2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công Ty
Công ty xăng dầu khu vực II TNHH Một Thành Viên là doanh nghiệp nhà nước thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam - Bộ Công Thương, nay là Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam.
Tiền thân của Công Ty Xăng Dầu Khu Vực II TNHH Một Thành Viên là Công Ty Xăng Dầu Miền Nam – ra đời sau ngày thống nhất đất nước (17/09/1975), tiếp quản cơ sở vật chất, kỹ thuật của 3 hãng xăng dầu Shell, Esso và Caltex.
Công ty được thành lập lại theo quyết định số 348/TM-TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ Thương Mại. Từ ngày 01/07/2011, Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam tiến hành cổ phần hóa và Công ty Xăng Dầu Khu Vực II được đổi tên thành Công Ty Xăng Dầu Khu Vực II TNHH Một Thành Viên.
Công ty không ngừng phát triển, mở rộng quy mô và phạm vị hoạt động, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, liên tục cải tiến, nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và nhu cầu của khách hàng. Công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến với hệ thống bồn bể có sức chứa trên 450.000 m3, hệ thống xuất nhập tự động, hệ thống phòng hóa nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Hàng năm, công ty có khả năng tiếp nhận xuất cấp trên 8.000.000 m3/tấn xăng dầu các loại. Công ty có một hệ thống các cửa hàng bán lẻ (68 cửa hàng) nằm trên địa bàn các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư khang trang, hiện đại. Ngoài ra, Công ty còn có một hệ thống phân phối ở các kênh bán buôn (tổng đại lý, đại lý, hộ công nghiệp), bán tái xuất bao phủ rộng khắp thị trường khu vực.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ chính là cung ứng xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam, dự trữ xăng dầu quốc gia và đảm bảo an sinh quốc phòng.
Chức năng của công ty là kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và hoạt động kinh doanh khác, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xăng dầu như:
Giữ hộ Nhập ủy thác Dịch vụ vận tải
Thi công xây lắp, tu sửa, bảo quản các công trình chuyên ngành xăng dầu, sản xuất, sửa chữa và kinh doanh các loại vật tư, máy móc thiệt bị chuyên dùng xăng dầu,…
Đo lường, kiểm định, hóa nghiệp, dịch vụ kỹ thuật xăng dầu, dịch vụ cung ứng tàu biển.
Thị trường chính của Công Ty là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc khu vực phía Nam, tái xuất xăng dầu sang thị trường Campuchia, các khu chế xuất và tàu biển nước ngoài.
Trụ sở chính của Công ty tại số 15 Lê Duẩn, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra công ty còn có cơ sở hạ tầng là Tổng kho xăng dầu Nhà Bè nằm ở thị trấn Nhà Bè – Huyện Nhà Bè, là tổng kho có quy mô và công nghệ hiện đại vào loại bậc nhất khu vực phía Nam hiện nay và hơn 60 cửa hàng bán lẻ nằm khắp các quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
- Công ty Xăng Dầu Khu Vực II TNHH Một Thành Viên giữ vai trò chủ đạo với tổng nguồn vốn kinh doanh khoảng 2.400 tỷ đồng. Dưới sự quản lý trực tiếp từ Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam, Công ty hạch toán kinh tế độc lập theo quy định, hướng dẫn của Tổng Công Ty. Báo cáo quyết toán hàng kỳ trong năm của Công ty đều được gửi về Tổng Công Ty để hợp nhất thành một báo cáo trình Thủ tướng Chính Phủ.
- Công ty có 11 phòng ban và 3 đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý trực tiếp từ Ban Giám Đốc. Thành phần Ban Giám Đốc gồm 1 Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám Đốc Công ty và 4 Phó Giám Đốc phụ trách các mảng hoạt động kinh doanh khác nhau của Công ty như: kinh doanh; đầu tư xây dựng cơ bản - cơ sở vật chất; phát triển quan hệ công chúng, đầu tư khách hàng, tài chính; công tác nội chính tại Công ty. Các đơn vị trực thuộc của Công ty bao gồm:
P. Kĩ thuật an toàn & môi trườn g Ban ISO Ban Giám Đốc P. công nghệ thông tin P. Kỹ thuật xăng dầu P. Công nghệ đầu tư P. Kinh doanh xăng dầu P. Kế toán tài chính P. Tổ chức cán bộ P. Hành chính tổng hợp P. Pháp chế thanh tra
Tổng kho xăng dầu Nhà Bè Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu P. phát triển doanh nghiệ p Xí nghiệp Dịch vụ xây lắp & thương
Tổng kho xăng dầu Nhà Bè : Là nơi tiếp nhận xăng dầu từ nước ngoài, bảo quản, dự trữ và cung cấp xăng dầu cho toàn ngành. Trụ sở đặt tại huyện Nhà Bè, cách trung tâm thành phố 15 km về phía Nam với tổng sức chứa là hơn 575.000 m3.
