Một số khác biệt giữa truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) vớ

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị Thánh Nương ở Đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè Dương Thái Hậu ở Điện Mẫu ( Tân Hội, Trung Quốc (Trang 35 - 40)

đền Lộ (Hà Nội) với truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

1.4.2.1. Số lượng nhân vật và nhân thân của họ

Hiển nhiên, trong truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu, số lượng thần linh chỉ có duy nhất một vị chính là Dương Thái Hậu, còn truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ thì có bốn vị thần, là Thái Hậu họ Triệu tên là Đoan cùng ba vị công chúa. Như trên đã nhắc đến, truyền thuyết này ở bên Việt Nam cũng không phải ngay từ đầu đã có bốn vị thần, trong

Đại Việt sử ký toàn thư, số lượng nhân vật chỉ có một, sau đó dần dần diễn

1.4.2.2. Cốt truyện

Truyền thuyết Dương Thái Hậu chịu ảnh hưởng của thần tích, thần sắc kể về cuộc đời của Dương Thái Hậu trong thời kỳ từ Nam Tống chạy nạn sang Quảng Đông đến Nam Tống bị diệt vong tại Nhai Hải. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ cũng nhắc đến thời kỳ lịch sử này, nhưng chỉ là để chỉ rõ lai lịch của Tứ Vị Thánh Nương. Truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương chủ yếu kể về những việc sau sự kiện lịch sử này, tức kể về những chuyện sau khi Dương Thái Hậu chết, nói về sự hiển linh của các vị nữ thần đối với một số việc của vua chúa và người dân ở Việt Nam.

1.4.2.3. Kết cấu

Truyền thuyết về Dương Thái Hậu chủ yếu tái hiện lại lịch sử trận hải chiến Nhai Môn giữa quân Tống và quân Nguyên, cao trào của truyền thuyết là Dương Thái Hậu tự vẫn vì nước. Kết cấu truyền thuyết gần giống như chính sử, ít tính kỳ ảo. Trong truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương, trận hải chiến này chỉ là nền cho sự phát triển các tình tiết xảy ra ở Việt Nam. Các chi tiết được đắp bồi là: chi tiết “thi thể trôi dạt đến Việt Nam”, chi tiết “mặt mũi vẫn xinh tươi như khi còn sống, dân địa phương lập đền thờ”, chi tiết “ngôi sao lớn rơi xuống biển”, chi tiết “âm phù Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành”, chi tiết “phù hộ cho ngư dân và lữ khách”, chi tiết “phù hộ người dân vùng đền Lộ đắp đê trị thủy”.

Truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ đối sánh với truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu, tình tiết đa dạng, phong phú hơn, yếu tố thần kỳ, yếu tố tưởng tượng nhiều hơn, các chi tiết được lắp ghép, xâu chuỗi thành một câu chuyện có đầu, có đuôi mang đặc điểm văn hóa Việt.

1.4.2.4. Danh hiệu và chức năng của thần

Trong truyền thuyết về Dương Thái Hậu, Dương Thái Hậu sau khi hy sinh được người dân tôn sùng là “Quốc Mẫu”, là một vị thần đa chức năng, có thể cai quản tất cả mọi việc của cõi trần, âm phù Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt… dân muốn cầu khẩn gì đều có thể cầu khẩn bà. Với danh hiệu là “Tứ Vị Thánh Nương”, theo truyền thuyết ở đền Lộ, các vị thần này vốn là thần biển, sau đó đã mở rộng uy thế đến vùng sông Hồng Bắc Bộ, phát huy chức năng của thủy thần, âm phù người dân cứu đê trị thủy.

1.4.2.5. Chủ đề và tư tưởng

Chủ đề của truyền thuyết Dương Thái Hậu ở điện Mẫu là Dương Thái Hậu hy sinh vì nước, chủ đề của truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ thì đã thay đổi hẳn là: Thần biển hiển linh trị thủy.

Tư tưởng được phản ánh trong truyền thuyết về Dương Thái Hậu là hoài niệm đau xót về sự bại vong của vương triều, niềm nhớ tiếc quá khứ trong lòng của người dân đối với Dương Thái Hậu, đồng thời truyền thuyết về Dương Thái Hậu ca ngợi tinh thần trung quân báo quốc, thể hiện chủ nghĩa ái quốc và tinh thần dân tộc, phản ánh niềm tự hào của dân tộc, của địa phương. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ dù cũng có thể hiện đồng cảm dân tộc về tư tưởng trung quân báo quốc, nhưng truyền thuyết được hình thành ở một vùng đất xa nơi xảy ra sự kiện lịch sử, với một môi trường chính trị khác, đã dần dần trở thành công cụ cho giai cấp phong kiến thống trị Việt Nam. Như trên đã nói, giai cấp phong kiến Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động nam chinh đã có được sự phù trợ từ những vị thần linh Trung Quốc và đề cao uy quyền nhà vua ban phong xếp hạng các vị thần phù trợ cho nhà nước phong kiến. Vì vậy, truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ đã gửi gắm tư tưởng và mục đích của giai cấp thống trị

