Công tác dồn điền đổi thửa ở3 xã điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 79 - 83)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.2.3.Công tác dồn điền đổi thửa ở3 xã điều tra

3.2.3.1. Tình hình cơ bản ở 3 xã điều tra * Khái quát chung về 3 xã điều tra

Điều tra 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái của huyện: vùng đồi gò, vùng trũng và vùng đồng bằng với số phiếu là 130 tương ứng 130 hộ.

- Xã Minh Trí: là một xã có tổng diện tích đất tự nhiên 2.435,37 ha, trong

đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 405,99 ha, chiếm 16,7% diện tích đất tự

nhiên. Địa bàn xã là vùng đồi gò, ruộng bậc thang lồi lõm, đất bạc màu. Vùng cao thường gặp hạn về mùa khô, vùng úng thì bị ngập lụt về mùa mưa. Sáu thôn có diện tích đất nông nghiệp lớn là Thái Lai, Gò Gạo, Vụ Bản, Lập Trí, Thắng Trí, Thắng Hữu nhưng ruộng đất hết sức manh mún (từ 6 đến 12 thửa/hộ). Diện tích các thửa không đồng đều, bố trí phân tán, đan xen nên rất khó khăn cho việc quy hoạch, tưới tiêu cũng như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp.

- Xã Tân Hưng nằm ở phía đông bắc của huyện Sóc Sơn, dọc theo tuyến đê sông Cầu, địa hình trũng, có 900 ha diện tích tự nhiên, trong đó có 564,52 ha đất nông nghiệp. Toàn xã có gần 1.756 hộ gia đình với 8.420 nhân khẩu, đang quản lý và sử dụng gần 32.000 thửa ruộng, bình quân mỗi hộ có 18 thửa, thửa lớn nhất là 800m2, thửa nhỏ nhất là 26 m2. Hằng năm, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng giá trị thu nhập toàn xã, nhưng hầu hết diện tích chỉ cấy 2 vụ lúa và 1 vụ ngô/năm, có nhiều cánh đồng chỉ cấy được một vụ còn một vụ bỏ không do ruộng đồng úng trũng hoặc khô hạn. Giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉđạt 45-55 triệu đồng/ha/năm. Do ruộng đất manh mún, rất khó khăn cho sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên năm 2010 xã Tân Hưng được chọn làm

điểm trong công tác DĐĐT của huyện Sóc Sơn. Sau hơn hai năm tổ chức thực hiện,

đến 31/7/2012, xã đã hoàn thành công tác DĐĐT cho 5 thôn (Ngô Đạo, Cốc Lương, Cẩm Hà, Đạo Thượng và Hiệu Chân) trên địa bàn với tổng diện tích 629,9 ha. Thông qua công tác DĐĐT toàn xã đã quy hoạch bổ sung hệ thống giao thông thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

lợi nội đồng với 47,33 ha. Các quy hoạch bổ sung khác phục vụ cộng đồng 14,05 ha. Tổng diện tích đất dư ra sau DĐĐT là 65,38 ha.

- Xã Hiền Ninh: là một xã đồng bằng, có địa hình cao, tương đối bằng phẳng với tổng diện tích tự nhiên 1.079 ha, diện tích đất nông nghiệp 809,5 ha chiếm 75,02%, tổng diện tích đất tự nhiên,diện tích đất phi nông nghiệp là 269,5 ha chiếm 24,98% tổng diện tích đất tự nhiên. Dân số với 11.123 người với 2.715 hộ gia đình.

