1.1.3.1. Theo đuổi lợi nhuận có thể làm xói mòn trách nhiệm xã hội, văn hóa và các mục tiêu của GDĐH.
Cơ chế thị trƣờng tất yếu dẫn đến đa dạng hóa các chủ thể cung ứng dịch vụ GDĐH, trong đó có đại học vì lợi nhuận. Do theo đuổi lợi nhuận, nhà đầu tƣ có thể không chú ý đầy đủ đến chất lƣợng dịch vụ GDĐH. Vì khách hàng là “thƣợng đế” nên khó tránh khỏi hiện tƣợng cơ sở GDĐH “chiều” ngƣời học, chạy theo số lƣợng, cắt xén chƣơng trình, không chú ý đầy đủ đến giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho ngƣời học. Ngay trong các trƣờng công lập (đại học phi lợi nhuận), tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng cũng không nhỏ. Hiện tƣợng “mua bằng, bán điểm”, “học giả, bằng thật”… không dễ gì xóa bỏ một sớm, một chiều.
1.1.3.2. Bất đối xứng thông tin
Bất đối xứng thông tin hay tình trạng xuất hiện trên thị trƣờng khi một bên nào đó tham gia vào giao dịch có đƣợc thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm. Giáo dục đại học là một loại hàng hóa có bất đối xứng thông tin và đƣợc thể hiện cả từ phía nhà cung cấp và ngƣời tiêu dùng.
Thứ nhất, lựa chọn nghịch và tâm lý ỷ lại xảy ra trong giáo dục đại học đƣợc thể hiện, ngay từ khâu chọn trƣờng, ngƣời học đã không có những cơ sở thông tin đầy đủ và chính xác về chất lƣợng đào tạo, đội ngũ giáo viên giảng dạy, cũng nhƣ cơ sở vật chất của trƣờng có tƣơng xứng với học phí mà họ phải trả hay không. Do vậy, các trƣờng đại học công lập luôn là sự lựa chọn
15
hàng đầu của phần lớn sinh viên, không chỉ vì học phí thấp mà còn có lý do an toàn do thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ.
Thứ hai, bất đối xứng thông tin trong lựa chọn ngành nghề đào tạo sẽ ảnh hƣởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của ngƣời tiêu dùng sau khi ra trƣờng nhƣ: xác suất tìm kiếm đƣợc việc làm theo ngành nghề, khả năng làm việc có hiệu quả, có năng suất, mức thu nhập có thể đảm bảo bù đắp đƣợc những chi phí đầu tƣ cho học tập trong thời gian bao nhiêu lâu.
Thứ ba, ngay chính ngƣời tiêu dùng cũng không hiểu đƣợc khả năng của mình có thể tiếp thu đƣợc những tri thức ở bậc học, cấp học cao hơn nhƣ thế nào. Cuối cùng, đầu tƣ vào hàng hóa này có tính rủi ro cao vì không ai biết đƣợc mình sẽ sống đƣợc bao lâu, sức khoẻ tốt xấu nhƣ thế nào và thu nhập sau này ra sao để đánh giá rõ đƣợc thu nhập trong tƣơng lai có đủ trang trải cho chi phí mà mình đã đầu tƣ vào giáo dục hiện tại hay không. Tất cả những điều này, dẫn đến việc mua hàng có thể theo số đông, theo xu thế của trào lƣu, theo sở thích cá nhân khiến cho nhu cầu ảo tăng lên và phí tổn xã hội rất lớn vì cùng xuất hiện cả lựa chọn nghịch và tâm lý ỷ lại.
Tâm lý ỷ lại trong giáo dục đại học còn thể hiện ở chỗ, khi ngƣời học đã vào đƣợc đại học, nếu cơ chế sàng lọc của cơ sở đào tạo không hiệu quả, nếu những tiêu cực và bất cập về quản lý khiến nhiều ngƣời nghĩ rằng vận may hoặc tiền bạc có thể thay cho khả năng học tập và giúp họ vƣợt qua đƣợc các kỳ sát hạch trong tích lũy tri thức thì nhu cầu ảo, chất lƣợng ảo trong giáo dục đại học lại càng tăng lên. Nếu hệ thống giáo dục chỉ coi trọng thi cử, quan tâm đến đầu vào mà không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong kiểm soát học tập thì tâm lý ỷ lại trong giáo dục đại học lại càng thể hiện rõ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hƣởng quyết định tới chất lƣợng của hàng hóa. Trong trƣờng hợp này, chỉ có sự can thiệp tích cực của Nhà nƣớc mới là công cụ hiệu quả nhất khắc phục đƣợc những khiếm khuyết của thị trƣờng.