phong kiến. Còn với người dân, họ không quan tâm nhiều lắm, nếu có thì, họ cũng đã quên xuất thân, gốc gác của vị thần đó là Việt hay Hoa từ rất lâu rồi. Với họ, vị thần nào họ cho là liêng thiêng thì họ gửi gắm niềm tin vào sự âm phù đó và họ sẽ ngưỡng mộ, chiêm bái và thờ phụng. Vì vậy, truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ không những phản ánh tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị của Việt Nam, mà còn phản ánh quan niệm của người dân về thế giới tâm linh trong quan hệ với cuộc sống thực tiễn của người dân. Đồng thời cũng có thể nói, đối sánh với truyền thuyết về Dương Thái Hậu, truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương mang tính công lợi rõ rệt hơn.

1.4.3. Nhận xét

Mặc dù thời gian ra đời khái niệm truyền thuyết Việt Nam và Trung Quốc khác nhau, cách tiếp nhận về thể loại truyền thuyết của giới nghiên cứu hai nước Trung Quốc và Việt Nam cơ bản là tương đồng. Họ đều nhấn mạnh truyền thuyết bám sát với lịch sử, đồng thời mang yếu tố hư cấu, thần kì. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) và truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) đều thể hiện đặc trưng thể loại truyền thuyết.

Thông qua so sánh truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) với truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc), chúng tôi thấy mặc dù đã trải qua bao đời, truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ vẫn giữ được rất nhiều yếu tố cội nguồn cho chúng ta biết được nguồn gốc truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (Hà Nội) xuất phát từ Trung Quốc, cùng nguồn với truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc). Tuy nhiên, theo sự thay đổi của thời gian và không gian, truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ (nơi thờ phát sinh) đã trải qua nhiều biến thiên, đã chồng chất lên nó nhiều lớp văn

hóa khác nhau và có thêm các chức năng mới, đáp ứng nhu cầu của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.

Truyền thuyết từ Trung Quốc được truyền bá sang Việt Nam chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, vậy nên những truyền thuyết đó thực sự khó tránh khỏi sẽ bị biến đổi, vì vậy khác biệt của số lượng và nhân thân của nhân vật trong những truyền thuyết này là chuyện bình thường thể hiện tính dị bản của văn học dân gian.

Có thể nói “Quốc Mẫu” diễn biến thành “thần biển, thần nước”, đã tạo nên một điểm khác biệt nổi bật nhất giữa truyền thuyết về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu và truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương ở đền Lộ. Trong tâm thức người dân vùng Quảng Đông, Trung Quốc, Dương Thái Hậu là một vị Hoàng hậu có nhiều đức tính cao cả, là mẹ của vua, là “Nhất Quốc Chi Mẫu”, vì vậy bà có một vị trí tối cao trong lòng dân. Người dân coi bà là một vị nữ thần tôn nghiêm, tối cao và thiêng liêng nhất. Tứ Vị Thánh Nương với tư cách là Hoàng hậu và ba công chúa của Trung Quốc, khi sang đến Việt Nam ắt hẳn không thể nào trở thành thần linh có thần quyền tối cao như ở bên Trung Quốc.

Truyền thuyết về Dương Thái Hậu và truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương đều hướng tới xu hướng địa phương hóa. Ở vùng Tân Hội, lai lịch điện Mẫu, cây quất đặc sản bản địa và ngỗng quay Cổ Tỉnh đều gắn với truyền thuyết Dương Thái Hậu. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương thì thông qua càng nhiều tình tiết hết sức phong phú, ly kỳ, hấp dẫn như sự xuất hiện con rắn trắng, những vật thờ Tứ Vị Thánh Nương trong cuộc cứu đê trị thủy của dân làng Đại Lộ chứng tỏ tiến trình địa phương hóa, bản địa hóa của truyền thuyết.

CHƯƠNG 2. LỄ HỘI VỀ TỨ VỊ THÁNH NƯƠNG Ở ĐỀN LỘ (HÀ NỘI) QUA ĐỐI SÁNH VỚI LỄ HỘI VỀ DƯƠNG THÁI HẬU Ở ĐIỆN

MẪU (TÂN HỘI, TRUNG QUỐC)

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị Thánh Nương ở Đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè Dương Thái Hậu ở Điện Mẫu ( Tân Hội, Trung Quốc (Trang 35 - 40)