Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp,nông thôn sau DĐĐT

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 110 - 113)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp,nông thôn sau DĐĐT

3.4.2.1. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất

Huyện cần tăng cường công tác quản lý đất đai, nhất là việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cấp GCNQSDĐ:

tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt pháp luật trong lĩnh vực đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, khắc phục tình trạng sai sót với hiện trạng sử dụng đất, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, bố trí đủ nhân lực và các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để công tác triển khai được nhanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 101 và đồng bộ. Quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ đất, khuyến khích việc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.

3.4.2.2. Thay đổi cơ cấu cây trồng, mô hình sản xuất phù hợp

Thay đổi cơ cấu cây trồng và mô hình sản xuất phù hợp thu nhập người dân sẽđược nâng cao. Tập trung đầu tư phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trong xây dựng nông thôn mới thông qua các công việc như: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân, hỗ trợ vốn phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất. Tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn của huyện, phát triển các hình thức sẵn có như hợp tác xã, tổ hợp tác để hướng dẫn nông dân tiếp cận, gia nhập thị trường trong và ngoài nước.

3.4.2.3. Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.

Để nâng cao được chất lượng xây dựng nông thôn mới thì trước khi bắt tay

vào công việc, mỗi người dân phải ý thức rõ mô hình nông thôn mới mà mình sẽ

chung tay, đồng sức, đồng lòng xây dựng. Và để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu. Nếu quy hoạch không đảm bảo có chất lượng và khả thi thì không thể không có nông thôn mới. Thực tế quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn hiện nay đang gặp những khó khăn vướng mắc, để việc quy hoạch và phát triển nông nghiệp và nông thôn có chất lượng, hiệu quả mang tính khả thi cao cần phải có những giải pháp khắc phục

như: nâng cao nhận thức người dân về nông thôn mới; công bố các quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất, bố trí cây trồng trên đồng ruộng, có biện pháp hỗ trợ nông dân phát triển có quy hoạch, theo đúng tiêu chuẩn, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng xã; khu chợ và dịch vụ tương mại, khu trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, khu cấp nước sạch, khu xử lý rác thải và vệ sinh môi trường.

3.4.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư

Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để đảm bảo phát triển mạnh và bền vững nông nghiệp nông thôn. Có vốn đầu tư thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 102 dụng đất được nhanh hơn, nông dân dễ ràng tiếp cận với cơ giới hóa hơn, đầu tư vào sản xuất yên tâm hơn, ... Vì vậy phải huy động tổng lực toàn bộ khả năng nguồn vốn bên trong, bên ngoài, tư nhân, địa phương, trung ương và các nguồn vốn khác.

Khai thác nguồn quỹ tạo nguồn vốn xây dựng hạ tầng nông thôn theo quy hoạch đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Vay vốn từ các ngân hàng tín dụng.

3.4.2.5. Giải pháp về thị trường

Cần thiết lập các thị trường về vốn, tín dụng ở các xã, thôn nhằm huy động tốt nguồn vốn từ nông dân, đảm bảo nhiều về số lượng, gọn nhẹ về thủ tục, ưu đãi về lãi xuất để hộ nông dân có thể đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Huyện cần quan tâm phát triển mở rộng thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp, cung cấp đủ cho quá trình sản xuất, tránh tình trạng nông hộ phải chịu nhiều mức chi phí trung gian trong quá trình mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)