Cơ sở thực tiễn về công tác dồn điền đổi thửa ở Việt Nam nói chung

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.4.1. Cơ sở thực tiễn về công tác dồn điền đổi thửa ở Việt Nam nói chung

Việt Nam từ một nước nghèo đói đã trở thành cường quốc đứng thứ hai trên

thế giới về xuất khẩu gạo.Thành tựu về nông nghiệp trong đó có thóc gạo lại chính là phép cộng số lượng lương thực của hàng triệu hộ nông dân riêng lẻ. Vai trò của các trang trại mờ nhạt, còn các đơn vị sản xuất Nhà nước lại đìu hiu hơn nữa.

Có ý kiến cho rằng nên duy trì tình trạng kinh tế hộ, chỉ cần tăng cường bồi dưỡng, chuyển giao cho nông dân công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến, phương tiện sản xuất hiện đại. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng, cần phải tích tụ ruộng đất

để làm ăn lớn, để nhanh chóng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp.

Câu hỏi đặt ra là, tích tụ ruộng đất như thế nào, quy mô nào, tích tụởđâu, vào lúc nào, … thì hầu như vẫn còn dừng ở mức khái niệm, lý thuyết. Song, muốn tích tụ ruộng đất theo phương thức nào đi nữa, thì cũng phải đặt lợi ích của người nông dân - chủ thể của nông nghiệp và nông thôn lên trên hết.

Ruộng đất là tư liệu sản xuất vô cùng quý giá đối với người nông dân. Tuy nhiên, ruộng đất sẽ không còn là quan trọng với người nông dân, nếu như họ bán tức chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất của mình cho người khác và đương nhiên, theo quy luật của kinh tế thị trường thì người mua tức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất phải thu được lợi nhuận trên mảnh đất này; nếu không, họ lại tiếp tục phải bán. Người có ruộng đất được bán bao nhiêu, người mua ruộng đất được mua bao nhiêu hay nói cách khác là tích tụ ruộng đất như thế

nào là tùy thuộc vào chính sách pháp luật của mỗi thời kỳ. Song, cơ chế chính sách pháp luật như thế nào để đi vào cuộc sống, đáp ứng sự mong mỏi của quần chúng nhân dân, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội thì đó là một việc làm hệ trọng của Nhà nước.

Thực hiện Nghị định 64 của Chính Phủ, Khoán 10 với cách làm cơ bản là “có ruộng tốt, ruộng xấu, có gần, có xa, có cao, có thấp” phần nào đã tạo sự công bằng trong việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nhưng chính tư tưởng “hoa thơm mỗi người hưởng tý” là thủ phạm khiến ruộng đất Việt Nam bị chia ra thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 nhiều thửa ruộng. Cả nước có 70 triệu thửa ruộng, bình quân mỗi thửa có diện tích từ 300 – 400 m2, bình quân mỗi hộ có 7 - 10 thửa ruộng (Nguyễn Trung Kiên, khuyết năm).

Đồng thời, Việt Namđang có khoảng 100.000 trang trại, với tổng diện tích

đất khoảng 500.000 ha; như vậy, diện tích bình quân mỗi trang trại là 5 ha. Muốn hình thành 1 trang trại thì trung bình phải gom đất ruộng của ít nhất 7 hộ gia đình

(Báo kinh tế nông nghiệp).

Như vậy, sản xuất nông nghiệp cần được phát triển theo hướng hàng hóa như một nhu cầu của chính người dân. Nhu cầu ấy chỉ có thể xuất hiện khi nông dân tập trung ruộng đất.

Việc giao đất đến hộ gia đình, cá nhân từ năm 1993 đến nay trong lĩnh vực nông nghiệp về cơ bản vẫn ổn định không có gì thay đổi lớn. Nhưng hiện nay với

điều kiện KHKT, công nghệ phát triển, cùng với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

đã giành được những thành tựu rất quan trọng, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã có nhiều tiến bộ, Việt nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến thời điểm này sản xuất nông nghiệp của nước ta đang đứng trước những thời cơ hết sức thuận lợi nhưng chúng ta

đang phải đối mặt với rất nhiều những thách thức, khó khăn, bất cập khó giải quyết sau đây:

+ Ruộng đất manh mún, diện tích ô, thửa nhỏ, phân tán mỗi hộ có tới hàng chục thửa ở nhiều xứ đồng khác nhau, các chi phí như làm đất, chăm sóc, vận chuyển cao và mất nhiều thời gian. Sản xuất bị phân tán, mỗi thửa, mỗi xứđồng canh tác các loại cây trồng khác nhau, không tạo ra hàng hoá, thiếu sự gắn kết chặt chẽ với thị trường, hiệu quả không cao.

