Tổ chức giám sát và kiểm tra

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với phát triển giáo dục Đại học ở Việt Nam (Trang 39)

Trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc vừa là nhà quản lý toàn bộ nền kinh tế vừa làm nhiệm vụ trực tiếp cung cấp hàng hóa cho xã hội (thông qua các doanh nghiệp Nhà nƣớc, các cơ sở sản xuất thuộc sở hữu Nhà nƣớc…). Tùy vào tính chất của từng loại hàng hóa mà hai nhiệm vụ này đƣợc thể hiện mức độ quan trọng khác nhau, có hỗ trợ, thay thế và bổ sung cho nhau. Nếu là

29

những loại hàng hóa tƣ nhân, mà thị trƣờng tự do có thể hoàn toàn cung cấp thì nền kinh tế sẽ tìm thấy điểm cân bằng tối ƣu tại giao điểm cung và cầu, khi đó nhà nƣớc không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào sản xuất bởi vì hiệu quả kinh tế là thế mạnh của khu vực tƣ nhân và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa cho xã hội có thể đạt đƣợc hiệu quả bởi “bàn tay vô hình” tự điều tiết của thị trƣờng.

Tuy nhiên tổ chức giám sát và kiểm tra nền kinh tế nói chung và chất lƣợng và giá cả của hàng hóa nói riêng lại là chức năng cơ bản của Nhà nƣớc. Để kiểm soát chất lƣợng các sản phẩm thông thƣờng, chính phủ có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong đó có hệ thống pháp luật. Nhƣng với những loại hàng hóa có nhiều bất đối xứng thông tin, có lợi ích ngoại sinh, là công cụ điều tiết thu nhập nhƣ: giáo dục và y tế... thì cơ chế kiểm soát chất lƣợng cũng nhƣ giá cả của nó phức tạp hơn rất nhiều.

Để đánh giá vai trò Nhà nước đối với thị trường giáo dục đại học, các tiêu chí sau có thể được sử dụng:

* Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Môi trƣờng pháp luật với khung pháp lý hoàn chỉnh và hệ thống các văn bản pháp quy minh bạch điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trƣờng GDĐH sẽ đảm bảo và giúp thị trƣờng này hoạt động an toàn, bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trƣờng.

Chỉ có dựa trên một hệ thống các công cụ pháp luật đầy đủ và vững chắc, Nhà nƣớc mới có thể điều tiết xã hội thực hiện phân phối các cơ hội học tập một cách bình đẳng cho ngƣời dân; mặc khác chỉ khi có hệ thống pháp luật vững chắc thì Nhà nƣớc mới có thể xây dựng đƣợc những cơ chế, chính sách tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự kỷ cƣơng cho các chủ thể tham gia thị trƣờng GDĐH, để huy động và phát huy các nguồn lực xã hội phát triển thị trƣờng này. Mà hệ thống pháp luật về GDĐH do nhà nƣớc hoạch định và thực thi. Bởi vậy, mức độ hoàn thiện của

30

hệ thống này là thƣớc đo vai trò của nhà nƣớc đối với thị trƣờng GDĐH.

*Mức độ tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH. Các hoạt động trên thị trƣờng GDĐH đều dựa trên quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH. Do đó, quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH là thƣớc đo đánh giá trình độ phát triển của thị trƣờng GDĐH.

Do đặc điểm của thị trƣờng GDĐH, quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH phải đi liền với trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, điều này không thể tự nhiên có đƣợc, mà phải trải qua quá trình phát triển lâu dài, với sự can thiệp quyết liệt của nhà nƣớc, nhất là khi trình độ phƣơng pháp của thị trƣờng còn thấp. Bởi vậy, mức độ tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH càng cao, càng chứng tỏ nhà nƣớc đã thực hiện tốt vai trò của mình.

*Khả năng định hướng, điều tiết và khắc phục các khuyết tật của thị trường GDĐH. Mặt trái của thị trƣờng giáo dục GDĐH mang tính tất yếu và khắc phục mặt trái là chức năng, vai trò của Nhà nƣớc. Các khuyết tật của thị trƣờng GDĐH càng đƣợc khắc phục tốt bao nhiêu, chứng tỏ vai trò Nhà nƣớc càng đƣợc thực hiện tốt bấy nhiêu.

Hệ thống GDĐH của mỗi quốc gia, bên cạnh những cái chung, giống nhau, còn có những đặc điểm riêng, phục vụ cho định hƣớng phát triển của quốc gia đó. Bởi vậy, tính tự phát của thị trƣờng GDĐH phải đƣợc hạn chế, khắc phục bằng hoạt động định hƣớng, điều tiết của Nhà nƣớc. Vì thế, khả năng định hƣớng, điều tiết và khắc phục các khuyết tật của thị trƣờng GDĐH trở thành thƣớc đo việc thực hiện vai trò Nhà nƣớc.