Xí nghiệp bán lẻ : Tổ chức bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua các cửa hàng bán lẻ và Đại lý với thị trường chính là TP. HCM. Xí nghiệp có hệ thống 68 Cửa hàng bán lẻ và hơn 70 đại lý.
Xí nghiệp dịch vụ xây lắp và thương mại: Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành xăng dầu phục vụ nhu cầu kinh doanh ngành và xã hội (xây lắp các công trình, dịch vụ kỹ thuật công nghệ chuyên dùng, xử lý chất thải, vệ sinh bồn bể…cho các đơn vị nội bộ ngành và các khách hàng có nhu cầu).
- Dưới các đơn vị là các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp từ các lãnh đạo của đơn vị và các phòng ban theo chiều dọc ngành.
2.1.4 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. Tình hình thị trường xăng dầu Việt Nam Tình hình thị trường xăng dầu Việt Nam
Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1898- 1899 với sự có mặt của các hãng dầu CFAPO, Shell, Caltex và Esso là các hãng dầu mỏ quốc tế ở Việt nam gắn liền với cuộc xâm lược và khai thác thuộc địa của tư bản phương Tây.
Ngày 12/01/1956 Bộ Thương nghiệp có quyết định số 09/BTN.NĐ.KB thành lập Tổng Công ty xăng dầu mỏ để cung cấp nhu cầu xăng dầu ở Miền Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Ngay sau khi giải phóng Miền Nam, theo quyết định số 222/TVT-QĐ ngày 24/07/1975 của Ban tiếp quản vật tư Miền Nam (mật danh K8) thành lập Công ty xăng dầu Miền Nam để tiếp quản cơ sở vật chất kỹ thuật mạng lưới kinh doanh xăng dầu tại Sài gòn và các tỉnh phía Nam. Đến ngày 17/09/1975 Bộ trưởng Bộ vật tư có quyết định số 827/BTN về việc đổi tên Công ty xăng dầu Miền Nam thành Công ty xăng dầu khu vực II trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu – Bộ vật tư.
Cùng với quá trình đổi mới phát triển kinh tế đất nước, đến nay tại Việt Nam 11 doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh xăng dầu với hệ thống kênh phân phối được hình thành đã từng bước tạo ra sự cạnh tranh nhóm và cạnh tranh mở rộng trong thương mại xăng dầu để xác định vị thế của mỗi đơn vị trên thị trường.
Bảng 2.1 : Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu
STT Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu Đơn vị chủ quản
1 Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex)
Bộ Thương mại (Bộ Công thương)
2 Công ty thương mại và đầu tư (Petec) Bộ Thương mại (Bộ Công
thương)
3 Công ty TNHH 1 thành viên dầu khí Sài
gòn (Saigon Petro) Thành ủy TP. HCM
4 Công ty thương mại dầu khí (Petechim) Tập đoàn dầu khí Việt Nam
5 Công ty dịch vụ dầu khí (PDC) Tập đoàn dầu khí Việt Nam
6 Công ty liên doanh dầu khí (Petro
MeKong)
L.doanh Petro VN và 8 tỉnh M. Tây
7 Công ty xăng dầu quân đội Bộ Quốc phòng
8 Công ty xăng dầu Hàng không (Vinapco) Tổng Công ty Hàng không
QGVN
9 Công ty XNK xăng dầu Đồng Tháp UBND tỉnh Đồng Tháp
10 Công ty XNK vật tư đường biển Bộ giao thông vận tải
Trong đó, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp giữ vị thế chủ đạo của thị trường xăng dầu và được nhà nước giao cho vai trò bình ổn nhu cầu thị trường xăng dầu cả nước: Đảm nhiệm hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu hơn 60% tổng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm.