+ Các công trình như hệ thống mương tưới, tiêu, đường giao thông nội

đồng không được đầu tưđồng bộ;

+ Do ruộng đất manh mún, người dân tự do canh tác các loại cây trồng khác nhau, xen kẽ lẫn nhau nên khó phục vụ tưới tiêu, bảo vệ thực vật…làm cho sản xuất nông nghiệp phân tán, chưa khai thác và phát huy phát huy hết tiềm năng lợi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

thế của từng vùng, số lượng sản phẩm không đủ lớn, chất lượng không đủ sức cạnh tranh với thị trường.

+ Do ruộng đất manh mún nên việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất rất khó khăn, bởi một cánh đồng có hàng trăm hộ nông dân có đất canh tác. Các hộ lại khác nhau về trình độ nhận thức, khả năng tiềm lực đầu tư và họ

lại tự do canh tác các cây trồng khác nhau nên rất khó thuyết phục nhằm tạo sự

thống nhất để áp dụng các tiến bộ khoa học. Vì vậy, tiến bộ khoa học đưa vào sản xuất còn chậm và lúng túng, không đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá.

+ Phương thức canh tác mang nặng thủ công, tỷ lệ cơ giới hoá thấp; Năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp; công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch không đáp ứng được sựđòi hỏi của quá trình sản xuất.

+ Cơ cấu sản xuất và lao động trong nội ngành nông nghiệp còn nhiều bất cập, phát triển không ổn định bền vững.

+ Việc chuyển nhượng đất đai giữa các nông hộ thiếu linh hoạt dẫn đến tập

tụ ruộng đất bị kìm hãm.

+ Việc đầu tư ngân sách của các cấp cho sự phát triển nông nghiệp còn quá ít, dàn trải, người nông dân thì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo thấp.

+ Khoa học thông tin dự báo nhu cầu nông sản phục vụ cho tiêu dùng xã hội không được chú ý dẫn đến sản xuất nông nghiệp lúng túng làm cho đầu ra của sản phẩm không ổn định. Tình trạng mất mùa thì được giá, được mùa thì rớt giá làm cho sản xuất thiếu tính ổn định và bền vững.

Những khó khăn, bất cập nhưđã nêu có nguyên nhân bắt nguồn từ hệ quả

của việc giao ruộng đến hộ theo Nghị định 64/CP và việc thực hiện Luật Thuế

nông nghiệp theo biểu thuế gồm 6 hạng đất dẫn đến ruộng đất rất manh mún,

điều này đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp hiện nay. Từ những lí do trên đã dẫn đến các hộ nông dân tự phát nhu cầu DĐĐT. Trên thực tế một số hộ nông dân do nhận thức sớm hơn được điều này nên đã tìm cách tự thoả thuận dồn đổi ruộng canh tác cho nhau và sau khi tự dồn đổi ruộng cho nhau thì họ thấy rằng sản xuất có hiệu quả hơn. Về điều này cho thấy ởđịa phương nào cũng tự phát việc này, nhưng do không có sự chỉ đạo nên tự phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

DĐĐT thường phá vỡ quy hoạch chung và ảnh hưởng đến sản xuất của các hộ

xung quanh.

Ngày nay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 thì công tác đồn điền đổi thửa là một khâu đột phá.

Dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu chí cụ thể trong chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng lại là yếu tố tiên quyết thúc đẩy kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa bền vững và có tác động đến các tiêu chí như: nâng cao thu nhập, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, giao thông, thủy lợi, ... Bởi ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa không những giúp nông dân giảm chi phí sản xuất mà còn là điều kiện cần

để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức hàng hóa, là cơ sởđể phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp nông thôn.

Thực tế cho thấy dồn điền đổi thửa tác động đến quy hoạch sản xuất vì trong điều kiện ruộng đất manh mún thì không thể thực hiện được. Có quy hoạch sản xuất mới chuyển đổi được cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết được việc doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, hỗ trợ cho việc cơ giới hóa sau dồn điền đổi thửa.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)