*Mức độ hoàn thiện của bộ máy quản lý. Quản lý Nhà nƣớc là chức năng khách quan của nhà nƣớc đối với sự phát triển thị trƣờng GDĐH. Các cơ sở nhà nƣớc có trách nhiệm quản lý các hoạt động của thị trƣờng, cũng nhƣ trong từng cơ sở đào tạo về mọi mặt. Đây là lĩnh vực rộng lớn, hết sức khó khăn, phức tạp.

31

Sự can thiệp của Nhà nƣớc quá mức cần thiết có thể làm hạn chế quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH và tổn hại đến thị trƣờng GDĐH, đến sự phát triển GDĐH. Ngƣợc lại, sự can thiệp không đủ mức sẽ làm các khuyết tật thị trƣờng không đƣợc hạn chế và làm tổn hại đến sự phát triển GDĐH cũng không kém. Do đó, mức độ hoàn thiện của bộ máy quản lý vừa là điều kiện, vừa là thƣớc đo việc thực hiện vai trò Nhà nƣớc.

1.3. Kinh nghiệm về phát huy vai trò nhà nƣớc đối với thị trƣờng giáo dục đại học của một số nƣớc trên thế giới

1.3.1 Vai trò nhà nước đối với thị trường giáo dục đại học của một số nước trên thế giới nước trên thế giới

1.3.1.1.Kinh nghiệm của Hoa kỳ

Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ có đặc điểm là vận hành theo nguyên tắc tự trị rộng lớn của các trƣờng đại học. Hiến pháp Mỹ quy định, trách nhiệm quản lý giáo dục không thuộc về Chính phủ liên bang mà thuộc về mỗi bang. Chính quyền bang cũng chỉ quản lý giáo dục bậc cao một phần, bằng việc đầu tƣ một khoản kinh phí và cử một ngƣời đại diện tham gia Hội đồng quản trị của các trƣờng đại học công. Các trƣờng này gần nhƣ có toàn quyền quyết định mọi việc của mình, bao gồm cả thuê mƣớn, tuyển dụng, sa thải giảng viên, nhân viên... Riêng các trƣờng tƣ nhân (chiếm gần một nửa trong số 3.500 trƣờng đại học, cao đẳng ở Hoa Kỳ), quyền tự trị của họ còn lớn hơn nhiều. Nguyên tắc tự trị quản lý giáo dục đại học Hoa Kỳ trong cơ chế thị trƣờng tất yếu nảy sinh nguyên tắc tự do cạnh tranh giữa các trƣờng đại học. Ƣu điểm của nó là tạo ra một nền giáo dục bậc cao đại chúng gắn bó chặt chẽ và bền vững với cộng đồng địa phƣơng, có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, bám sát nhu cầu của thị trƣờng lao động. Nguyên tắc cạnh tranh giáo dục cũng buộc các trƣờng đại học phải không ngừng đầu tƣ hiện đại hóa cơ sở vật chất, thu hút và khuyến khích những giảng viên giỏi làm việc cho trƣờng, không ngừng

32 nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Nền GDĐH Hoa kỳ là nền giáo dục dành cho số đông và khi phổ cập GDĐH thì vấn đề đƣợc quan tâm nhất của Mỹ là chất lƣợng đầu ra (sau tốt nghiệp); bởi chất lƣợng đầu ra là yếu tố quyết định đến uy tín chất lƣợng của Trƣờng, còn thị trƣờng sử dụng lao động là khâu kiểm nghiệm cuối cùng chất lƣợng sản phẩm đó. GDĐH ở Mỹ có tính tự chủ cao, đƣợc phân cấp phân quyền mạnh; các trƣờng tự định ra các chính sách tài chính, mức thu học phí, chƣơng trình, tuyển sinh… Các trƣờng công do chính quyền Bang, Quận lập và quản lý chiếm khoảng 45% tổng số trƣờng đại học. Không có trƣờng do Liên bang quản lý. Các trƣờng tƣ chiếm khoảng 46% (quan niệm giáo dục của Mỹ là “ khi tƣ nhân hóa nhiều dịch vụ GDĐH thì tiết kiệm đƣợc 15- 40% chi phí cho giáo dục”, còn lại khoảng 9% là cơ sở đào tạo nghề. Khi theo học bậc đại học, ngƣời học phải bỏ tiền ra để học, do đó ngƣời học thƣờng có ý thức học tập cao; mức học phí đóng góp tùy theo từng trƣờng và từ 3000- 20000USD/ năm. Học phí ở các trƣờng đại học nổi tiếng từ 15.000 – 20.000 USD/ năm; ở các trƣờng cao đẳng cộng đồng khoảng trên dƣới 10.000/ năm.

