5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý NSNN
2.3.2. Kết quả quản lý ngân sách nhà nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO 3.1. Khái quát về huyện Lâm Thao
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Huyện Lâm Thao nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Lâm Thao có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.769,11 ha với 103.165 nhân khẩu, có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dƣơng, Xuân Lũng và Cao Xá.
Lâm Thao là huyện đồng bằng của tỉnh Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hƣớng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đƣờng tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thƣơng với các huyện lân cận nhƣ Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thƣơng với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lƣu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trƣờng, giao lƣu hàng hóa giữa các khu vực… .
Địa hình: Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một
số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc của Lâm Thao chủ yếu là dƣới 30, đƣợc phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhƣng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xã hội.
Tài nguyên đất: Tính đến ngày 01/01/2013, tổng diện tích tự nhiên của Lâm
Thao là 9.769,11ha, trong đó có 5.886,02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chƣa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Đất đai của Lâm Thao đƣợc chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò. Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, đƣợc chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đò hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện nhƣ Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn… Độ phì của đất thấp, hàm lƣợng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.
Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng hàng năm nhƣ lúa, rau màu.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lâm Thao năm 2013 Số thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 9.769,11 100 1 Đất nông nghiệp 5.886,02 60,25
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.139,73 52,61
1.2 Đất lâm nghiệp 259,93 2,66
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 472,75 4,83
1.4 Đất nông nghiệp khác 13,61 1,15
2 Đất phi nông nghiệp 3.691,11 37,78
3 Đất chƣa sử dụng 191,98 1,97
Nguồn: Kiểm kê đất đai 2013- Phòng Tài Nguyên - Môi trường huyện Lâm Thao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội có tác động chi phối thực trạng lao động - việc làm, cũng nhƣ công tác tạo việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng.Trong những năm qua, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc, một số ngành có mức tăng trƣởng nhanh và toàn diện.
* Về tốc độ phát triển kinh tế
Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhƣng nhịp độ tăng trƣởng kinh tế bình quân chung có xu hƣớng tăng lên. Trong giai đoạn 2001 - 2005: tăng trƣởng kinh tế bình quân chung đạt 11,85%, Kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ cao trong giai đoạn năm 2006 - 2010, tăng trƣởng bình quân đạt trên 16,5% và tính đến cuối năm 2010 là 17,9%, năm 2011 đạt 18,1% /năm, năm 2012 đạt 18,8%, năm 2013 đạt 18,3% . ( Nguồn: UBND huyện Lâm Thao, Báo cáo kinh tế xã hội từ 2001-2013)
Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn (theo giá năm1994) đạt 687,51 tỷ đồng, tăng 0,39% so với năm 2010. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông lâm thủy sản đạt 120 tỷ đồng, tăng 1,57%, giá trị tăng thêm công nghiệp - xây dựng đạt 120 tỷ đồng, giảm 6,44%, giá trị tăng thêm dịch vụ đạt 210,85 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện quản lý năm 2013 có chuyển biến tích cực:
Nông lâm thủy sản: 32,35%, Công nghiệp - xây dựng: 20,58%, Dịch vụ: 47,07%.
Bảng 3.2: GDP bình quân đầu ngƣời huyện Lâm Thao giai đoạn 2009-2013
(Theo giá cố định năm 1994)
Năm Chỉ tiêu ĐV tính 2009 2010 2011 2012 2013 GDP bình quân đầu ngƣời Tr. đồng 10,2 14,2 17,5 19,8 22,1 USD 566,5 767,6 897,4 998 1.105
Nguồn: Số liệu chi cục Thống kê huyện Lâm Thao năm 2009 - 2013 * Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn đƣợc phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lâm Thao có tới 12 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề truyền thống, hiện đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn của huyện; Lâm Thao có Khu công nghiệp tập trung lớn quan trọng đang đƣợc đầu tƣ xây dựng, đến nay, trên phạm vi cả huyện đã có 2 cụm công nghiệp đƣợc Chính phủ phê duyệt về quy hoạch hoặc chấp thuận về chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng, với tổng diện tích khoảng 730 ha.