* Tình hình cơ bản 3 xãđiều tra

Xã Minh trí, xã Tân Hưng và xã Hiền Ninh là ba xã thuộc huyện Sóc Sơn

đại diện cho ba vùng sinh thái khác nhau. Xã Minh Trí đại diện cho vùng đồi gò, xã Tân Hưng đại diện cho vùng có địa hình trũng, xã Hiền Ninh đại diện cho vùng đồng bằng. Bảng 3.6 Tình hình cơ bản của các hộđiều tra năm 2013 Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số Xã điều tra Minh Trí Tân Hưng Hiền Ninh 1 Số hộđiều tra Hộ 130 44 41 45 2 Nhân khẩu Khẩu 688 245 203 240 2.1 Khẩu NN Khẩu 628 225 185 218 2.2 Khẩu PNN Khẩu 60 20 18 22 3 Lao động (LĐ) Người 448 154 123 171 3.1 LĐ nông nghiệp Người 191 32 83 76 3.2 LĐ bán nông nghiệp Người 99 65 14 20 3.3 LĐ ngoài NN Người 158 57 26 75 4 Tổng DT đất NN Ha 25,018 9,108 7,25 8,66 4.1 Được giao Ha 21,568 7,848 6,21 7,51 4.2 Cho thuê Ha 3,45 1,26 1,04 1,15 5.1 BQ số thửa/hộ Thửa/hộ 2,3 2,8 2,1 2,2 5.2 BQ khẩu NN/hộ Khẩu/hộ 4,82 5,1 4,51 4,84 5.3 BQ DT đất NN/hộ M2//hộ 1.921 2.070 1.768 1.924 5.4 BQ DT đất NN/khẩu M2//khẩu 397,9 404,8 391,9 397,2 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng 3.6 cho thấy trong 130 hộ điều tra ở 3 xã Minh Trí 44 hộ, Tân Hưng 41 hộ và Hiền Ninh 45 hộ, có tổng số nhân khẩu là 688 khẩu trong đó khẩu nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

nghiệp là 628 khẩu chiếm 91,28%, khẩu phi nông nghiệp 60 khẩu chiếm 8,72% tổng số khẩu. Số khẩu nông nghiệp ở 3 xã điều tra tương đối đồng đều nhưng do các loại đất phân bố giữa các xã khác nhau nên diện tích đất nông nghiệp giữa các xã không giống nhau. Bình quân khẩu nông nghiệp/hộ của 3 xã điều tra là 4,82 khẩu/hộ. Số khẩu nông nghiệp giữa các xã không có chênh lệch nhiều nên bình quân diện tích đất nông nghiệp/ khẩu của các xã khác nhau phụ thuộc vào quỹđất nông nghiệp của mỗi xã, tuy vậy mức chênh lệch bình quân diện tích đất nông nghiệp giữa các xã không quá lớn. Bình quân chung của 3 xã là 397,9 m2/khẩu. 3.2.3.2. Kết quả công tác DĐĐT ở 3 xã điều tra Bảng 3.7 Kết quả dồn điền đổi thửa ở 3 xã diều tra Stt Chỉ tiêu ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tăng (+) Giảm (-) 1 Tổng DT đất NN Ha 24,001 25,018 + 1,017 2 DT đất giao Ha 21,75 21,568 - 0,092 3 Số hộđược giao Hộ 130 130 0 4 Tổng số thửa Thửa 2.470 286 -2184 5 BQ số thửa/hộ Thửa/hộ 19 2,2 -16,8 6 BQ diện tích/thửa M2/thửa 97,17 874,76 + 777,59 (Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Điều tra 130 hộ thì số hộ nhận được ruộng sau DĐĐT là 100%, điều này chứng tỏ phương án DĐĐT đã đảm bảo quyền lợi của nông hộ. Kết quả DĐĐT ở

3 xã điều tra (Bảng 3.7) cho thấy tổng số thửa của 130 hộ đã giảm xuống đáng kể, từ 2.470 thửa giảm 2.184 thửa còn 286 thửa/hộ, bình quân số thửa sau DĐĐT là 2,2 thửa/hộ, bình quân diện tích là 874,76 m2//thửa. Các thửa ruộng đều tiếp giáp đường giao thông và thủy lợi, khiến nhân dân phấn khởi, yên tâm đầu tư cho sản xuất,áp dụng tiến bộ khoa học, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm công lao động.

