Với những nghiên cứu về một số nƣớc có thị trƣờng giáo dục đại học rất phát triển trên thế giới có thể rút ra một số nhận định, kinh nghiệm cho thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam nhƣ sau:
1.3.2.1 Kinh nghiệm về việc tạo lập môi trường, thể chế - Cấp phép hoạt động:
Hầu hết các nƣớc đều yêu cầu các chi nhánh hoặc cơ sở đào tạo vệ tinh của nƣớc ngoài đều phải đƣợc thiết lập bởi những trƣờng đại học đã đƣợc công nhận chất lƣợng thông qua kiểm định tại nƣớc họ, đồng thời phải đƣợc nƣớc sở tại đồng ý cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, thực tế áp dụng tại nhiều nƣớc đã bộc lộ những vấn đề sau:
Chi nhánh hoặc cơ sở đào tạo vệ tinh của nƣớc ngoài chƣa hẳn đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kiểm định chất lƣợng nhƣ cơ sở chính của trƣờng họ, chẳng hạn về các yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thƣ viện.
Nhiều trƣờng đại học ở nƣớc ngoài đã đƣợc kiểm định và công nhận chất lƣợng cấp trƣờng nhƣng chƣa đƣợc kiểm định cấp chƣơng trình, trong đó có những chƣơng trình đƣợc tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo với nƣớc sở tại. Trong bối cảnh nở rộ các chƣơng trình đào tạo (CTĐT) liên kết với nƣớc ngoài hiện nay ở Việt Nam, việc sớm xác lập những chủ trƣơng để sàng lọc các cơ sở đào tạo và CTĐT liên kết là rất cần thiết để đảm bảo quyền lợi lâu dài của ngƣời học. Với những CTĐT đƣợc thực hiện hoàn toàn bởi đối tác nƣớc ngoài, có thể yêu cầu trƣờng đại học cung cấp những tài liệu chứng minh các CTĐT đã đƣợc các cơ quan kiểm định ngành công nhận chất lƣợng (chẳng hạn kết quả kiểm định của ABET đối với các chƣơng trình khoa học ứng dụng, máy tính, kỹ thuật, và công nghệ)
1.3.2.2 Kinh nghiệm về khắc phục những khuyết tật của thị trường - Cháy máu chất xám
39
Thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các quốc gia khác từ lâu đã trở thành một nội dung chiến lƣợc quan trọng ở nhiều nƣớc phát triển và ngày càng có tính cạnh tranh cao trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và sự cam kết thực hiện GATS của các quốc gia thành viên thuộc WTO.) Tổng kết những mặt đáng chú ý khi bàn về hiện tƣợng chảy máu chất xám dƣới những tác động của toàn cầu hóa trong lĩnh vực giáo dục:
Mục tiêu ban đầu của việc giúp đỡ sinh viên các quốc gia đang phát triển có cơ hội học tập lên cao ở quốc gia khác và sau đó quay trở về nƣớc để cống hiến đang mờ nhạt nhanh chóng bởi sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các quốc gia.
Đối với Việt Nam, số học sinh ra nƣớc ngoài học tập trong những năm gần đây đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt đối với nhóm du học sinh tự túc. Theo thống kê của Viện Giáo dục quốc tế (IIE), số sinh viên Việt Nam tại các trƣờng đại học Mỹ đứng hàng thứ 13 trong năm 2008, song đƣợc ghi nhận là tăng nhanh nhất trong vài năm gần đây so với các nƣớc khác: trong năm 2008 là 8.769 SV, 2007 là 6.036, 2006 là 4.597, 2005 là 3.670, 2004 là 3.165, 2003 là 2.722... Đối với một số quốc gia có nền giáo dục phát triển khác nhƣ Anh, Úc, Nhật, Singapore,… số du học sinh Việt Nam đến học cũng đang tăng lên không ngừng. Sự gia tăng này tất yếu dẫn đến sự gia tăng về tỷ lệ đội ngũ trí thức ở lại sinh sống và làm việc ở nƣớc ngoài, và vì vậy vấn đề làm sao để có nhiều ngƣời trong số đội ngũ này tự nguyện trở về Việt Nam làm việc lâu dài là một bài toán cần sớm có lời giải một cách căn cơ.
