địa bàn huyện Mỹ Hào trong thời gian tới
4.3.2.1 Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản ngân sách, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã
* Căn cứ xây dựng giải pháp
Mục đích của việc quản lý ngân sách xã là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách xã, do đó việc thực hiện công tác quản lý ngân sách xã cần phải kết hợp đồng thời với các biện pháp nâng cao quản lý NSNN khác để đạt được hiệu quả lớn nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 Qua điều nghiên cứu thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã trên địa bàn huyện Mỹ Hào cho thấy khả năng đáp ứng cho con người và chi cho hoạt động thực tế của xã vẫn chưa được đảm bảo, do định mức được xây dựng khi mức lương cơ sở vẫn còn là 730.000đ trong khi thực tế mức lương cơ sở đã tăng lên 1.150.000đ như hiện nay thì định mức chi theo ban đầu sẽ làm cho các xã khó khăn trong việc đảm bảo được các hoạt động của mình. Phân cấp nguồn thu NSX được hưởng theo phân cấp thấp, chủ yếu các xã, thị trấn thuộc huyện phải dựa vào thu bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên.
* Các nội dung cụ thể
Để hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã: HĐND tỉnh Hưng Yên cần có cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội hợp lý, rõ ràng phù hợp với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã, nên phân cấp nguồn thu nhiều hơn cho ngân sách cấp xã, nhất là nguồn thu tiền sử dụng đất, bảo đảm cho cấp xã có sự chủ động lớn hơn về nguồn thu và thẩm quyền quyết định chi ngân sách, trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước và công tác chuyên môn tại địa phương mình. Cần xem xét việc phân cấp cho chính quyền cấp xã có nguồn thu độc lập tương đối, như vậy sẽ tạo cho cấp xã tích cực và chủ động hơn trong việc nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu. Khoản thu độc lập, có tính ổn định cao sẽ giúp chính quyền cấp xã chủ động bố trí các khoản chi tiêu cố định của mình, không bị lệ thuộc quá nhiều vào cấp trên.
Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cho phù hợp: Cùng với đà phát triển và hội nhập của đất nước, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cũng cần phải được thay đổi để đáp ứng yêu cầu hội nhập và tốc độ tăng giá. Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính toán chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp. Cho đến nay hệ thống các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu vẫn còn sử dụng nhiều định mức cũ mang tính lạc hậu, cần tiếp tục hoàn thiện các định mức chi tiêu cụ thể - đặc biệt trong lĩnh vực hành chính, trên cơ sở khách quan và sát hợp hơn với thực tế, theo hướng tạo ra sự chủ động cho cơ quan, đơn vị và khuyến khích tiết kiệm. Để xây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách phù hợp cần thực hiện tốt các khâu sau:
- Trước hết, phải khẩn trương rà soát các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu; xóa bỏ các định mức, tiêu chuẩn lạc hậu; ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý tài chính, ngân sách.
- Chi hoạt động của xã, phường, thị trấn được phân bổ theo biên chế được giao theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP và dân số; định mức 15.000.000 đồng/biên chế và 15.000 đồng/người dân. Trên thực tế việc áp dụng định mức chi hoạt động theo định mức trên đã không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Trong những năm qua, định mức chi cho con người đã liên tục tăng do mức lương cơ sở tăng. Thêm vào đó là sự biến động và lạm phát của nền kinh tế dẫn tới định mức chi cứng như trên là quá thấp so với yêu cầu công việc hiện nay đối với cán bộ công chức xã. Trong thời gian tới cần nâng định mức chi cho hoạt động nên tối thiểu là 20.000.000đ/biên chế và 20.000đ/người dân hoặc áp dụng định mức động theo tỷ lệ mức lương cơ sở.
- Trung ương chỉ ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chủ yếu, quan trọng nhất trong phạm vi toàn quốc. Còn ở địa phương quyết định mức phân bổ chi tiêu cho các mục tiêu trên cơ sở tiêu chuẩn định mức của trung ương. Các định mức xây dựng phải được đo lường trên cơ sở các đối tượng cụ thể, đảm bảo tính thống nhất trên toàn ngành và toàn quốc.
