Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị Thánh Nương ở Đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè Dương Thái Hậu ở Điện Mẫu ( Tân Hội, Trung Quốc (Trang 69 - 71)

ở đền Lộ (Hà Nội)

Truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) cùng phản ánh sự linh thiêng của vị thần nước là Tứ Vị Thánh Nương bảo trợ cho sự phát triển của nông nghiệp, cùng thể hiện niềm tin, nhu cầu đối với sông nước của những người sống ở vùng châu thổ sông Hồng.

Chúng tôi đã gặp gỡ những người già và những người trẻ ở làng Đại Lộ, hầu hết mọi người đều thuộc lòng sự tích của Tứ Vị Thánh Nương. Sự tích gốc là sự tích của đền Cờn, thêm vào đó sự tích thứ hai là sự tích phù hộ người dân vùng đền Lộ đắp đê trị thủy. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương với tình tiết hết sức đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam và tâm thức người dân Việt Nam. Điều này đã làm người dân vùng đền Lộ thực sự tin tưởng rằng thi thể Tứ Vị Thánh Nương quả thật đã từ Trung Quốc trôi dạt đến Việt Nam và trở thành thần biển của Việt Nam, họ không những âm phù Trần Anh Tông, Lê Thánh Tống đánh thắng quân Chiêm Thành, mà còn phù hộ người dân vùng đền Lộ đắp đê chống lũ lụt. Trong truyền thuyết, ngoài việc xuất hiện con rắn trắng, còn xuất hiện chiếc nón, niêu đất, bát, đũa là vật thờ của Tứ Vị Thánh Nương cứu trợ nhân dân khỏi mối họa sông nước, những chi tiết sinh động được tô vẽ thêm đó có tính

chất khả tin và tính nghệ thuật rất cao đã chứng tỏ Tứ Vị Thánh Nương không những là vị thần phù trợ cho những người đi biển, mà từ góc độ địa phương hóa, Tứ Vị Thánh Nương còn được người Đại Lộ coi là vị thần thiêng liêng phù trợ cho cư dân nông nghiệp. Vì vậy, truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương là xương sống của lễ hội ở đền Lộ. Lễ hội đền Lộ được thực hiện trên cơ sở những truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương được ghi lại trong Ngọc phả, kỷ niệm bi ký và được truyền tụng như một tấm “bia miệng” của người dân địa phương.

Sau khi khảo tả chi tiết lễ hội đền Lộ, chúng tôi khẳng định rằng lễ hội đền Lộ là một lễ hội nông nghiệp. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi được biết thôn Đại Lộ trước năm 1945 có 3 giáp, trong đó có 2 giáp chuyên làm ruộng và đan lát, còn một giáp sống vừa ngoài đê vừa trong đê, nghề chính của họ là nghề vạn chài, đánh bắt cá trên sông. Theo phỏng vấn của chúng tôi, được biết giáp vạn chài bị coi thường từ xa xưa, họ bị coi là những người đái ở đầu thuyền, uống nước ở cuối thuyền, là những người bẩn thỉu, vì vậy, họ không được phép tham dự lễ hội đền Lộ. Lễ hội đền Lộ tổ chức vào tháng 2 tại vùng châu thổ sông Hồng khởi nguyên ban đầu phù trợ cho hai giáp nông nghiệp. Trong lễ hội có việc đi ra sông Hồng để xin nước, rước nước, hành động rước nước không chỉ diễn ra ở đền Lộ mà còn diễn ra ở rất nhiều lễ hội khác liên quan đến tín ngưỡng cầu mưa, mong cho mưa thuận gió hòa để mùa màng tốt tươi, là lễ hội phù trợ cho nông nghiệp phát triển. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng hành động rước nước, một hành động trung tâm của lễ hội, là sản phẩm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.

Ngoài hành động rước nước, lễ hội đền Lộ còn có nghi thức rất phong phú như tế nhập tịch, rước sắc phong, đồng bóng… Chính nhờ những nghi thức tín ngưỡng tôn giáo nghi lễ phong phú này, lễ hội ở đền Lộ đã trở thành môi trường chuyển tải và nuôi sống truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương,

làm cho truyền thuyết được lan tỏa rộng rãi đến dân chúng trong vùng thông qua phương thức truyền miệng.

3.2. Giá trị của truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị Thánh Nương ở Đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè Dương Thái Hậu ở Điện Mẫu ( Tân Hội, Trung Quốc (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)