Những thuận lợi, thách thức và khó khăn của Công ty
Về đối thủ cạnh tranh: từ năm 1990 với cơ chế hạch toán kinh doanh ngành xăng dầu, nguồn xăng dầu nhập theo Hiệp định từ Liên Xô không còn, nhà nước giao cho tự khai thác nguồn hàng - tổ chức nhập khẩu- cung ứng bán ra thị trường. Trước sự đổi mới này, xuất hiện các doanh nghiệp mới cùng với Tổng Công ty xăng dầu và Công ty dầu lửa Trung Ương, đó là : Công ty thương mại đầu tư và dịch vụ dầu khí Petechim – trực thuộc Bộ thương mại, đóng tại TP. HCM với chức năng nhập khẩu thiết bị khai thác dầu khí và xuất nhập khẩu tổng hợp, trong đó có xăng dầu. Công ty dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) được thành lập trực thuộc kinh tế Đảng Thành Ủy TP. HCM và công ty Airirimex của Tổng công ty Hàng không nhập khẩu nhiên liệu bay (ZA1) và các mặt hàng khác. Công ty xăng dầu quân đội ra đời để đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho quốc phòng và kinh doanh xăng dầu khác cho xã hội.
Từ năm 1995, Petechim tách ra thành Công ty thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư (Petec) thuộc Bộ Thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó chủ yếu là xăng dầu và công ty Petechim thuộc Petro Việt Nam. Như vậy, từ độc quyền đến cạnh tranh nhóm và nay thuộc sự cạnh tranh mở rộng.
Từ 1991 khi điện tương đối đủ, gas cho tiêu dùng đưa ra thị trường vào 1992 nên hàm lượng dầu hoả giảm đáng kể, trung bình 8%/năm. Năm 1994 Nhà máy điện Bà Rịa tiêu thụ 186.000 tấn DO, đến 1995 khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đưa vào cung cấp cho nhà máy thay thế DO làm cho Nhà máy giảm tiêu thụ DO xuống còn 35.000 tấn DO, từ 1998 đến nay chỉ dự phòng sử dụng DO khi công nghệ gas có sự cố.
Bảng 2.2. Bảng mô tả sự thay đổi các đầu mối nhập khẩu xăng dầu từ 1975 đến nay.
Giai đoạn 1975-1985 Giai đoạn 1986-1995 Giai đoạn 1996- nay
1. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam: với 11 thành viên kinh doanh xăng dầu.
2. Công ty dầu lửa Trung ương
1. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam : Với 44 công ty kinh doanh xăng dầu và 8 chi nhánh, xí nghiệp
2. Công ty dầu khí (Petechim) – 1985
3.Công ty dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) – 1986 4.Công ty dầu khí hàng không (Airimex) – 1987 5. Công ty xăng dầu quân đội
1. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (từ 01/10/2011 đổi tên thành Tập đoàn xăng dầu Việt Nam)
2. Công ty Petec
3. Công ty Saigon Petro
4. Công ty Petechim
5. Công ty PDC
6. Công ty Petro Mekong
7. Công ty Vinapco
8. Công ty dầu khí Đồng Tháp
9. Công ty xăng dầu quân đội
10.Công ty xuất nhập khẩu xăng dầu đường biển
11.Công ty vật tư xăng dầu Phú Yên
02 đầu mối 05 đầu mối 11 đầu mối
Phía sau các công ty đầu mối nhập khẩu nói trên là hàng trăm công ty thương mại, công ty vật tư các Tỉnh và khoảng 5.000 cửa hàng, điểm bán xăng dầu trải khắp đất nước. Do có nhiều đầu mối và đơn vị tham gia vào thị trường như vậy, nên tuy thị trường xăng dầu trong nước chưa xuất hiện các công ty nước ngoài vì
còn phải chờ Chính phủ Việt Nam cho phép nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng hết sức quyết liệt.
Các đối thủ có tiềm năng và năng lực cạnh tranh gay gắt với Công ty xăng dầu Khu vực II đó là Saigon Petro, Petec, Petechim.
Về áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế: hai nguồn năng lượng đã và đang thay thế cho xăng dầu là khí đốt và điện năng. Phân khúc thị trường các ngành này nhắm vào trước hết là tiêu dùng sinh hoạt dân cư và các ngành công nghiệp.