- Để đảm bảo thực hiện thống nhất, cấp chính quyền địa phương chỉ được phép ban hành các tiêu chuẩn định mức căn cứ trên cơ sở định mức của trung ương và trong phạm vi thẩm quyền được giao.
- Định mức, tiêu chuẩn do địa phương ban hành phải đảm bảo bám sát với thực tế của địa phương, có tính khả thi cao không những phù hợp với điều kiện đặc thù chi của từng ngành, từng lĩnh vực mà còn với điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng vùng.
4.3.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý * Căn cứ xây dựng giải pháp
Theo quy định hiện hành tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát NSX trên địa bàn huyện Mỹ Hào mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ. Công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý ngân sách xã tại các xã, thị trấn trên huyện Mỹ Hào luôn được tiến hành lồng ghép với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách của toàn huyện. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và khắc phục các lỗi trong quá trình quản lý NSX của các xã. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2014 chưa có chương trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán độc lập đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra NSX trên địa bàn đa phần thực hiện theo kế hoạch, số cuộc thanh tra, kiểm tra tiến hành theo các yêu cầu thực tế phát sinh còn ít.
Công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng ở việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ thanh toán, chưa quan tâm đến việc kiểm soát theo dự toán do HĐND xã quyết định.
Theo đánh giá chung của người dân và cán bộ trên địa bàn được phỏng vấn thì trong thời gian tới việc tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả các cuộc cuộc thanh tra kiểm tra liên quan đến nội dung quả lý NSX trên địa bàn là rất quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý NSX trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
* Các nội dung cụ thể
Tăng cường hơn nữa sự lãnh, chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý NSX. Một số việc cụ thể sau:
- Quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, HĐND xã đưa ra chủ trương, nghị quyết thực hiện về dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm theo Luật NSNN đồng thời giám sát chặt chẽ việc chấp hành dự toán, quyết toán của UBND cấp xã.
- UBND cấp xã chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của HĐND cấp xã về dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm, các cấp, các ngành tham gia phối hợp với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 HĐND cấp xã thực hiện giám sát việc chấp hành, điều hành của UBND cấp xã về thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND cấp xã đã đề ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình thu và chi tiêu các khoản chi NSX nhằm khắc phục tình trạng là khi các xã thu, chi xong mới tiến hành kiểm tra, kiểm soát.
Đối với cơ quan quản lý các cấp ngoài việc tổ chức các hình thức cấp phát vốn một cách thích hợp, phân định các khoản thu thì phải tăng cường kiểm tra giám sát một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình quản lý ngân sách tại mỗi đơn vị, sao cho mỗi khoản thu và chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo đúng dự toán, đúng tiêu chuẩn của chế độ trong quản lý ngân sách xã, góp phần nâng cao nguồn thu, tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý ngân sách xã.
Xuất phát từ thực tế trong thời gian qua cơ quan tài chính mới chủ yếu thực hiện công tác kiểm tra khi quyết toán kinh phí hàng năm, vì vậy không có tác dụng ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính phát sinh nên thời gian tới phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí, đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định và xét duyệt các báo cáo tài chính hàng tháng, quý của các đơn vị sử dụng kinh phí.
Trong thời gian tiếp theo, UBND huyện cần chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện 1 đến 2 cuộc kiểm tra việc thực hiện quản lý NSX tại các xã mỗi năm, thực hiện ít nhất 01 cuộc thanh tra quản lý NSX trong thời gian 3 năm đối với xã, 04 cuộc thanh ta NSX/năm tại các xã theo kế hoạch hàng năm. Đối với các xã có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại có căn cứ rõ ràng thì cần thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất và thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong trường hợp cần thiết thì thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để tiến hành kiểm toán NSX.
Nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện như sau:
- Đối với Sở Tài chính: Là cơ quan cấp trên thống nhất quản lý toán bộ công tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 Hướng dẫn, triển khai thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước đối với hoạt động tài chính xã. Công tác hướng dẫn cần được quan tâm hơn trước, cần cụ thể hoá việc triển khai thực hiện áp dụng ở địa phương, hạn chế việc trích dẫn các quy định ở các văn bản khác, đặc biệt là văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.
Kiểm tra, rà soát lại hệ thống các quy phạm pháp luật của địa phương, đặc biệt là các quy định về huy động, quản lý, sử dụng các quỹ công chuyên dùng, nguồn huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân do cấp xã quản lý và thực hiện. Kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các chính sách, chế độ, quy định đối với công tác quản lý hoạt động tài chính xã của các cơ quan cấp dưới như phòng Tài chính - KH, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Đối với ngành thuế
Cục thuế tỉnh và Chi cục thuế cấp huyện với chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường việc hướng dẫn, tuyên truyền, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Thuế, quy trình và nghiệp vụ quản lý thuế cho đối tượng nộp thuế, các cơ quan và chính quyền cấp dưới. Tập trung thu đúng, thu đủ nguồn thu vào NSNN, đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của các cấp chính quyền địa phương và đầu tư phát triển kinh tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật thuế, nghĩa vụ thuế tại các Chi cục thuế, đội thuế, chính quyền các cấp, đối tượng nộp thuế.
Đối với Chi cục thuế huyện, cần phối hợp với UBND các xã để làm tốt công tác lập dự toán thu ngân sách, tránh để bỏ sót nguồn thu và tận thu, thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước.
- Phòng Tài chính - KH huyện
Ban hành văn bản hướng dẫn về điều hành ngân sách huyện, tạo sự thống nhất trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cấp xã thực hiện tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên, chế độ hạch toán kế toán theo chế độ kế toán nhà nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 Đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính những giải pháp cần thiết để tăng cường quản lý hoạt động tài chính xã trên địa bàn.
- Đối với Kho bạc nhà nước cấp huyện
Với chức năng quản lý Ngân quỹ nhà nước và là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN. KBNN thực hiện kiểm soát chi khi thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN đã chuẩn chi, chính vì vậy để tránh sự chồng chéo về nội dung kiểm soát giữa cơ quan tài chính và KBNN cần xác định rõ nội dung kiểm soát của cơ quan kho bạc, có như vậy mới phân định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong quá trình quản lý chi ngân sách xã.
Phạm vi kiểm soát chi của KBNN là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của hồ sơ, chứng từ mua bán; tính hợp pháp của các chữ ký của người chuẩn chi và kế toán trưởng đơn vị; số tiền chi trả có nằm trong dự toán được duyệt và có đúng mục lục ngân sách nhà nước hay không và cuối cùng là việc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách hiện hành. Cơ quan KBNN trực tiếp chi tiền ngân sách cho các đơn vị cần phải thực hiện kiểm tra các điều kiện và thực hiện cấp tiền theo lệnh của cơ quan tài chính. KBNN có thể đình chỉ việc chi tiêu trong trường hợp không đủ các điều kiện và sử dụng tiền được cấp không đúng quy định.
Ngoài việc kiểm tra, kiểm soát các nội dung nêu trên. Hiện nay, KBNN các cấp cần quan tâm đến việc kiểm soát một cách chặt chẽ tồn quỹ tiền mặt tại các đơn vị sử dụng ngân sách, hạn chế khối lượng tiền mặt tồn dư tại các đơn vị quá lớn.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động thanh toán và kiểm soát chi, kịp thời đảm bảo kinh phí hoạt động của cấp xã nhưng vẫn tuân thủ theo đúng chế độ quy định. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định đối với hoạt động NSX, đặc biệt là thu NSX, tạo điều kiện cho Ban tài chính xã hạch toán, theo dõi đầy đủ nội dung, thông tin liên quan đến thu, chi NSX.
Hướng dẫn, chấn chỉnh kỷ luật trong hoạt động thanh toán của Tài chính xã. Quy định định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã phù hợp với tình cụ thể tại địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 HĐND các cấp, đặc biệt là HĐND cấp xã cần tăng cường hoạt động giám sát