Diện tích đất đã chia ngoài thực địa và giao cho nông hộ sau DĐĐT đã giảm 0,092 ha tương đương 920 m2 do trong quá trình DĐĐT có xác định hệ số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72

quy đổi “K” nhằm điều chỉnh diện tích giao đảm bảo công bằng trong sử dụng

đất giữa các hộ gia đình, cá nhân, người nhận ruộng xa hoặc ruộng xấu thì được nhiều diện tích hơn, người nhận ruộng gần, đất tốt hơn thì diện tích phải ít hơn. Thông qua hệ số quy đổi “K” sẽ khắc phục được tâm lý trước đây muốn có ruộng cao, thấp, xa, gần, tốt, xấu.

3.2.3.3. Nhận xét chung về công tác DĐĐT ở 3 xã điều tra

Công tác DĐĐT đất nông nghiệp ở các xã nhìn chung diễn ra đúng quy trình hướng dẫn, theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo tính công bằng, hợp lý phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. Mặt khác, phương pháp

chia ruộng và chính sách giao đất ổn định, lâu dài cho hộ gia đình cá nhân sử

dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp đã có tác dụng tích cực đến tư tưởng và thái độ của người dân, từđó họđã hăng hái nhận đất để sản xuất nên đất sản xuất nông nghiệp ngày một được sử dụng có hiệu quả hơn.

Sau DĐĐT ruộng đất ở 3 xã Minh Trí, Tân Hưng và Hiền Ninh từ chỗ nhỏ lẻ, phân tán đã được tập trung lại và hoàn thành giao ruộng đến từng hộ gia đình, bình quân mỗi hộ chỉ còn 1 đến 3 thửa ruộng. Tất cả các thửa ruộng đều tiếp giáp với đường giao thông nội đồng với mặt cắt nhỏ nhất là 4m, rộng nhất là 8m và có hệ thống kênh mương dẫn đến từng thửa ruộng. Điều này không những giúp nông hộ giảm chi phí, thời gian sản xuất, công sức lao động mà còn tăng năng xuất cây trồng, tăng giá trị thu nhập/ ha và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong quá trình triển khai Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các xã đã tiến hành song song với việc quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi, mương máng nội đồng nhằm đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa, hình thành các vùng sản xuất quy

mô, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa. Đây là bước tạo đà tiến tới hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM ở các xã nói riêng và huyện Sóc Sơn nói

chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả DĐĐT đã phản ánh tốt nhiệm vụ chức năng của cơ quan quản lý

đất đai tại địa phương. Thực hiện tốt vai trò trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất, bảo vệ sinh thái môi trường, tăng lòng tin cho người sử dụng đất, để người dân an

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73

tâm đầu tư sản xuất.

Quá trình thực hiện DĐĐT đã rà soát và đo đạc lại quỹ đất, đảm bảo độ

chính xác để nắm chắc, quản lý chặt nguồn tài nguyên đất theo ranh giới hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình DĐĐT trên địa bàn các xã còn có một số hạn chế như: khi cân đối quỹ đất đã giao cho các địa phương ban đầu còn lúng túng chưa xác định rõ ràng được đối tượng và phương pháp làm cho phù hợp do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân sau khi nhận ruộng đất, thửa đất. Bên cạnh đó, trước khi DĐĐT, việc giao đất, cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo bản đồ 299/TTg đã cũ, việc chỉnh lý bổ sung chưa kịp thời dẫn đến số liệu thực tế có sự chênh lệch và sau khi thực hiện DĐĐT các ô thửa nhỏ dồn thành ô thửa lớn, diện tích đất nông nghiệp của nông hộđã rà soát, đo đạc lại quỹđất nên sự chênh lệch đã khắc phục được.

3.2.4. Đánh giá thực trạng công tác DĐĐT trong nông nghiệp huyn Sóc Sơn, thành ph Hà Ni giai đoạn 2010 - 2013

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 79 - 83)