Như vậy, từ 1992 trở lại đây Gas không những là mặt hàng thay thế mạnh mẽ cho xăng, dầu hỏa và cho dầu DO, FO mà sẽ ngày càng tăng trong những năm tới tại Việt Nam.
Áp lực từ khách hàng: trong cơ chế thị trường, quyền lực thị trường thuộc về người mua, khách hàng là thượng đế. Người mua có quyền lựa chọn và quyết định mua bằng nhiều phương thức như : Chỉ định mua, đấu thầu cung cấp nhiên liệu, kí hợp đồng mua với nhiều doanh nghiệp bán,… đã tạo ra sức ép to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu ganh đua hạ giá, khuyến mại, dịch vụ,… để giành quyền bán. Kết quả là mặt bằng giá bị ép xuống làm cho mức lợi nhuận của ngành kinh doanh xăng dầu liên tục giảm và thậm chí xuống đến mức hoà vốn hoặc lỗ ở nhiều thời điểm trong những năm gần đây.
2.2. Thực trạng và đánh giá về mức độ hài lòng của nhân viên
Qua số liệu ở biểu ta thấy, tổng số lao động trong Công ty có sự thay đổi, cụ thể năm 2009 là 1.420 người tăng 20 người so với năm 2008; năm 2010 là 1.425 tăng 5 người so với năm 2009; năm 2011 là 1.425 bằng năm 2010
Nguyên nhân của việc tăng lao động do hệ thống cửa hàng xăng dầu được đầu tư mới cũng như phát triển mạng lưới bán lẻ ở các vùng lân cận khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Xét theo vai trò lao động, lao động trực tiếp của Công ty không có sự biến đổi giữa các năm 2009/2008, và năm 2011/2010. Tuy nhiên, có sự biến đổi rõ giữa 2010/2009, cụ thể là tăng 2,43%. Nhìn vào số liệu ta thấy tổng số lao động tăng theo từng năm vì vậy muốn quản lý đội ngũ cả nghìn nhân viên không phải là dễ dàng.
Số lao động gián tiếp của công ty tập trung ở các bộ phận chức năng và cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể cụ thể năm 2009/2008 tăng 20 người, năm 2010/2009 giảm 20 người, năm 2011/2010 không thay đổi.
Bảng 2.3 Đội ngũ lao động của công ty
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM
2009 NĂM 2010 NĂM
2011
BIẾN ĐỘNG SO VỚI NĂM TRƯỚC
2009 /2008 2010/2009 2011/2010 TUYỆT ĐỐI (người) TƯƠNG ĐỐI (%) TUYỆT ĐỐI ( người) TƯƠNG ĐỐI (%) TUYỆT ĐỐI (người) TƯƠNG ĐỐI (%) TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 1.400 1.420 1.425 1.425 20 1,4 5 0,35 0 0 LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP 1.000 1.000 1.025 1.025 0 0 25 2,43 0 0 LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP 400 420 400 400 20 4,7 -20 -5 0 0 THEO TRÌNH ĐỘ TRÊN ĐẠI HỌC 200 210 215 218 10 4,7 5 2,3 3 1,37 ĐẠI HỌC 400 410 410 420 10 2,4 0 0 10 2,3 TRUNG CẤP/CNKT 800 800 800 787 0 0 0 1,25 -13 -1,65
Xét theo trình độ nhân sự: Số lượng cán bộ công nhân viên Công ty Xăng dầu Khu vực II trình độ trên đại học chiếm 4,7% năm 2009/2008, năm 2010/2009 tăng 2,3%, năm 2011/2010 tăng 1,37%. Trình độ đại học năm 2009/2008 chiếm 2,4 %, 2010/2009 chiếm 0%, năm 2011/2010 chiếm 2,3%. Trình độ trung cấp năm 2009/2008 chiếm 0%, năm 2010/2009 chiếm 1,25, năm 2011/2010 âm 1,65%.
Hình 2.2: Thể hiện sự tăng giảm lao động qua các năm
Hình 2.3: Thể hiện trình độ học vấn của nhân viên
Qua biểu đồ ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học tăng dần qua các năm còn số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ sơ cấp/CNKT trong năm 2008,2009,2010 là như nhau,chỉ tính riêng năm 2011 là 787 giảm dần. Nguyên nhân là do công tác đào tạo của Công ty được chú trọng và