Đặc trƣng của nền GDĐH của Mỹ là phi tập trung; tính thực tiễn; tính đại chúng và tính thị trƣờng. Do đó, GDĐH ở Mỹ đƣợc phân cấp mạnh giúp họ di chuyển nguồn lực thuận lợi để đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu học tập.

Nền GDĐH Mỹ chịu sự chi phối mạnh của thị trƣờng nhƣng không vì thế mà phó mặc cho thị trƣờng; ngƣợc lại, nền GDĐH đó còn tận dụng, khai thác sức mạnh của thị trƣờng để nâng cao hiệu quả đầu tƣ và phần lớn các trƣờng đại học ngoài công lập của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận (chỉ có ít trƣờng đào tạo theo hƣớng nghề nghiệp cụ thể hoạt động vì lợi nhuận).

Để tiếp cận với các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang cho hoạt động giáo dục của trƣờng thì các cơ sở GDĐH phải đƣợc công nhận chất lƣợng bởi một

33

tổ chức đƣợc cơ quan Giáo dục Liên bang công nhân.

Nhà nƣớc hỗ trợ tích cực cho việc tiếp tục phát triển giáo dục đại học. Một nhiệm vụ đƣợc chính phủ Mỹ đặt ra ngay từ đầu thế kỷ 21 là phải phổ cập đƣợc giáo dục đại học cho mọi ngƣời.

Để thực hiện nhiệm vụ này trong những năm 1990 Mỹ đã có một số văn bản và chƣơng trình quốc gia đƣợc ban hành, nhƣ mức ƣu đãi về thuế khác nhau, miễn thuế trong thời gian học tập tại các trƣờng đại học, Luật “Giảm thuế tín dụng cho các mục tiêu giáo dục”; các chƣơng trình hỗ trợ học bổng, cho sinh viên vay, tạo các chƣơng trình cho sinh viên kết hợp vừa học tập vừa làm thêm

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Singapore

Mô hình GDĐH của Singapore có sự kết hợp điểm mạnh của mô hình GDĐH Phƣơng đông (định hƣớng thi cử và trọng nhân tài) và Phƣơng Tây (tạo sự cân bằng, chú trọng phát triển cá tính và phát triển toàn diện). Nhà nƣớc khuyến khích đổi mới, đặc biệt là những lĩnh vực đào tạo mới; đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội đối với các trƣờng đại học.

Nhà nƣớc tạo sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và công khai giữa các trƣờng đại học. Nhà nƣớc cho rằng cạnh tranh sẽ tạo nên sự đổi mới, tính sáng tạo, nâng cao chất lƣợng về đào tạo và nghiên cứu khoa học, các trƣờng khi có sự cạnh tranh, ganh đua tất yếu sẽ phải lựa chọn cho mình các thế mạnh, các lợi thế để phát triển.

Singapore đầu tƣ cho GDĐH theo hƣớng có trọng điểm, chọn thời điểm để đột phá, đổi mới, không đầu tƣ theo kiểu bình quân hóa trong GDĐH, đổi mới và đầu tƣ từ đầu đến cuối để đạt chuẩn quốc tế. Việc đầu tƣ để nâng trƣờng đại học đạt chuẩn quốc tế đƣợc thực hiện theo lộ trình, phù hợp với yêu cầu phát triển từng giai đoạn của đất nƣớc, những trƣờng đã đƣợc đầu tƣ trƣớc

34

vẫn tiếp tục dƣợc quan tâm, đầu tƣ để giữ vững vị thế và đảm bảo tính ổn định bền vững…

Singapore còn chú trọng khai thác nguồn lực tài chính bên ngoài để góp phần phát triển thị trƣờng GDĐH. Chiến lƣợc đa dạng hóa các loại hình trƣờng để thu hút sự đầu tƣ. Với chủ trƣơng đƣa đất nƣớc trở thành thị trƣờng đào tạo hàng đầu Đông Nam Á và toàn Châu Á bẳng cách thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ các trƣờng đại học hàng đầu thế giới vào liên kết đào tạo hoặc độc lập mở trƣờng tại Singapore. Với chính sách này, Singapore đã thu hút đƣợc nhiều trƣờng đại học nổi tiếng của Mỹ và Châu Âu và hƣớng tới thu hút nhiều hơn nữa các cơ sở GDĐH nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

1.3.1.3 Kinh nghiệm Nhật Bản

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong công cuộc cải cách giáo dục đại học ở Nhật Bản trong những năm vừa qua và vẫn đang tiếp tục trong giai đoạn hiện nay là tập đoàn hóa các trƣờng đại học công lập. Quá trình này đƣợc thực hiện với mục tiêu tăng cƣờng tính độc lập tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trƣờng đại học công lập, áp dụng mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp trong quản trị đại học.