Đối với đất nƣớc, “chảy máu chất xám” là một “vấn nạn”, và vì vậy Nhà nƣớc cần có những chính sách kịp thời để ngăn chặn. Tuy nhiên, cũng không ít ngƣời cho rằng sự dịch chuyển của lực lƣợng lao động từ nƣớc này sang nƣớc khác là hiện tƣợng bình thƣờng và tất yếu trong nền kinh tế hội nhập ở qui mô toàn cầu, và vấn đề là làm sao cân bằng đƣợc hai “dòng chảy” này.
40
Trong nền kinh tế toàn cầu, thị trƣờng lao động cũng ngày càng mang tính toàn cầu. Và một nƣớc muốn phát triển cũng cần có chiến lƣợc, chính sách nguồn nhân lực khôn khéo của mình. Nhƣ thế đâu cần phải ngăn "chảy máu chất xám". Chất xám chảy đi, nhƣng cũng có thể chảy lại, tất cả chỉ phụ thuộc vào hiểu biết, vào cách ứng xử của chúng ta.
Mỗi nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát triển, đã và đang có những giải pháp riêng cho mình về vấn đề này. Quyết tâm của Malaysia hƣớng đến không những giảm dần chi tiêu ngoại tệ cho việc ra nƣớc ngoài học của ngƣời dân mà còn biến đất nƣớc này trở thành một điểm đến của khu vực về giáo dục có thể đƣợc xem là một mô hình đáng để chúng ta học hỏi.
1.3.2.3 Kinh nghiệm về việc hỗ trợ điều tiết thị trường
*Tính độc lập trong hoạt động của cơ sở GDĐH nước ngoài. Một số quốc gia (chẳng hạn Trung Quốc) không cho phép các trƣờng đại học nƣớc ngoài mở chi nhánh hoặc cơ sở đào tạo vệ tinh dƣới hình thức hoạt động độc lập tại nƣớc họ mà phải liên kết với một trƣờng đại học sở tại với lý do hình thức hoạt động nhƣ vậy không đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở GDĐH trong nƣớc
Đối với Việt Nam, đến nay mới chỉ có RMIT (Úc) là trƣờng đại học nƣớc ngoài duy nhất hoạt động tại Việt Nam dƣới hình thức hoạt động độc lập (tính đến thời điểm tháng 1/2006, Việt Nam là quốc gia châu Á đầu tiên cho phép thành lập trƣờng đại học với 100% vốn nƣớc ngoài). Sự hiện diện của các chi nhánh nhƣ của RMIT đã góp phần xây dựng một hình mẫu chất lƣợng cao về GDĐH tại Việt Nam và đáp ứng một phần nhu cầu du học tại chỗ. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực đào tạo của các trƣờng đại học Việt Nam thông qua các hình thức liên kết với nƣớc ngoài, Bộ GD&ĐT cũng nên hạn chế về số lƣợng các chi nhánh đào tạo nƣớc ngoài thuộc dạng này và chỉ cấp phép đối với các trƣờng đại học có uy tín cao trên thế giới.
41
*Ngành và chương trình đào tạo. Các các cơ sở đào tạo liên kết với nƣớc ngoài thƣờng tập trung đào tạo các ngành không đòi hỏi chi phí đầu tƣ cao hoặc chủ yếu đáp ứng nhu cầu học tập trong giai đoạn hiện tại. Điều này có thể góp phần dẫn đến sự mất cân đối về mặt chuyên môn của nguồn nhân lực trong tƣơng lai ở nƣớc sở tại. Tại Việt Nam, các CTĐT của chi nhánh nƣớc ngoài cũng nhƣ liên kết với các trƣờng đại học trong nƣớc đang tập trung chính vào các ngành “thời thƣợng” nhƣ kinh tế, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, tiếng Anh… Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc hợp tác với nƣớc ngoài trong phát triển GDĐH phù hợp với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực.