16
1.1.3.3. Gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ GDĐH
Sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trƣờng đến GDĐH tất yếu làm nảy sinh nguy cơ giãn cách về cơ hội tiếp cận GDĐH giữa các nhóm dân cƣ có mức thu nhập khác nhau. Nhóm ngƣời có thu nhập thấp, những ngƣời nghèo, ngƣời sống ở những vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển khó có khả năng tiếp cận GDĐH so với những nhóm ngƣời có thu nhập cao và có điều kiện sống thuận lợi.
1.2. Vai trò nhà nƣớc đối với thị trƣờng giáo dục đại học
Vai trò của Nhà nƣớc đối với giáo dục đã đƣợc nhiều nhà kinh tế học đề cập. Adam Smith - nhà kinh tế học của trƣờng phái cổ điển Anh- đã đặc biệt nhấn mạnh các lợi thế của thị trƣờng trong việc tạo sự cạnh tranh, mang lại chất lƣợng cao cho hàng hóa nói chung và sản phẩm giáo dục nói riêng. Ông cho rằng, các trƣờng đại học và các cơ sở giáo dục công chƣa bao giờ hoạt động có hiệu quả vì thiếu động lực cạnh tranh. Sự bao cấp của chính phủ chỉ làm cho giáo dục trở nên trì trệ, do đó cần phát triển giáo dục tƣ và hạn chế hoàn toàn sự can thiệp của chính phủ.
Khác với Adam Smith, John Stuart Mill lại nhấn mạnh vai trò của chính phủ đối với giáo dục. Ông cho rằng, giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con ngƣời và xã hội. Nếu những ngƣời nghèo không đủ tiền để mua các sản phẩm và dịch vụ giáo dục thì mục đích của xã hội sẽ không thể nào đạt đƣợc. Ông cũng nhìn thấy giá trị của cạnh tranh, hạn chế của sự bao cấp của Nhà nƣớc đối với giáo dục và ông đƣa ra một giải pháp để giải quyết tình huống này: đó là Nhà nƣớc hỗ trợ giáo dục cùng với việc thu học phí của ngƣời học nhƣ một phần đầu tƣ vào giáo dục của chính họ kể cả trong các trƣờng công. Một khi ngƣời học phải trả tiền thì họ sẽ lựa chọn nơi học phù hợp và có chất lƣợng cho mình. Vai trò của Nhà nƣớc lúc bấy giờ là cƣỡng chế giáo dục với tất cả mọi ngƣời. Việc hỗ trợ cho giáo dục theo quan điểm
17
của các nhà kinh tế cổ điển, không đồng nghĩa với việc phải có một hệ thống các trƣờng công. Đầu tƣ của Nhà nƣớc cho giáo dục hạn chế đƣợc sự mất công bằng trong việc tiếp cận giáo dục và do đó cũng tránh đƣợc việc lãng phí ngƣời tài của nguồn nhân lực.
Khi nói về quan điểm sự thất bại của thị trƣờng của Alfred Marshall, (thị trƣờng sản xuất ra quá mức một loại hàng hóa nào đó dẫn tới sự khủng hoảng thừa hay ngƣợc lại) Teixeira cũng đã đƣa ra một câu hỏi rất thú vị: nếu thị trƣờng thất bại thì liệu chính phủ có thất bại không? Và câu trả lời là: có - khi sự bao cấp của Nhà nƣớc, sự quan liêu của hệ thống quản lý hành chính làm cho hệ thống giáo dục bị trì trệ trong việc phát triển, chất lƣợng thấp và thiếu sự sáng tạo.
Milton Friedman quay trở lại với quan điểm thị trƣờng giáo dục và hạn chế vai trò của chính phủ đối với giáo dục mà John Stuart Mill đã từng nhấn mạnh. Sự sụt giảm của kinh tế và thu nhập của ngƣời dân do chất lƣợng giáo dục yếu kém đã đặt lại vấn đề thị trƣờng trong giáo dục trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây. Milton Friedman và một số nhà kinh tế khác cho rằng, thị trƣờng giáo dục làm thay đổi cách thức nhà trƣờng vận hành, biết rõ nhu cầu và phục vụ lợi ích của các khách hàng, nhận thức đƣợc điểm mạnh và yếu của tổ chức mình.
