Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp

* Hiệu quả kinh tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

+ Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ thu được trong 1 năm sản xuất.

+ Chi phí trung gian (IC: Intermediate Costs): là chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất và dịch vụ khác trong 1 năm sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (VA: Value Added): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá trình sản xuất của 1 năm, được tính theo công thức:

VA = GO - IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI: Mixed Income): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định (K), thuế (T) và lao động thuê ngoài

(nếu có). Như vậy, thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình. MI = VA - (K + T) - lao động thuê ngoài (nếu có).

- Năng suất lao động:

+ Giá trị sản xuất/ lao động (GO/LĐ) + Thu nhập hỗn hợp/ lao động (MI/LĐ) - Hiệu quả sử dụng đồng vốn:

+ Giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC)

+ Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC)

* Hiệu quả xã hội

Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất về mặt xã hội: - Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp

- Thu nhập bình quân/ 1 lao động nông nghiệp.

* Hiệu quả môi trường

Việc đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp về mặt môi trường đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu sau:

- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất, thâm canh cân đối về dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kháı quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)