Về nội dung đào tạo, các CTĐT của các trƣờng đại học chi nhánh và các CTĐT liên kết với nƣớc ngoài thƣờng tập trung chủ yếu vào các môn học chuyên ngành, mang tính định hƣớng nghề nghiệp cao. Cách làm này một mặt dễ thu hút ngƣời học, mặt khác giúp ngƣời học sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, việc xem nhẹ các môn học đại cƣơng thuộc khối xã hội nhân văn nhƣ Chính trị, Pháp luật, Tâm lý, … có thể làm ngƣời học sau khi tốt nghiệp thiếu đi một nền tảng giáo dục vững chắc giúp họ hoàn thiện nhân cách và ý thức học tập suốt đời. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cũng cần có qui định về các môn học đại cƣơng thuộc khối xã hội nhân văn trong các CTĐT liên kết với nƣớc ngoài.
1.3.2.4 Kinh nghiệm về tổ chức giám sát và kiểm tra
*Công nhận bằng cấp. Hầu hết các CTĐT có liên kết với nƣớc ngoài đều đƣợc các trƣờng nƣớc ngoài cấp bằng. Để đảm bảo giá trị của văn bằng, nhiều nƣớc yêu cầu các trƣờng cấp bằng phải chứng minh đƣợc bản thân các trƣờng và các CTĐT liên quan đã đƣợc kiểm định và công nhận chất lƣợng.
Đối với Việt Nam, sự thất bại của chƣơng trình liên kết giữa Taiwan Asian International University (AIU) với Trƣờng đại học Ngoại ngữ Hà Nội
42
vào năm 1995 là một ví dụ về sự thiếu chặt chẽ trong khâu kiểm tra chất lƣợng đối với trƣờng đối tác.
Thực tế ở nhiều nƣớc (đặc biệt là Hoa Kỳ) cho thấy nhiều trƣờng đại học đƣợc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nƣớc đó (ví dụ Bộ giáo dục của một bang thuộc Hoa Kỳ) cho phép thành lập và đƣợc phép cấp bằng nhƣng bản thân các trƣờng này cũng nhƣ các CTĐT của họ chƣa đƣợc kiểm định hoặc thậm chí không đạt yêu cầu của kiểm định chất lƣợng tại nƣớc họ. Đối với các chi nhánh hoặc cơ sở đào tạo vệ tinh của các trƣờng thuộc loại này cũng nhƣ các CTĐT liên kết với họ, Bộ GD&ĐT nên từ chối cấp phép hoạt động ngay từ đầu hoặc yêu cầu họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định trƣờng/chƣơng trình của Việt Nam. Kinh nghiệm của Malaysia trong trƣờng hợp này là rất đáng để nghiên cứu, học hỏi
43
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
2.1 Tình hình thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21
2.1.1. Cung
2.1.1.1. Các chủ thể cung
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Nhiệm vụ chính của thị trƣờng GDĐH là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động bậc cao của xã hội, đóng góp quan trọng và có tỷ lệ lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tạo ra những tri thức mới thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế ứng dụng, chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ xã hội.
Hiện nay, thị trƣờng GDĐH của nƣớc ta đang trong giai đoạn phát triển và dần hoàn chỉnh về hình thức và chất lƣợng theo xu thế phát triển chung của GDĐH trên thế giới. Mạng lƣới cơ sở GDĐH phân bố rộng khắp trong cả nƣớc, đa dạng hóa về loại hình trƣờng, ngành nghề, phƣơng thức đào tạo… theo hƣớng hội nhập với xu thế chung của thể giới. Quy mô đào tạo tăng nhanh, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo của xã hội. Chất lƣợng đào tạo có chuyển biến tốt về nhiều mặt. Các hoạt động đánh giá, đảm bảo chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng bƣớc đầu đã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và đào tạo của các trƣờng đại học và cao đẳng.
2.1.1.2. Các nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nƣớc ta sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đã thúc đẩy sự
44
phát triển của các thành phần kinh tế và cũng tác động mạnh mẽ tới sự đa dạng các nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học. Tuy vậy, nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo vẫn giữ vai trò quan trọng quyết định tới sự phát triển của hệ thống giáo dục.
