Kết quả thống kê các thang đo mứcđộ hài lòng của nhân viê n 4 5-

Một phần của tài liệu Nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty xăng dầu khu vực II TNHH Một Thành Viên (Trang 60 - 65)

2.4.4.1 Mức độ hài lòng chung

Các tiêu chí trong thang đo này, hầu hết nhân viên đều đánh giá trên mức đồng ý. Đặc biệt, tiêu chí HL5“ Nhìn chung,tôi hài lòng với triển vọng phát triển của công ty” được đánh giá với điểm bình quân là 4.24, là sự đánh giá khá cao.

Bảng 2.11: Thống kê mô tả “Mức độ hài lòng chung của CBCNV”

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

HL1 279 2 5 4.01 .487

HL3 280 2 5 4.11 .647

HL4 280 2 5 4.18 .598

HL5 279 3 5 4.24 .578

Valid N (listwise) 278

2.4.4.2 Mức độ hài lòng theo từng nhóm yếu tố

Theo kết quả bảng thống kê mô tả thang điểm (thang điểm Likert) CBCNV đánh giá từng tiêu chí trong thang đo này cho thấy các tiêu chí trong thang đo này đều được đại CBCNV đánh giá khá tốt và không bất cứ tiêu chí nào bị nhân viên đánh giá ở dưới mức đồng ý. Trong đó đặc biệt là tiêu chí CN4 “Công việc tôi đang làm cũng đóng vai trò quan trọng” được nhân viên đánh giá cao nhất với điểm bình quân là 4.37.

Bảng 2.12: Thống kê mô tả thang đo “Cảm nhận của cá nhân đối với tổ chức” Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn CN1 280 1 5 4.00 .486 TH2 280 2 5 4.18 .728 CN2 280 1 5 4.33 .825 CN4 280 3 5 4.37 .664

* Thang đo “Chính sách,tiền lương và sự công bằng”

Các tiêu chí trong thang đo này, tiêu chí CB2 “Kết quả lao động được đánh giá hợp lý, công bằng” được nhân viên đánh giá rất cao với mức điểm bình quân là 4.27, cụ thể có 231 trường hợp cho rằng “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với tiêu chí này, chiếm tỷ trọng 82.5 %.

Bảng 2.13: Thống kê mô tả thang đo “Chính sách,tiền lương và sự công bằng ”

Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn CSTL3 279 2 5 3.95 .560 CB4 279 2 5 4.22 .687 CSTL4 279 2 5 4.24 .762 CB2 278 2 5 4.27 .762

* Thang đo “Mối quan hệ”

Tiêu chí QH2 “Cấp trên coi trọng năng lực của tôi” được nhân viên đánh giá cao hơn so với các tiêu chí còn lại với mức điểm bình quân là 4.36, cụ thể có 142 trường hợp cho rằng “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với tiêu chí này, chiếm tỷ trọng 86.4 %.

Bảng 2.14: Thống kê mô tả thang đo “Mối quan hệ”

Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn QH4 280 1 5 4.11 .674 QH5 280 2 5 4.12 .548 QH6 279 1 5 4.14 .709 QH2 280 2 5 4.36 .729

* Thang đo “Triển vọng phát triển”

Các tiêu chí trong thang đo này, nhân viên đều khá đồng ý. Đặc biệt, tiêu chí PT2 “Công ty rất coi trọng duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao” được đánh giá với điểm bình quân 4.32 khá cao.

Bảng 2.15: Bảng thống kê mô tả thang đo “Triển vọng phát triển”

Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn PT1 280 2 5 4.05 .575 PT3 280 1 5 4.06 .661 PT4 279 2 5 4.29 .719 PT2 280 2 5 4.32 .702

Các tiêu chí trong thang đo này, nhân viên đều khá đồng ý. Đặc biệt, tiêu chí DT2 “Tôi đã tham gia những khóa đào tạo cần thiết cho công việc” được đánh giá với điểm bình quân 4.34 khá cao.

Bảng 2.16: Bảng thống kê mô tả thang đo “Đào tạo”

Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn DT1 280 1 5 3.96 .446 DT4 279 2 5 4.27 .666 DT2 280 2 5 4.34 .659

* Thang đo “Cơ hội thăng tiến”

Tương tự như các tiêu chí ở trên, các tiêu chí trong thang đo này, nhân viên cũng đánh giá rất cao và cao nhất là tiêu chí TT2 “Tôi có các cơ hội thăng tiến tương xứng với năng lực của mình”. Cụ thể có 239 trong tổng số 280 người đánh giá là đồng ý trở lên, chiếm tỷ lệ 85.3%.