3.1.3. Điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục
Văn hóa - xã hội của huyện có bƣớc phát triển khá, nhiều lĩnh vực đạt những thành tựu quan trọng; đã hoàn thành sớm các mục tiêu: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chất lƣợng dạy và học, luôn là lá cờ đầu của tỉnh về giáo dục - đào tạo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện, có một số mặt đạt trình độ của các đô thị phát triển trong nƣớc. Môi trƣờng xã hội đƣợc quan tâm, nếp sống văn minh, kỷ cƣơng đô thị trở thành nền nếp; tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời dân đƣợc phát huy. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hoạt động lớn của Đảng, Nhà nƣớc, của tỉnh và huyện.
Công tác y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em đƣợc đầu tƣ về mọi mặt, chất lƣợng ngày càng tốt hơn. Các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao đƣợc triển khai sâu rộng và có nhiều chuyển biến. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển có chiều sâu. Năm 2011, trên 90% số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa và 67,4% số khu dân cƣ văn hóa, 147/152 số khu dân cƣ có nhà văn hóa, đạt 96,7%. Đặc biệt, với sự bảo tồn, gìn giữ và phát huy của các phƣờng Xoan cổ tại thị trấn Hùng Sơn, Lâm Thao đã góp phần quan trọng để Hát Xoan Phú Thọ đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Việc chủ động nắm chắc và xử lý hiệu quả tình hình an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh nội bộ, hoạt động tôn giáo và trật tự an toàn xã hội… tại địa phƣơng đã giúp huyện Lâm Thao xây dựng, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng chặt chẽ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giƣờng bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong vùng. Về giáo dục - đào tạo: Đến nay, huyện có 25/27 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia,100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, 75% số phòng học đƣợc cao tầng hóa, cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 trƣờng đại học, 2 trƣờng cao đẳng
3.2. Thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao
3.2.1. Tình hình cơ bản của UBND huyện Lâm Thao
Năm 2013, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Lâm Thao đã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra. Kinh tế - xã hội ổn định và có bƣớc tăng trƣởng; các ngành, lĩnh vực đều có bƣớc tăng trƣởng. Thu ngân sách đạt và vƣợt dự toán giao. Đầu tƣ phát triển đạt kế hoạch đề ra. Văn hoá xã hội phát triển toàn diện, công tác an sinh xã hội và đời sống nhân dân đƣợc đảm bảo. Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị đƣợc tăng cƣờng.
Năm 2013, kinh tế duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vƣợt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 9,1%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Công nghiệp - xây dựng 63,2%, Dịch vụ 33,6%, Nông nghiệp 3,2%. Kết quả đạt đƣợc của các ngành, lĩnh vực nhƣ sau:
* Sản xuất công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp
Do huyện tập trung chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất nên các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã chủ động tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ thế giới nên sản xuất công nghiệp và xây dựng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trƣờng. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2013 đạt 7.901,2 tỷ đồng tăng 7,9% so với cùng kỳ, bằng 96,3% kế hoạch năm. Trong đó: Khu vực nhà nƣớc đạt 783,6 tỷ đồng, bằng 107% kế hoạch; khu vực ngoài Nhà nƣớc đạt 3.123,2 tỷ đồng, bằng 88,1% kế hoạch; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 3.994,4 tỷ đồng, bằng 110,7% kế hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Các ngành thương mại, dịch vụ
Thƣơng mại, dịch vụ phát triển ổn định, đảm bảo nhu cầu lƣu thông, tiêu dùng; giá trị các ngành dịch vụ năm 2013 đạt 1.582 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ƣớc đạt 360 triệu USD, tăng 30,9% so cùng kỳ năm trƣớc. Dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông tiếp tục phát triển. Hoạt động tín dụng, tiền tệ đƣợc chú trọng chỉ đạo thực hiện theo quy định của Chính phủ.
* Sản xuất nông nghiệp
Do chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng tuy bị thu hẹp song vẫn đảm bảo năng xuất và sản lƣợng. Sản xuất rau an toàn, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa cây cảnh, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân đƣợc chú trọng, đẩy mạnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt 116,6 tỷ đồng.
* Công tác thu, chi ngân sách
Do huyện Lâm Thao có các biện pháp quản lý thu ngân sách, chú trọng các luật thuế mới, khai thác các nguồn thu ổn định, tăng cƣờng chống thất thu. Vì vậy tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2013 đạt 410.477,5 triệu đồng, tăng 9% so với năm 2012.
Huyện đã chỉ đạo quản lý chi ngân sách bám sát nhiệm vụ chính trị, đảm bảo chi thƣờng xuyên, ƣu tiên cho chi đầu tƣ phát triển. Tổng chi ngân sách huyện và xã, thị trấn năm 2013 đạt 410.477,5 triệu đồng. Tăng 12,83% dự toán năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, kinh tế - xã hội của huyện còn một số khuyết điểm, hạn chế:
- Tăng trƣởng kinh tế và sản xuất công nghiệp chƣa đạt kế hoạch đề ra. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh, song quy mô còn nhỏ lẻ.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn chƣa linh hoạt tìm kiếm thị trƣờng mới, một số sản phẩm chất lƣợng chƣa cao, tính cạnh tranh thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quy trình quản lý ngân sách là trình tự các bƣớc thực hiện và các hoạt động
(theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền) của các cơ quan hữu quan trong quá trình chuẩn bị, lập, thẩm tra, quyết định dự toán ngân sách đến phân bổ, thực hiện, chấp hành và quyết toán ngân sách, trong đó, xác định rõ trách nhiệm và thời hạn từng công việc cụ thể của từng khâu trong toàn bộ quy trình.
Việc thực hiện quy trình ngân sách từ khi có Luật NSNN 2002 đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể thể hiện trong các nội dung sau:
3.2.2.1. Lập dự toán, quyết định và phân bổ NSNN
Những năm gần đây hệ thống văn bản hƣớng dẫn lập dự toán NSNN ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, chất lƣợng công tác lập dự toán ngày càng đƣợc nâng cao, đặc biệt là việc giao ổn định ngân sách từ 3 - 5 năm, ổn định tỷ lệ điều tiết, ổn định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đã tạo sự chủ động cho địa phƣơng trong việc xác định nguồn lực, bảo đảm các nhiệm vụ chi theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, trong xây dựng dự toán NSNN hàng năm vẫn còn bộc lộ một số điểm bất cập ảnh hƣởng tới chất lƣợng của dự toán nhƣ:
- Thời gian trong quy trình lập dự toán địa phƣơng hàng năm chƣa hợp lý, còn dồn nén tạo ra nhiều áp lực cho các cơ quan, các cấp chính quyền địa phƣơng trong lập dự toán, dẫn đến quy trình lập dự toán đối với ngân sách huyện và ngân sách xã không thực hiện theo quy định các bƣớc (2 xuống, 1 lên) của Luật ngân sách, thực tế chỉ đạt hai bƣớc là (1 lên, 1 xuống). Những bất cập về thời gian trình tự, thủ tục pháp lý nhƣ hiện nay dẫn đến các chỉ tiêu trong dự toán thu, chi ngân sách thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính thực tiễn.
- Công tác lập dự toán của các đơn vị, các cấp ngân sách thiếu tính tích cực; dự toán thu thƣờng là xây dựng thấp, dự toán chi thƣờng là đƣa ra nhu cầu quá cao, trong khi khả năng cân đối ngân sách của cấp trên còn rất khó khăn, do đó quá trình thảo luận giao kế hoạch ngân sách rất khó thống nhất, thƣờng dẫn đến sự áp đặt số