2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.4. xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp,nông
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn điểm, hộ nghiên cứu
2.4.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu phải thoả mãn các đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng khác nhau của huyện Sóc Sơn; tiến hành nghiên cứu sâu tại các điểm này nhằm đánh giá tác động của dồn đổi ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện nguồn lực, thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc nghiên cứu điểm tập trung ở 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái và đã đạt được thành công đáng kể trong công tác dồn điền đổi thửa của huyện Sóc Sơn:
- Xã Minh Trí đại diện cho vùng cao, vùng đồi gò, ruộng bậc thang lồi lõm, đất bạc màu thường gặp hạn về mùa khô, chuyên trồng lúa và cây lương thực ngắn ngày.
- Xã Tân Hưng đại diện cho vùng có địa hình trũng, chuyên trồng lúa nước, lúa 2 vụ lúa.
- Xã Hiền Ninh đại diện cho vùng đồng bằng, có địa hình cao tương đối bằng phẳng, chuyên trồng lúa và hoa màu xen canh.
2.4.1.2. Phương pháp chọn hộ nghiên cứu
Việc chọn các hộ điều tra dựa vàođiều kiện kinh tế, xã hội, môi trường và các nông hộ chịu ảnh hưởng của công tác DĐĐT nhiều nhất ở thôn của xã Minh Trí 44 hộ tương ứng 44 phiếu điều tra, Tân Hưng 41 phiếu tương ứng 41 phiếu, xã Hiền Ninh 45 hộ tương ứng 45 phiếu. Tổng cộng số hộ được chọn là 130 hộ tương ứng 130 phiếu điều tra.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu từ năm 2010 đến năm 2013 tại các cơ quan nhà nước và chuyên môn liên quan tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
2.42.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Tiến hành phỏng vấn 130 nông hộ chịu ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa nhiều nhất ở 3 xã Minh Trí, Tân Hưng và Hiền Ninh. Đối tượng phỏng vấn là các hộ nông dân ở 3 xã trên địa bàn huyện. Đồng thời tham khảo và xin ý kiến những người có kinh nghiệm và hiểu biết vềcông tác dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới và các vấn đề liên quan tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
2.4.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát thực trạng kết quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Sóc Sơn và chụp ảnh lưu lại để thuận tiện cho nghiên cứu.
2.4.2.4. Phương pháp điều tra thông tin số liệu 2010
Phỏng vấn các hộ nông dân kết hợp với nguồn số liệu thứ cấp đã thu thập được từ cơ quan chuyên môn để gợi nhớ các thông tin cần điều tra từ nông hộ.
2.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và kết quảđiều tra từđó tiến hành lựa chọn, phân tích tổng hợp những thông tin liên quan, thống kê và xử lý số liệu theo mục đích, nội dung nghiên cứu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
2.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá.
Trên cơ sở những số liệu thu được cũng như số liệu điều tra, tiến hành phân tích, so sánh và dựa vào các công thức để tính toán hiệu quả và đánh giá thực trạng dồn điền đổi thửa.
Các tiêu chí đánh giá sự tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm:
- Công tác quản lývà sử dụng đất nông nghiệp; - Hiệu quả sản xuất nông nghiệp;
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn.
2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp
* Hiệu quả kinh tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
+ Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ thu được trong 1 năm sản xuất.
+ Chi phí trung gian (IC: Intermediate Costs): là chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất và dịch vụ khác trong 1 năm sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA: Value Added): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá trình sản xuất của 1 năm, được tính theo công thức:
VA = GO - IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI: Mixed Income): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định (K), thuế (T) và lao động thuê ngoài
(nếu có). Như vậy, thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình. MI = VA - (K + T) - lao động thuê ngoài (nếu có).
- Năng suất lao động:
+ Giá trị sản xuất/ lao động (GO/LĐ) + Thu nhập hỗn hợp/ lao động (MI/LĐ) - Hiệu quả sử dụng đồng vốn:
+ Giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC)
+ Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC)
* Hiệu quả xã hội
Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất về mặt xã hội: - Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp
- Thu nhập bình quân/ 1 lao động nông nghiệp.