Bảng 2.17: Bảng thống kê mô tả thang đo ““Cơ hội thăng tiến”

Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn TT3 280 2 5 4.06 .568 TT5 278 2 5 4.09 .572 TT4 280 2 5 4.19 .702 TT2 280 2 5 4.35 .752

* Thang đo “Điều kiện làm việc”

Các tiêu chí trong thang đo này, nhân viên đều đánh giá tốt, cao hơn hẳn mức đồng ý với mức điểm trung bình cao nhất là 4.44 (DK2: Tôi có đủ thông tin chỉ dẫn cần thiết để làm việc) và thấp nhất là 4.05 (DK1: Tôi có đủ công cụ, thiết bị cần thiết để làm việc).

Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tả thang đo “Điều kiện làm việc” Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn DK1 280 1 5 4.05 .509 DK3 280 3 5 4.17 .528 DK5 276 2 5 4.21 .620 DK4 280 2 5 4.35 .666 DK2 280 2 5 4.44 .700

2.4.5 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo các đặc điểm cá nhân

Thực hiện kiểm định Anova song song với kiểm định Bonferroni đối với các biến kiểm soát như: giới tính, tuổi, chức danh, thâm niên, và trình độ học vấn để kiểm định xem có sự khác biệt hay không sự đánh giá của CBCNV theo từng nhóm biến khác nhau như trên khi đánh giá về sự hài lòng của họ. Vậy, để thực hiện kiểm định trên, có các giả thuyết Ho như sau:

a. Giới tính: Ho: Không có sự khác biệt giữa giới tính Nam và Nữ của CBCNV trong sự đánh giá về mức độ hài lòng công việc.

Kết quả cho thấy có giá trị thống kê Sig = 0.126 > 0.05, ta chấp nhận giả thuyết Ho nghĩa là không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi đánh giá về sự hài lòng.

b. Độ tuổi: Ho: Không có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi của CBCNV trong sự đánh giá về mức độ hài lòng công việc.

Kết quả cho thấy có giá trị thống kê Sig = 0.000 < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những nhóm người có độ tuổi khác nhau khi đánh giá về sự hài lòng.

Tuy nhiên vì số người trả lời trong độ tuổi từ 15-20 chỉ có một người nên ta ko thể chỉ dựa vào đó mà đánh giá sự khác biệt chi tiết giữa nhóm người nào và nhóm người nào. Vì vậy ta chỉ có thể kết luận là có sự khác biệt như trên! Đó cũng là một hạn chế của đề tài.

c. Chức danh hiện tại: Ho: Không có sự khác biệt giữa các nhóm người có chức danh nghề nghiệp khác nhau của CBCNV trong sự đánh giá về mức độ hài lòng công việc.

Kết quả cho thấy có giá trị thống kê Sig = 0.148 > > 0.05, ta chấp nhận giả thuyết Ho nghĩa là không có sự khác biệt giữa các nhóm người có chức danh nghề nghiệp khác nhau khi đánh giá về sự hài lòng.

d. Thâm niên công tác: Ho: Không có sự khác biệt giữa các nhóm người có thâm niên công tác khác nhau trong sự đánh giá về mức độ hài lòng công việc.

Kết quả cho thấy có giá trị thống kê Sig = 0.000 < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm người thâm niên công tác khác nhau, cụ thể là:

Khác biệt giữa nhóm có thâm niên 1-<5 năm và 5-15 năm. Khác biệt giữa nhóm có thâm niên 1-<5 năm và >15 năm.

Những người có thâm niên công tác càng lâu thì có xu hướng đánh giá mức độ hài lòng của họ càng thấp (dựa vào giá trị Mean trong bảng mô tả ở trên).

e. Trình độ học vấn: Ho: Không có sự khác biệt giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau trong sự đánh giá về mức độ hài lòng công việc.

Kết quả cho thấy có giá trị thống kê Sig = 0.002 < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những nhóm người có trình độ học vấn khác nhau khi đánh giá về sự hài lòng.

Tương tự như trên, vì số người trả lời với học vấn cấp 3 chỉ có một người nên ta ko thể chỉ dựa vào đó mà đánh giá sự khác biệt chi tiết giữa nhóm người nào và nhóm người nào. Vì vậy ta chỉ có thể kết luận là có sự khác biệt như trên.

Một phần của tài liệu Nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty xăng dầu khu vực II TNHH Một Thành Viên (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)