Tƣ tƣởng tập đoàn hóa đại học công lập ở Nhật Bản không phải là mới xuất hiện, mà tƣ tƣờng này đã hình thành từ cuối thế kỷ 20 khi xuất hiện để xuất về “ tính độc lập của các đại học Hoàng Gia”, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc về học thuật của các đại học đối với Hoàng gia. Đến những năm 60 cũng có những ý tƣởng về tập đoàn hóa đại học. Năm 1971 hội đồng trung ƣơng về giáo dục đã đƣa ra các đề xuất về tập đoàn hóa các đại học công lập nhằm tăng tính tự chủ, độc lập của các đại học qua đó tạo điều kiện cho các đại học tƣ phát triển.

35

đã tăng mạnh, mở đầu cho quá trình đại chúng hóa GDĐH. Nếu nhƣ ở Mỹ quá trình đại chúng hóa GDĐH có vai trò to lớn của các trƣờng cao đẳng cộng đồng thì ở Nhật Bản vai trò lớn thuộc về hệ thống các trƣờng đại học cao đẳng tƣ. Quy mô GDĐH tăng lên khoảng 5 lần từ 1965 đến 2007. Tỷ lệ sinh viên vào độ tuổi đại học, cao đẳng tăng từ 10% năm 1965 lên 60% năm 2007. Số sinh viên nƣớc ngoài học ở Nhật Bản tăng mạnh từ khoảng 10.000 sinh viên ( 1983) lên 117.000 sinh viên ( 2004).

Khác với giáo dục cơ sở là giáo dục bắt buộc và miễn phí, giáo dục đại học Nhật Bản có mức học phí khá cao ở trƣờng tƣ cũng nhƣ ở trƣờng công. Ngoài số sinh viên đƣợc cấp học bổng của chính phủ Nhật Bản để trang trải học phí, còn lại đều phải đóng học phí theo mức thu của từng trƣờng theo quy định. Cơ cấu tài chính cho giáo dục đại học công bao gồm khoản cấp từ ngân sách nhà nƣớc theo hình thức trọn gói chiếm khoảng 50- 50%; phần thu từ học phí, lệ phí tuyển sinh không lớn khoảng 10- 15%, còn lại khoảng 25- 30% là đƣợc hình thành từ các nguồn thu nhập khác của nhà trƣờng. Cơ cấu chi ở các trƣờng đại học công bao hàm khoảng 45- 55% chi cho con ngƣời ( lƣơng bổng, chế độ phụ cấp cho giáo viên, nhân viên, sinh viên…), khoảng 20 % chi cho các hoạt động giáo dục và đào tạo thƣờng xuyên. Đối với các trƣờng tƣ nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí thông qua các khoản trợ cấp và cho vay ƣu đãi, tủy theo nhu cầu và khả năng của từng trƣờng trên cơ sở cạnh tranh chất lƣợng và đáp ứng mục tiêu yêu cầu phát triển của quốc gia.

1.3.1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ giữa những năm 1980 đến nay, để duy trì sự phát triển lành mạnh, tránh sự dao động, thụt lùi, giáo dục Trung Quốc đã có một hệ thống pháp luật, quy chế đúng đắn, khách quan, có hiệu lực, bảo đảm chắc chắn rằng giáo dục Trung Quốc trong quá trình cải cách và phát triển luôn đƣợc bảo vệ bởi

36

pháp luật. Việc Nhà nƣớc ban hành những bộ luật cho giáo dục, một mặt đã khẳng định đƣợc vị trí, vai trò và chức năng của giáo dục, mặt khác đã tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng cho sự phát triển của giáo dục, ràng buộc và khuyến khích, động viên toàn xã hội tham gia vào giáo dục với tƣ cách vừa là ngƣời chủ của sự nghiệp giáo dục, vừa là ngƣời đƣợc hƣởng lợi do giáo dục đem lại.

Giáo dục Trung Quốc sau giải phóng luôn luôn phát triển dƣới sự khống chế trực tiếp của Nhà nƣớc trung ƣơng. Sau cải cách mở cửa tuy có nới lỏng hơn, nhƣng so với các ngành khác vẫn là khu vực cấm cách rất xa thị trƣờng. Phản ứng của nó đối với tín hiệu thị trƣờng cũng rất yếu. Bởi vậy, trong một

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với phát triển giáo dục Đại học ở Việt Nam (Trang 39)