Nguồn ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục chính là một phần nguồn tài chính tập trung vào quỹ ngân sách Nhà nƣớc đƣợc phân bổ và sử dụng đầu tƣ cho giáo dục. Phân bổ nguồn ngân sách Nhà nƣớc hiện nay đang có hiệu lực thi hành trong từng thời kỳ. Hiện nay, phân bổ ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ giáo dục tuân thủ theo Luật Ngân sách nhà nƣớc đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Bảng 2.1: Số liệu chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
Đơn vị : Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Chi xây dựng cơ bản 9.705 11.530 12.500 16.160 20275 So sánh năm sau/ năm
trƣớc (%)
119 108 129 125
2 Chi thƣờng xuyên 45.595 55.240 61.517 78.475 84.500 So sánh năm sau/ năm
trƣớc (%)
121 111 128 108
3 Chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục
2.970 3.380 3.480 4.000 So sánh năm sau/ năm
trƣớc (%)
114 103 115
4 Tổng số ( 1+ 2) 55.300 66.770 74.017 94.635 104.77 5 So sánh năm sau/ năm
trƣớc (%)
121 110 127 162
5 Tỷ trọng NSNN ( %) 12,12 13,46 12,85 13,36 17,4
45
Tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo trong tổng chi ngân sách Nhà nƣớc có xu hƣớng tăng dần, từ năm 2006 tỷ trọng chi cho giáo dục đào tạo là 12,12%, năm 2008 là 12,85%, năm 2010 đạt 17,4%.
Nếu so sánh chi ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo năm sau so với năm trƣớc có thể thấy rằng, tốc độ chi ngân sách cho giáo dục đào tạo năm 2007/2006 tăng 21%, năm 2010/2009 đã tăng lên 62%. Từ năm 2006 đến năm 2011 chi ngân sách Nhà nƣớc cho GDĐH đã có sự ƣu tiên rõ rệt. Tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo tăng trƣởng nhanh với tốc độ tăng bình quân hàng năm 23% cao hơn với tốc độ tăng chi ngân sách Nhà nƣớc (tốc độ tăng chi ngân sách Nhà nƣớc bình quân là 17%); Tổng chi ngân sách Nhà nƣớc cho GDĐH tăng với tốc độ tăng bình quân hàng năm 22%.
Bảng 2.2: Số liệu chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2009
Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng chi NSNN cho GDĐH 4.355 5.346 6.512 7.093 9.498 So sánh năm sau/ năm trước (%) 123 122 109 134 2 Tỷ trọng trong chi NSNN chi giáo dục đào tạo( %) 10,14 12,12 13,46 12,85 13,36 Nguồn: [12]
46 Qua bảng số liệu nhận thấy:
- Các khoản chi đều tăng, tuy nhiên tỷ lệ chi đầu tƣ cơ sở vật chất còn ở mức thấp, nguồn tài chính dành cho đầu tƣ chiều sâu trang thiết bị, tăng cƣờng cơ sở vật chất còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục.
- Chi thƣờng xuyên cho hoạt động giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo. Đây là khoản chi chủ yếu nhằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo đƣợc giao, cũng là nội dung chi đƣợc thực hiện tự chủ tài chính theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Với kinh phí dành cho khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, chi đầu tƣ cơ sở vật chất nhƣ hiện nay không thể đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu của chƣơng trình đào tạo, chƣa cải thiện đƣợc điều kiện giảng dạy, học tập, nhằm mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng đại học. Từ năm 2005 đến năm 2010 tổng thu sự nghiệp của các trƣờng đại học công lập tăng trƣởng nhanh với tốc độ tăng bình quân hàng năm 31% cao hơn với tốc độ chi ngân sách nhà nƣớc cho GDĐH ( tốc độ tăng chi ngân sách nhà nƣớc cho GDĐH bình quân tăng hăng năm 22%).
Tỷ trọng thu học phí chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu sự nghiệp của các trƣờng đại học công lập. Tuy nhiên có xu hƣớng giảm dần do mức thu học phí cố định trong nhiều năm, từ năm 2005 tỷ trọng thu học phí là 65%, năm 2009 còn 44%.
47
Bảng 2.3: Số liệu thu sự nghiệp của các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Học phí đại học công lập 3.270 4.087 4.642 5.517 6.455