Tình hình thị trường xăng dầu Việt Nam
Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1898- 1899 với sự có mặt của các hãng dầu CFAPO, Shell, Caltex và Esso là các hãng dầu mỏ quốc tế ở Việt nam gắn liền với cuộc xâm lược và khai thác thuộc địa của tư bản phương Tây.
Ngày 12/01/1956 Bộ Thương nghiệp có quyết định số 09/BTN.NĐ.KB thành lập Tổng Công ty xăng dầu mỏ để cung cấp nhu cầu xăng dầu ở Miền Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Ngay sau khi giải phóng Miền Nam, theo quyết định số 222/TVT-QĐ ngày 24/07/1975 của Ban tiếp quản vật tư Miền Nam (mật danh K8) thành lập Công ty xăng dầu Miền Nam để tiếp quản cơ sở vật chất kỹ thuật mạng lưới kinh doanh xăng dầu tại Sài gòn và các tỉnh phía Nam. Đến ngày 17/09/1975 Bộ trưởng Bộ vật tư có quyết định số 827/BTN về việc đổi tên Công ty xăng dầu Miền Nam thành Công ty xăng dầu khu vực II trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu – Bộ vật tư.
Cùng với quá trình đổi mới phát triển kinh tế đất nước, đến nay tại Việt Nam 11 doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh xăng dầu với hệ thống kênh phân phối được hình thành đã từng bước tạo ra sự cạnh tranh nhóm và cạnh tranh mở rộng trong thương mại xăng dầu để xác định vị thế của mỗi đơn vị trên thị trường.
Bảng 2.1 : Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu
STT Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu Đơn vị chủ quản
1 Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex)
Bộ Thương mại (Bộ Công thương)
2 Công ty thương mại và đầu tư (Petec) Bộ Thương mại (Bộ Công
thương)
3 Công ty TNHH 1 thành viên dầu khí Sài
gòn (Saigon Petro) Thành ủy TP. HCM
4 Công ty thương mại dầu khí (Petechim) Tập đoàn dầu khí Việt Nam
5 Công ty dịch vụ dầu khí (PDC) Tập đoàn dầu khí Việt Nam
6 Công ty liên doanh dầu khí (Petro
MeKong)
L.doanh Petro VN và 8 tỉnh M. Tây
7 Công ty xăng dầu quân đội Bộ Quốc phòng
8 Công ty xăng dầu Hàng không (Vinapco) Tổng Công ty Hàng không
QGVN
9 Công ty XNK xăng dầu Đồng Tháp UBND tỉnh Đồng Tháp
10 Công ty XNK vật tư đường biển Bộ giao thông vận tải
Trong đó, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp giữ vị thế chủ đạo của thị trường xăng dầu và được nhà nước giao cho vai trò bình ổn nhu cầu thị trường xăng dầu cả nước: Đảm nhiệm hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu hơn 60% tổng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm.
Những thuận lợi, thách thức và khó khăn của Công ty
Về đối thủ cạnh tranh: từ năm 1990 với cơ chế hạch toán kinh doanh ngành xăng dầu, nguồn xăng dầu nhập theo Hiệp định từ Liên Xô không còn, nhà nước giao cho tự khai thác nguồn hàng - tổ chức nhập khẩu- cung ứng bán ra thị trường. Trước sự đổi mới này, xuất hiện các doanh nghiệp mới cùng với Tổng Công ty xăng dầu và Công ty dầu lửa Trung Ương, đó là : Công ty thương mại đầu tư và dịch vụ dầu khí Petechim – trực thuộc Bộ thương mại, đóng tại TP. HCM với chức năng nhập khẩu thiết bị khai thác dầu khí và xuất nhập khẩu tổng hợp, trong đó có xăng dầu. Công ty dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) được thành lập trực thuộc kinh tế Đảng Thành Ủy TP. HCM và công ty Airirimex của Tổng công ty Hàng không nhập khẩu nhiên liệu bay (ZA1) và các mặt hàng khác. Công ty xăng dầu quân đội ra đời để đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho quốc phòng và kinh doanh xăng dầu khác cho xã hội.