Trong giai đoạn hiện nay, vai trò Nhà nƣớc đối với thị trƣờng GDĐH đƣợc thể hiện ở những nội dung sau:
1.2.1. Tạo lập môi trường, thể chế
Trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc vừa là nhà quản lý kinh tế - xã hội, vừa làm nhiệm vụ trực tiếp cung cấp hàng hóa cho xã hội. Trong vai trò sản xuất, Nhà nƣớc luôn chịu trách nhiệm thực hiện những dự án lớn, trong những lĩnh vực đầu tƣ mạo hiểm và khả năng đầu tƣ vốn ban đầu lớn nhƣng thu hồi chậm, ví dụ: những đại học qui mô lớn, đại học tinh hoa, nghiên cứu,
18
trong các lĩnh vực khoa học cơ bản và cả trƣờng học ở vùng sâu, vùng xa mà tƣ nhân không muốn mở vì tính rủi ro cao.
Trong vai trò quản lý, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc là tạo ra những cơ sở pháp lý cho các hoạt động giáo dục, đào tạo đƣợc xã hội hóa. Chính sách tạo thêm các nguồn cung ứng dịch vụ giáo dục không dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nƣớc có ý nghĩa quan trọng trong phát triển GDĐH. Điểm khác biệt cơ bản, trƣờng học là nơi cung cấp hàng hóa giáo dục cho xã hội nhƣng lại không hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Kinh nghiệm của thế giới chỉ ra rằng, số lƣợng vƣợt trội các trƣờng đại học công lập và đại học phi lợi nhuận của các nƣớc tiên tiến cho thấy cổ phần hóa không phải là khuynh hƣớng tất yếu cho phát triển đại học.
Do vậy, những chính sách đối với giáo dục ở các quốc gia trên thế giới đƣợc nghiên cứu rất thấu đáo, cẩn trọng và mang tính khoa học toàn diện. Một chính sách đúng đắn dành cho giáo dục thì lợi ích nhận đƣợc của xã hội sẽ tăng lên trong tƣơng lai, ngƣợc lại, bất kỳ sự sai lầm nào trong chính sách giáo dục thì kết quả không chỉ đem đến những hậu họa vô cùng nguy hại cho hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, cũng nhƣ tinh thần độc lập tự chủ của cả một dân tộc trong một hoặc nhiều thế hệ. Hiểm nguy ấy không nhìn thấy đƣợc trƣớc mắt, mà cái giá vô cùng đắt của nó, có thể nhiều thế hệ mai sau mới trả đƣợc. Dù nền kinh tế có tăng trƣởng đến đâu thì cũng không thể dùng tiền để “mua” đƣợc một hệ thống giáo dục mang tính nhân văn, dân tộc, khoa học và hiện đại mà toàn xã hội mong đợi.
Nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trƣờng thể chế đối với thị trƣờng GDĐH thuận lợi, an toàn và bình đẳng. Nó đƣợc thể hiện thông qua các yếu tố nhƣ: hạ tầng cơ sở tốt, hệ thống pháp luật ổn định, đầy đủ, nền hành chính rõ ràng và bộ máy công quyền trong sạch lành mạnh...
19
Những yếu tố trên đều do nhà nƣớc tạo dựng nhằm thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đáp ứng mục tiêu phát triển thị trƣờng GDĐH. Môi trƣờng của thị trƣờng GDĐH thuận lợi còn thể hiện ở sự lành mạnh, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực GDĐH; xóa bỏ sự độc quyền dù là độc quyền nhà nƣớc hay độc quyền tƣ nhân.
Nhà nƣớc áp dụng hệ thống thể chế định hƣớng cho thị trƣờng GDĐH phát triển theo đúng mục tiêu và tạo lòng tin cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển thị trƣờng GDĐH; đồng thời nó còn là cơ sở tạo ra sân chơi bình đẳng, rộng rãi cho các đối tác trong toàn xã hội tham gia phát triển thị trƣờng GDĐH. Thực tế của các nƣớc phát triển chỉ ra rằng, thị trƣờng GDĐH chỉ có thể phát triển bền vững, lành mạnh và đúng định hƣớng trên nền tảng của một hệ thống thể chế, pháp luật đẩy đủ, ổn định. Với ý nghĩa đó, vai trò của Nhà nƣớc trong việc tạo lập môi trƣờng thể chế cho thị trƣờng GDĐH phát triển càng trở nên cấp thiết. Hệ thống thể chế mới giúp tăng cƣờng chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc, đồng thời nâng cao quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo. Nhà nƣớc chỉ nên thể hiện vai trò, chức năng của ngƣời trọng tài điều kiển hơn là trực tiếp tham gia vào cuộc chơi trong không gian của thị trƣờng GDĐH.