* Hiệu quả môi trường
Việc đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp về mặt môi trường đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu sau:
- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất, thâm canh cân đối về dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kháı quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,30 ha, bao gồm 26
đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn. Có vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội; - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh; - Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
Huyện có vị trí cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội: cửa ngõ phía Bắc theo Quốc lộ 3, cửa ngõ phía Tây theo Quốc lộ 2, cửa ngõ phía Đông theo Quốc lộ 18. Đây là địa bàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại khá phát triển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội - Thái Nguyên, Bắc Ninh - Hà Nội - Việt Trì, vì vậy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Địa hình
Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng đồi gò thấp, vùng núi cao và vùng đồng bằng ven sông.
a/ Vùng đồi gò thấp là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về
phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300 m so với mặt nước biển. Đỉnh núi cao nhất là núi Hàm Lợn cao 485 m, Cánh Tay với đỉnh 332 m, núi
Đền Sóc với đỉnh 308 m, điểm thấp nhất của vùng này là 20 m.
Địa hình của vùng đồi gò thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, địa hình ởđây chia cắt tương đối mạnh, sườn dốc lưu vực ngắn. Độ dốc trung bình từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
Theo kết quảđiều tra phục vụđiều chỉnh quy hoạch rừng Sóc Sơn đối với khoảng 5.830 ha đất đồi gò cho thấy:
Nếu phân theo độ cao: ở độ cao từ 100 - 200 m có khoảng 1.100 ha, độ
cao từ 200-300 m có khoảng 670 ha, độ cao trên 300 m có khoảng 500 ha, còn lại
ở độ cao dưới 100 m (khoảng 3.560 ha). Có thể nhận thấy là đất đồi gò ở Sóc Sơn tập trung chủ yếu ởđộ cao dưới 200 m.
Phân theo cấp độ dốc: ởđộ dốc dưới 70 có diện tích 2.030 ha, từ 8-150 có diện tích 1.310 ha, từ 16-250 có diện tích 1.360 ha, từ 26-350 có diện tích 770 ha,
độ dốc trên 350 có diện tích 360 ha.
b/ Vùng núi cao nằm trải dài từ phía Bắc đến vùng giữa huyện Sóc Sơn với diện tích khoảng 9.300 ha nằm trên địa bàn 9 xã, địa hình của vùng chủ yếu là ruộng bậc thang, độ cao trung bình từ 20 - 40 m.
c/ Vùng đồng bằng ven sông nằm trải dài bao quanh huyện từ phía Đông Bắc, phía Đông đến Đông Nam qua địa bàn 12 xã với diện tích khoảng 88.510 ha. Địa hình của vùng khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 - 20 m, trong đó có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng.
3.1.1.3. Khí hậu
Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm (1.670 mm), lượng mưa năm ít nhất là 1.000 mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630mm. Song lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm 80 - 85% lượng mưa của cả năm, mùa này thường có những trận mưa kéo dài, kèm theo gió xoáy và bão. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650 mm. Độẩm không khí trung bình 84%.
Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông bắc thổi vào mùa Đông. Hàng năm huyện Sóc Sơn nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 - 7 cơn bão.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, bão thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao, đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cảđời sống nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hạn chế của khí hậu là lượng mưa lớn tập trung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị
nghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất không có thảm thực vật che phủ,
độ dốc lớn.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Sóc Sơn có hệ thống sông, suối dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô.
Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũđến.