Từ năm 1995, Petechim tách ra thành Công ty thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư (Petec) thuộc Bộ Thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó chủ yếu là xăng dầu và công ty Petechim thuộc Petro Việt Nam. Như vậy, từ độc quyền đến cạnh tranh nhóm và nay thuộc sự cạnh tranh mở rộng.
Từ 1991 khi điện tương đối đủ, gas cho tiêu dùng đưa ra thị trường vào 1992 nên hàm lượng dầu hoả giảm đáng kể, trung bình 8%/năm. Năm 1994 Nhà máy điện Bà Rịa tiêu thụ 186.000 tấn DO, đến 1995 khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đưa vào cung cấp cho nhà máy thay thế DO làm cho Nhà máy giảm tiêu thụ DO xuống còn 35.000 tấn DO, từ 1998 đến nay chỉ dự phòng sử dụng DO khi công nghệ gas có sự cố.
Bảng 2.2. Bảng mô tả sự thay đổi các đầu mối nhập khẩu xăng dầu từ 1975 đến nay.
Giai đoạn 1975-1985 Giai đoạn 1986-1995 Giai đoạn 1996- nay
1. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam: với 11 thành viên kinh doanh xăng dầu.
2. Công ty dầu lửa Trung ương
1. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam : Với 44 công ty kinh doanh xăng dầu và 8 chi nhánh, xí nghiệp
2. Công ty dầu khí (Petechim) – 1985
3.Công ty dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) – 1986 4.Công ty dầu khí hàng không (Airimex) – 1987 5. Công ty xăng dầu quân đội
1. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (từ 01/10/2011 đổi tên thành Tập đoàn xăng dầu Việt Nam)
2. Công ty Petec
3. Công ty Saigon Petro
4. Công ty Petechim
5. Công ty PDC
6. Công ty Petro Mekong
7. Công ty Vinapco
8. Công ty dầu khí Đồng Tháp
9. Công ty xăng dầu quân đội
10.Công ty xuất nhập khẩu xăng dầu đường biển
11.Công ty vật tư xăng dầu Phú Yên
02 đầu mối 05 đầu mối 11 đầu mối
Phía sau các công ty đầu mối nhập khẩu nói trên là hàng trăm công ty thương mại, công ty vật tư các Tỉnh và khoảng 5.000 cửa hàng, điểm bán xăng dầu trải khắp đất nước. Do có nhiều đầu mối và đơn vị tham gia vào thị trường như vậy, nên tuy thị trường xăng dầu trong nước chưa xuất hiện các công ty nước ngoài vì
còn phải chờ Chính phủ Việt Nam cho phép nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng hết sức quyết liệt.
Các đối thủ có tiềm năng và năng lực cạnh tranh gay gắt với Công ty xăng dầu Khu vực II đó là Saigon Petro, Petec, Petechim.
Về áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế: hai nguồn năng lượng đã và đang thay thế cho xăng dầu là khí đốt và điện năng. Phân khúc thị trường các ngành này nhắm vào trước hết là tiêu dùng sinh hoạt dân cư và các ngành công nghiệp.
Như vậy, từ 1992 trở lại đây Gas không những là mặt hàng thay thế mạnh mẽ cho xăng, dầu hỏa và cho dầu DO, FO mà sẽ ngày càng tăng trong những năm tới tại Việt Nam.
Áp lực từ khách hàng: trong cơ chế thị trường, quyền lực thị trường thuộc về người mua, khách hàng là thượng đế. Người mua có quyền lựa chọn và quyết định mua bằng nhiều phương thức như : Chỉ định mua, đấu thầu cung cấp nhiên liệu, kí hợp đồng mua với nhiều doanh nghiệp bán,… đã tạo ra sức ép to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu ganh đua hạ giá, khuyến mại, dịch vụ,… để giành quyền bán. Kết quả là mặt bằng giá bị ép xuống làm cho mức lợi nhuận của ngành kinh doanh xăng dầu liên tục giảm và thậm chí xuống đến mức hoà vốn hoặc lỗ ở nhiều thời điểm trong những năm gần đây.