
Như vậy, mô hình phân cấp trên mặc dù tập trung một số nhiệm vụ quan trọng cấp quốc gia ở Chính phủ trung ương, song vẫn đảm bảo vai trò tự quyết định ngân sách trên cơ sở phân quyền quản lý hành chính nhà nước. Điều đó thể hiện tính độc lập mạnh mẽ trong việc quyết định các vấn đề ngân sách cấp mình. Đây là ưu việt trong quản lý ngân sách, tăng cường trách nhiệm tối đa cho từng cấp trên cơ sở quyền được giao, đồng thời khơi thông tính sáng tạo, chủ động trong hoạt động ngân sách (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2014).
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại một sốđịa phương trong nước
2.2.2.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương
Tại huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương, hàng năm trước khi Ủy ban nhân dân huyện giao dự toán, các cơ quan, đơn vị tham mưu xá định và quản lý nguồn thu NSX là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phương đảm bảo nguồn chi. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, Ban chống thất thu, xây dựng lực lượng ủy nhiệm thu thuế cho UBND các xã, thị trấn, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND xã, thị trấn thông tin trên đài truyền thanh về số hộ kinh doanh,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 mức thuế phải nộp để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hóa. Nhờ đó mà NSX xã nói chung và huyện nói riêng luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm.
Trong điều hành chi ngân sách, Đảng ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lộc đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các xã, thị trấn chi bám sát dự toán, đảm bảo cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảm đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở cấp huyện và cấp xã, đáp ứng chi đột suất phát sinh của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Kho bạc nhà nước huyện tích cực phối hợp với các ngành trong hệ thống thuộc ngành tài chính quản lý chặt chẽ NSX, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành NSX trên địa bàn huyện. Đưa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán trên các phần mềm quản lý NSX đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước (UBND huyện Gia Lộc, 2013).
2.2.2.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Ðể thu được thuế xây dựng cơ bản vãng lai trên địa bàn huyện và điều tiết theo đúng địa bàn phát sinh, liên ngành Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nước, Phòng Công Thương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuế ở lĩnh vực này thu về ngân sách nhà nước cũng đạt cao nhất từ trước tới nay.
Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh cũng mang lại con số cao nhất từ trước tới nay cho NSX. Các loại thu NSX từ trước bạ chuyển nhượng, phí lệ phí, tiền thuê đất, thu biện pháp tài chính, ngay từ đầu năm huyện đã tập trung chỉ đạo các xã nên số thu cao, tỷ lệ vượt dự toán. Góp phần vào tổng thu ngân sách nhà nước cấp huyện, 35 xã, thị trấn năm 2013 đạt hơn 291 tỷ đồng. Trừ nguồn thu lớn nhất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 là trợ cấp ngân sách từ trên đưa về, các xã đều cố gắng tạo nguồn, quản lý và khai thác triệt để nguồn thu, nên cũng đạt ở mức cao.
Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi ngân sách nhà nước ở cả 2 cấp huyện và xã) đều vượt kế hoạch. Tiền Hải tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhưng yêu cầu chuyển thanh toán sang liên độ tài chính năm 2014. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán.
Nguyên nhân thu, chi nhà nước năm 2013 có kết quả nêu trên được huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh giao, năm 2013 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu.
Phòng Tài chính - KH huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm quản lý NSX để cán bộ Tài chính kế toán xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu NSX. Kho bạc nhà nước huyện thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ Tài chính kế toán các xã.
Năm 2014, Tiền Hải xây dựng dự toán thu NSNN cả năm 517.080 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện 322.949 triệu đồng; ngân sách xã 194.131 triệu đồng). Tổng chi NSNN huyện 517.080 triệu đồng (trong đó chi ngân sách nhà nước huyện 322.949 triệu đồng, còn lại là ngân sách xã). Khó khăn cho công tác thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014 ở chỗ: ngành nông nghiệp đang chịu biến đổi khí hậu khó lường; ngành công nghiệp - dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng suy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 thoái kinh tế toàn cầu chưa thoát hẳn; kinh tế biển cũng lắm rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc dẫn tới nhiều chủ vây, chủ đầm lưỡng lự đầu tư… làm các phát sinh về thuế thấp; năm 2014 chưa có biểu hiện thị trường bất động sản ấm lại, sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước cấp huyện; năng lực quản lý cán bộ tài chính xã không đồng đều (UBND huyện Tiền Hải, 2014).
Ðể hoàn thành dự toán thu chi NSNN, đặc biệt là NSX năm 2014, Tiền Hải đã xây dựng nhiều giải pháp thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các nguồn thu.
Ðặc biệt chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vãng lai, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuế được áp dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh. Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính. Trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chương trình mục tiêu). UBND các xã tục rà soát, phân loại, sắp xếp phê các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên.
Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSX trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi hỗ trợ NSX như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu cho thấy một số bài học rút ra để vận dụng trong quản lý NSX tại huyện Mỹ Hào như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Thứ nhất, cơ sở pháp lý cho việc quản lý ngân sách của các quốc gia chủ
yếu bao gồm hiến pháp và hệ thống văn bản luật. Tuỳ theo tính chất, thể chế chính tả yêu cầu thực tiễn hoạt động ngân sách đòi hỏi và quan niệm của các nhà hoạch định chính sách, mỗi quốc gia có thể ban hành một số luật trong đó có thể có giá trị hiệu lực hàng năm hoặc ổn định trong một số năm.
Thứ hai, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý
mới được một số nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dồi dào và cả những nước đang phát triển. Điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia luôn cao hơn nguồn lực ngân sách ngày càng khan hiếm và có giới hạn. Chính vì vậy ngân sách cần được sử dụng hiệu quả và phải được minh bạch, công khai, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết nhu cầu đó, bằng cách lượng hoá được hiệu quả sử dụng ngân sách thông qua những kết quả đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá, giám sát được.
Thứ ba, cần hiện xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng