3.1.2.1 Cơ hội
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nƣớc đang phát triển để bảo
95
vệ lợi ích quốc gia. Bối cảnh đó đã tạo nên những thay đổi lớn trong giáo dục.
Mở cửa dịch vụ giáo dục quốc tế nghĩa là nghĩa vụ mà các nƣớc thành viên WTO phải thực hiện đƣợc quy định trong hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ ( GATS), các cuộc đàm phán theo GATS có tác động đến quốc tế hóa dịch vụ giáo dục, chuyển giao dịch vụ này trên thế giới nhằm đạt đƣợc việc quốc tế hóa rộng lớn hơn. Bảng dƣới đây sẽ giải thích phƣơng thức này và đồng thời cho một số ví dụ, nhận xét về qui mô và tiềm năng của mỗi phƣơng thức trong lĩnh vực GDĐH nhƣ sau:
Phƣơng thức Giải thích Ví dụ trong GDĐH
1. Cung cấp qua biên giới
Dịch vụ đƣợc cung cấp từ lãnh thổ của một nƣớc này sang lãnh thổ của một nƣớc khác (không bao gồm sự di chuyển xuyên biên giới của khách hàng)
- Giáo dục/đào tạo từ xa - Học tập trên mạng - Các trƣờng ĐH “ảo” 2. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ Khách hàng của một nƣớc di chuyển sang nƣớc khác để tiêu dùng dịch vụ Du học sinh 3. Hiện diện thƣơng mại Nhà cung cấp dịch vụ của một nƣớc thiết lập các hình thức hiện diện trên lãnh thổ của một nƣớc khác để cung cấp dịch vụ
-Chi nhánh hoặc cơ sở đào tạo vệ tinh ở nƣớc ngoài
- Liên kết đào tạo - Nhƣợng quyền thƣơng hiệu cho cơ sở đào tạo tại chổ
4. Hiện diện thể nhân
Ngƣời của một nƣớc di chuyển sang nƣớc khác để cung cấp dịch vụ
Giảng viên, nghiên cứu viên làm việc ở nƣớc ngoài
96
tham gia của các thực thể nƣớc ngoài về tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài, những quy chế không minh bạch và không công bằng, sự phân biệt đối xử… đem lại lợi ích cho cả hai phía Việt Nam và các đối tác. Mục tiêu tổng quát của mở cửa dịch vụ giáo dục là góp phần tăng cƣờng nguồn lực tổng hợp để thực hiện chiến lƣợc giáo dục nhằm phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, mở rộng quan hệ hợp tác làm cho giáo dục Việt Nam tiếp cận và giao lƣu học tập giáo dục thế giới.
Thứ nhất, tăng cơ hội học tập đối với ngƣời dân: Hiện nay, quy mô đào tạo đại học ở nƣớc ta chỉ mới đáp ứng 15-25% nhu cầu đƣợc học tiếp của học sinh tốt nghiệp phổ thông. Việc các nƣớc cung ứng dịch vụ giáo dục cho học sinh Việt Nam ngay tại Việt Nam hay tại các nƣớc đó là điều kiện thuận lợi để chúng ta mở rộng cơ hội cho học sinh đƣợc học đại học và tiếp thu các trình độ khác.
Thứ hai, chất lƣợng giáo dục sẽ đƣợc nâng lên: Hội nhập WTO, các trƣờng nƣớc ngoài sẽ vào và cạnh tranh với các trƣờng của chúng ta trong việc thu hút ngƣời học, và do đó làm xuất hiện động lực cạnh tranh lẫn nhau về mặt điều kiện học tập và chất lƣợng giáo dục mà hệ quả cuối cùng là đẩy chất lƣợng giáo dục lên.
Thứ ba, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm: Theo GATS các nƣớc thành viên có thể thành lập trƣờng hoặc các chi nhánh cung ứng dịch vụ giáo dục ở các nƣớc thành viên. Để thực hiện điều này, các nƣớc sẽ cử chuyên gia của mình đến các nƣớc thành viên nơi mở trƣờng để tổ chức và thực hiện giảng dạy. Tuy nhiên, số lƣợng chuyên gia này không nhiều và chỉ đảm nhận các vị trí chủ yếu. Các vị trí còn lại sẽ đƣợc các nƣớc đó tuyển dụng các chuyên gia của nƣớc sở tại. Đối với Việt Nam, trong khi việc làm chƣa đáp ứng nhu cầu thì việc các nƣớc thành viên WTO mở trƣờng tại Việt
97
Nam là một cơ hội để các chuyên gia và nhân viên có năng lực của chúng ta có cơ hội làm việc trong môi trƣờng quốc tế.
Thứ tƣ, mở cửa dịch vụ giáo dục sẽ tạo điều kiện để các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục đƣợc thực hiện nhằm đạt các mục tiêu nhƣ : Xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, đặc biệt cho những vùng khó khăn, cải tiến chƣơng trình, sách giáo khoa, nâng cao trình độ giáo viên, cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh Việt Nam tiếp cận với giáo dục khu vực và thế giới. Mở cửa dịch vụ giáo dục giúp liên doanh xây dựng các cơ sở đào tạo đại học 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam nhằm hình thành các cơ sở đào tạo uy tín trong khu vực và thế giới. Mở cửa giúp tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị tiên tiến cho giáo dục, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục để đƣa nhanh tiến bộ khoa học giáo dục vào thực tiễn…
3.1.2.2 Thách thức
Tham gia thị trƣờng đại học, Việt Nam cần phải biết trƣớc những rủi ro thách thức sau đối với nền giáo dục đại học của mình:
Thứ nhất, rủi ro với số lƣợng các nhà cung cấp giáo dục đại học nƣớc ngoài. Những nhà cung cấp giáo dục nƣớc ngoài thâm nhập vào thị trƣờng giáo dục Việt Nam nhằm mục tiêu lợi nhuận vì vậy nếu lợi nhuận cao thì có nhiều nhà đầu tƣ, nếu lợi nhuận thấp họ có thể rời bỏ thị trƣờng bất kỳ lúc nào. Điều này không những làm thị trƣờng bất ổn, gây ra rất nhiều hệ lụy với sinh viên học tại các trƣờng đó một khi nhà đầu tƣ rời bỏ thị trƣờng.
Thứ hai, thách thức trong việc bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục đại học. Cùng đó việc cho phép các nhà cung cấp giáo dục ở nƣớc ngoài đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm một sự tiếp cận giáo dục công bằng cho các sinh viên.
Lôgic thƣơng mại trong cung ứng giáo dục sẽ làm gia tăng sự phân tầng xã hội trong cơ hội tiếp cận giáo dục, đặc biệt là giáo dục có chất lƣợng. Nếu Nhà
98
nƣớc không giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng giáo dục, bảo đảm giáo dục về cơ bản vẫn là sự nghiệp công ích thì cơ hội tiếp cận giáo dục giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa các vùng miền sẽ có sự chênh lệch.
Thứ ba, ngoài ra trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục vì mục đích lợi nhuận các nhà cung ứng giáo dục có thể biến nhà trƣờng thành “xƣởng văn bằng”. Thành lập trƣờng chỉ để lấy danh nghĩa, cấp bằng ồ ạt, không có chất lƣợng. Nhà nƣớc nếu không tăng cƣờng công tác kiểm định chất lƣợng và thanh tra chuyên môn thƣờng xuyên và nhanh chóng đƣa ra những chuẩn mực, quy định với việc thành lập trƣờng một cách khắt khe và gắn với thực tiễn hơn nữa thì việc học giả bằng thật sẽ trở thành hiện trạng rất xấu cho thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam. Ngoài ra, rủi ro có thể từ việc tăng số lƣợng các nhà cung cấp kém chất lƣợng. rủi ro khi bằng cấp do nƣớc ngoài cấp không đƣợc các nhà tuyển dụng trong nƣớc chấp nhận, sử dụng quá nhiều tiếng Anh nhƣ là ngôn ngữ hƣớng dẫn, và mục tiêu chính sách giáo dục đại học quốc gia không đạt đƣợc. Vì mục tiêu lợi nhuận, số lƣợng các bằng cấp, chứng chỉ cung cấp hàng loạt sẽ tăng lên.
Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục này không phải là nhà cung cấp ở trong nƣớc. Do đó việc phát triển quy trình đăng ký hoạt động và cấp phép của các tổ chức cung cấp giáo dục là rất quan trọng.
Thứ tƣ, thách thức về năng lực cạnh tranh trong giáo dục. Xuất phát điểm của giáo dục Việt Nam còn thấp, môi trƣờng giáo dục vĩ mô còn nhiều yếu kém. Công tác hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm định hƣớng ngành nghề còn chƣa sát sao. Sự có mặt của các trƣờng quốc tế với việc tuyển sinh không bị gò bó, chỉ xét tuyển, thì nguy cơ bị giành thị phần trong giáo dục ở Đại học là chuyện không xa. Trƣờng Swinburn từng tiếp nhận các học sinh đạt giải Đƣờng lên đỉnh Olympia đã có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc cạnh
99
tranh giữa các trƣờng đại học sẽ diễn ra về chất lƣợng, ngƣời học có quyền lựa chọn dịch vụ giáo dục phủ hợp với nhu cầu và túi tiền của mình
Ngoài ra các quy tắc tối huệ quốc, quy tắc đối xử quốc gia và quy tắc tuần tự tự do hoá về thực chất là các quy tắc bất bình đẳng trong cuộc chơi trên cùng một sân chơi cũng là một thách thức không nhỏ đối với thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam.
3.2. Các quan điểm về vai trò nhà nƣớc trong phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam
3.2.1 Vai trò nhà nước phải tương thích với cơ chế thị trường
Nhà nƣớc chuyển từ chức năng cung ứng dịch vụ giáo dục sang chức năng quản lý điều tiết thị trƣờng GDĐH. Cải cách hệ thống hành chính và điều hành mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và trƣờng học, xác lập tƣ cách pháp lý của các cơ sở GDĐH, tạo thêm sự tự chủ cho các trƣờng đại học để họ có thể vận hành theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với nhu cầu của thị trƣờng lao động, chứ không phải theo quyết định kế hoạch của chính phủ. Nhà nƣớc sẽ thực hiện chức năng của mình thông qua việc thiết lập các hệ thống luật về GDĐH cung cấp các chủ chƣơng chính sách thông qua việc điều phối và đánh giá. Nhà nƣớc quản lý thị trƣờng GDĐH theo hƣớng chuyển mình sang quản lý vỹ mô, tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện luật pháp. Phát huy vai trò của tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát nội dung và chất lƣợng hoạt động giáo dục. Các cơ sở GDĐH có quyền tổ chức và chịu trách nhiệm xã hội. Hệ thống đảm bảo chất lƣợng về quy trình kiểm định chứng nhận chất lƣợng phải xây dựng và triển khai thƣơng xuyên thúc đẩy nâng cao chất lƣợng đồng thời đảm bảo sự minh bạch về tính hiệu quả của các hoạt động GDĐH. Xây dựng xã hội học tập suốt đời; Đảm bảo cho tất cả công dân Việt Nam bình đẳng về cơ hội và quyền đƣợc đi học.
100
3.2.2 Vai trò nhà nước phải phù hợp với các cam kết quốc tế
Cũng nhƣ trong Hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ trƣớc đây, trong văn bản cam kết với WTO, dịch vụ giáo dục đƣợc đặt bên cạnh những dịch vụ khác nhƣ y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển...
Nhƣ vậy, Nhà nƣớc đã thừa nhận, ở một phƣơng diện nào đó, giáo dục không đơn thuần chỉ là phúc lợi xã hội, mà còn là quan hệ giữa đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục và ngƣời sử dụng dịch vụ phải trả phí. Đây là một sự thay đổi nhận thức quan trọng mà cho đến nay không phải mọi ngƣời trong xã hội ta đều dễ dàng chấp nhận
Quả vậy, không kể thời kỳ mà mọi thứ đều đƣợc Nhà nƣớc bao cấp, những năm gần đây, dù đã có những đổi mới đáng kể, giáo dục nƣớc ta vẫn cứ lƣớng vƣớng nửa bao cấp - nửa thị trƣờng. Điều này thể hiện rõ nhất ở giáo dục bậc đại học. Một mặt, xã hội yêu cầu phải có những trƣờng đào tạo chất lƣợng cao, vƣơn lên ngang tầm khu vực, nhƣng mặt khác, chi phí đào tạo thì một phần Nhà nƣớc phải gánh phần lớn.
Cần quan niệm rằng giáo dục đại học không phải chủ yếu là nâng cao dân trí mà là đào tạo ngƣời có trình độ ra làm việc. Vì vậy chính ngƣời đi học phải thanh toán chi phí đào tạo; Nhà nƣớc không phải bao cấp tràn lan - hẳn nhiên ngoại trừ những trƣờng hợp đặc biệt hoặc những ngƣời trong diện chính sách cần đƣợc hỗ trợ. Do đó, cần chấp nhận một thực tế là không phải bất cứ ai cũng có thể vào đại học.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận này khiến nhiều ngƣời lo lắng đặt vấn đề: liệu với sự mở cửa giáo dục, tình trạng thƣơng mại hóa giáo dục có diễn ra tràn lan, vƣợt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nƣớc? Nỗi lo này không phải là không có cơ sở từ thực tế: những năm gần đây đã xảy ra tình trạng nhiều
101
trƣờng chỉ chạy theo doanh thu, lấy học phí cao mà chất lƣợng đào tạo kém, thậm chí có cả chuyện bán bằng, lừa đảo ngƣời đi học.
Hoạt động hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học theo hƣớng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; giúp cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nƣớc.
Để tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ giáo dục, Nhà nƣớc cần phải cải thiện môi trƣờng pháp lý phủ hợp, có chính sách nhất quán nhằm khuyến khích phù hợp nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì ban hành các chính sách nhằm khuyến khích cơ sở giáo dục đại học đầu tƣ, mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các đối tác nƣớc ngoài.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách về đầu tƣ, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các đối tác nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào giáo dục đại học Việt Nam, cũng nhƣ mời các nhà khoa học quốc tế, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài tham gia vào các hoạt động nhƣ tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Trong dự thảo “ Chiến lƣợc giáo dục Việt Nam 2009- 2020 có đƣa ra những chỉ tiêu cụ thể với mục tiêu phát triển thị trƣờng GDĐH Việt Nam trong giai đoạn tới là: Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Tỷ lệ sinh viên so với dân số trong độ tuổi từ 18 đến 24 là 40% vào năm 2020. Mở rộng quy mô giáo dục đại học ngoài công lập, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chiếm 30%-
102
40% tổng số sinh viên trong cả nƣớc. Đến năm 2020, có khoảng 15.000 sinh viên nƣớc ngoài đăng ký vào học tại các trƣờng đại học Việt Nam. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tƣ duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trƣờng lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp, 80% số sinh viên tốt nghiệp đạt mức 3 theo chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế. Đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp đƣợc các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công việc.
Đồng thời, với việc nâng cao chất lƣợng toàn diện sinh viên diện đại trà, mở rộng diện đào tạo, bồi dƣỡng sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, thạo ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới để đến năm 2020, Việt Nam đứng trong nhóm 50 nƣớc đứng đầu về năng