Đối với vùng đồi gò Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2 - 1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài, chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: sông Công (phía Bắc), sông Cầu (phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Nam).
a/ Sông Cầu: là con sông lớn của miền Bắc nước ta, có diện tích lưu vực 6.030 km2, bắt nguồn từđộ cao 1.175 m của núi Van On tỉnh Bắc Kạn, có tổng chiều dài 288,5 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài khoảng 15 km, với mật độ
lưới sông 0,95km/km2. Sông Cầu có rất nhiều sông nhánh và suối nhỏ chảy vào tạo nên mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có sông Công, sông Cà Lồ và suối Lương Phúc.
b/ Sông Công: là một chi lưu của sông Cầu bắt nguồn ởđộ cao 275 m thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đô ra sông Cầu tại thôn An Lạc, xã Trung Giã. Sông Công có chiều 96 km, đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn có chiều dài 9 km.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
c/ Sông Cà Lồ: là một chi lưu của sông Cầu được chiâ làm hai đoạn bắt nguồn từ độ cao 1.000m trên dãy núi Tam Đảo, nhưng có dòng chính từ Đầm Vạc thuộc thị xã Vĩnh Yên đổ ra sông Cầu. Đoạn chảy qua huyện có chiều dài 7,5 km, đây là đoạn chảy từ Hương Canh đến nga ba sông Cầu (Phúc Lộc Phương).
d/ Suối Lương Phúc: bắt nguồn từđầm Cầu Cốn chảy giữa lưu vực qua các khu đất bậc thang đổ ra sông Cầu qua cống Lương Phúc, đây là trục tiêu tự
chảy quan trọng khu vực Đông Bắc của huyện.
đ/ Suối Đồng Đò: bắt nguồn từ núi Cánh Tay cao 332 m chạy dọc theo biên giới phía Tây huyện, dài 10,5 km đổ ra sông Cà Lồ tại cầu Khả Do. Đây là trục tiêu tự chảy cho khu Tây Nam của huyện.
e/ Suối Ngòi Soi: bắt nguồn từ núi Hàm Lợn, núi Chân Chim cao 469 m chảy qua sông Cầu Ngăm, hồ Cầu Dọc, kênh Anh Hùng, chảy theo hướng Tây Nam, dài 12,8 km và đổ ra sông Cà Lồ tại đập Cầu Soi.
Ngoài ra còn có các ngòi, suối như: suối Cầu Trắng, suối Bến Tre, suối Cống Cái, suối Cầu Nai, suối Đa Hội, ngòi tiêu Cầu Đen, ngòi tiêu Xuân Kỳ, …
Chế độ thuỷ văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ
mưa hàng năm. Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đê điều của huyện. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.5. Đặc điểm, tính chấtđất đai
Đất đai huyện Sóc Sơn gồm 3 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất bạc màu và nhóm đất feralitic.
a/ Nhóm đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha, bao gồm 8 loại sau đây:
- Đất phù sa được bồi hàng năm thường chua (Pb.c), với tổng diện tích 385 ha, phân bốở khu vực ngoài đê sông Cầu thuộc các xã phía Đông của huyện như: Tân Hưng, Việt Long, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu (Pb.j.k), với tổng diện tích 419 ha, phân bố rải rác khu vực cao ven đê và trong đê các xã phía Đông.
- Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu (Pb), có tổng diện tích 664 ha, phân bố hoàn toàn trong đê, thuộc khu vực các cánh đồng đã có hệ
thống tưới tiêu ổn định.
- Đất phù sa không được bồi có gley trung bình hoặc mạnh (Ps), với tổng diện tích 542 ha, chủ yếu ở các xã vùng trũng phía Đông Nam huyện.
- Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu thường chua (Pc), với tổng diện tích 680 ha.
- Đất phù sa không được bồi gley mạnh úng nước mưa mùa hè (Pj), phân bố ở các xã nhưĐông Xuân, Kim Lũ, Bắc Phú,… với tổng diện tích 990 ha.
- Đất phù sa ngòi suối (Py), đây là loại đất chỉ có ở ven các suối đầu nguồn của Sóc Sơn, với tổng diện tích 172 ha.
- Đất phù sa không được bồi dưới có sản phẩm feralitic (Pf), với tổng diện tích 1.209 ha, đây cũng là sản phẩm đặc trưng của các khu vực tiếp giáp giữa