Trong thị trƣờng GDĐH hiện nay có ba loại chủ thể chủ yếu về cung: Đại học phi lợi nhuận, đại học vì lợi nhuận, đại học bán lợi nhuận. Vai trò của Nhà nƣớc đối với từng loại hình trên có sự khác biệt nhất định.
Thứ nhất, hệ thống đại học phi lợi nhuận bao gồm: đại học công lập
và đại học tư thục phi lợi nhuận.
Trƣờng đại học là khuôn đúc ra những sản phẩm đặc biệt có tri thức – đó là con ngƣời, là cả một thế hệ kế thừa cho mỗi dân tộc, mà mỗi ngƣời lại không thể sống đƣợc hai lần trong cuộc đời, bởi vậy những thế hệ tiếp nối này sẽ đƣợc hình thành nhƣ thế nào trong một khuôn đúc bất ổn định. Do vậy, bên
20
cạnh hệ thống trƣờng đại học công lập, các nƣớc trên thế giới còn tồn tại một khối lƣợng đáng kể các trƣờng đại học ngoài công lập mà chúng ta thƣờng gọi là “đại học tƣ thục”. Đại học tƣ thục, do phải tự hạch toán tài chính nên có khuynh hƣớng chọn mở những ngành đầu tƣ nhẹ, mang tính thời thƣợng và có khả năng sinh lời cao, thu hồi vốn nhanh, do đó trong một xã hội bình thƣờng, đại học tƣ thục chỉ có thể mang tính cách hỗ trợ, chứ không thể đảm nhiệm hoàn toàn sứ mạng của nền giáo dục đại học cho cả một quốc gia. Nói một cách khác, hiệu quả kinh tế là lợi thế của khu vực tƣ nhân, nhƣng chỉ dựa vào khu vực tƣ nhân để phát triển giáo dục thì sự đánh đổi là rất lớn. Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng, đại học tƣ có thể mở ra, rồi tồn tại hoặc phá sản, nhƣng trên nguyên tắc phải đảm bảo rằng, không làm xáo trộn lớn đến nền giáo dục đại học của quốc gia. Khu vực tƣ nhân tham gia vào giáo dục đại học chỉ có thể chia sẻ gánh nặng, chứ không thể thay thế đƣợc trách nhiệm ổn định hệ thống của Nhà nƣớc trong lĩnh vực này, dù đƣợc phân tích từ bất kỳ góc độ nào.
+ Đại học công lập
Trong nền giáo dục quốc dân cần sự tồn tại của một hệ thống công lập mạnh là hết sức cần thiết. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, ngay nhƣ ở Mỹ, một quốc gia đƣợc cho là có nền kinh tế thị trƣờng tự do nhất thế giới, nhƣng nhà nƣớc cũng không buông xuôi trách nhiệm trong giáo dục đại học, cả trong quản lý và cả trực tiếp cung cấp thông qua hệ thống các trƣờng đại học công lập. Tỷ trọng các trƣờng công lập ở Mỹ trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chiếm tới gần một nửa và có nhiều trƣờng rất danh tiếng. Bên cạnh đó còn tồn tại một hệ thống các trƣờng đại học tƣ thục, nhƣng hầu hết là phi lợi nhuận. Đa số các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, đƣợc nhận giải Nobel danh giá hàng năm đều có nguồn gốc từ các trƣờng công lập và tƣ thục phi lợi nhuận. Phần lớn các bằng đại học, thạc sỹ, tiến sỹ đều có đƣợc ở các trƣờng
21
đại học công lập và phi lợi nhuận, song khoảng 60% trình độ học nghề chuyên môn ban đầu là ở trƣờng tƣ.
Vấn đề tỷ lệ các trƣờng công lập và tƣ thục trong hệ thống giáo dục đại học, đó là sự lựa chọn xã hội mà chỉ có Nhà nƣớc mới có quyền định đoạt. Cần nhấn mạnh một khía cạnh khác rằng, chất lƣợng của trƣờng đại học tùy thuộc vào mối liên kết trong đào tạo với nghiên cứu khoa học hay nói một cách đầy đủ, khác biệt về uy tín của từng trƣờng đại học là chất lƣợng đào tạo chứ không phải là vấn đề công lập hay tƣ thục.
+ Đại học tư thục phi lợi nhuận
Phi lợi nhuận có nghĩa tài sản ở đây là “sở hữu cộng đồng”, không thuộc Nhà nuớc mà cũng không thuộc một cá nhân nào, nó sở hữu chính nó, tức là