Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với phát triển giáo dục Đại học ở Việt Nam (Trang 94)

2.3.2.1 Thiếu văn bản quy phạm pháp quy

Công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là ban hành văn bản theo kế hoạch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Với các văn bản pháp quy về giáo dục đại học còn chậm, thiếu và yếu... chính những điều này làm giảm uy tín của Bộ GD-ĐT và làm chậm quá trình đƣa quy định của Luật Giáo dục vào cuộc sống. Tình trạng này là mảnh đất màu mỡ cho phát sinh tiêu cực, cho một số cán bộ biến quyền lực nhà nƣớc thành quyền lợi cá nhân, tha hóa ngành giáo dục.

Ví dụ: Việc chuyển đổi các đại học dân lập sang tƣ thục; có quá nhiều chỉ tiêu và tiêu chí mà các văn bản của Bộ yêu cầu các trƣờng khai báo để thực hiện “ba công khai”, để làm “thƣớc đo chất lƣợng” đào tạo đại học, để chuẩn hóa đội ngũ lãnh đạo các trƣờng đại học, để giao chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm... Chuẩn đầu ra đƣợc khá nhiều trƣờng ngoài công lập khai báo mang tính đối phó, không ít nơi sao chép lẫn nhau và sao chép từ các trƣờng nƣớc ngoài qua mạng.

84

Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là cả một công việc bề bộn cho Bộ và cho các trƣờng nhƣng rồi tình trạng vƣợt chỉ tiêu vẫn không giảm, số ngành đào tạo mới với tên gọi rất “ăn khách” đua nhau ra đời, mặc dù thực tế giảng viên dạy theo kiểu chạy “sô”, giảng viên trình độ đại học dạy đại học, “thuê mƣợn” tên ngƣời có học vị tiến sĩ, ngày càng gay gắt tỉ lệ thuận với số trƣờng đại học ngoài công lập đƣợc phép thành lập.

Hơn thế nữa, trong điều hành, nhiều trƣờng không tuân thủ các tiêu chí và chỉ tiêu cuối cùng cũng đƣợc bỏ qua hoặc cùng lắm là bị xử phạt hành chính, điển hình là Trƣờng ĐH Phan Thiết.

Bên cạnh đó học phí là một bài toán không dễ, rất nhạy cảm, cần đƣợc nhìn từ nhiều phía, nhất là nƣớc ta là một nƣớc nghèo và đang có sự phân hóa giàu nghèo khá rõ. Giám sát ở một số trƣờng khẳng định rằng có môi trƣờng và điều kiện giảng dạy và học tập tốt hơn thì chất lƣợng đào tạo ở đó tốt hơn, đồng thời cho thấy có tình trạng một phần không nhỏ học phí đi vào thu nhập khá cao của lãnh đạo và bộ phận quản lý ở một số không ít nhà trƣờng.

Học phí không thể quy định cào bằng và quá thấp, nhƣng cũng không thể định tùy tiện cho dù sinh viên là ngƣời chấp nhận hay không, nhƣng vấn đề mấu chốt là Bộ quy định những gì, thanh tra nhƣ thế nào để học phí, mà phần lớn sinh viên và gia đình phải chắt chiu mới đóng đƣợc, không bị lạm dụng và trƣờng quyết định những khoản thu nào, công khai việc sử dụng và kết quả đạt đƣợc.

2.3.2.2 Công tác tổ chức quản lý

Để thực hiện đƣợc ý tƣởng cơ bản về tổ chức quản lý thị trƣờng GDĐH trong nền kinh tế thị trƣờng cần phải có những cơ chế cụ thể. Trong hệ thống GDĐH của chúng ta một số cơ chế đã dần dần đƣợc đƣa vào.

Trƣớc hết, một thực thể quan trọng hàng đầu của trƣờng đại học mà Điều lệ trƣờng đại học và Luật giáo dục sửa đổi 2005 đã đƣa vào là hội đồng

85

trƣờng. Theo các quy định mới, ở trƣờng đại học, hội đồng trƣờng là một thực thể quyền lực quan trọng tồn tại bên trên và bên cạnh bộ máy điều hành thực thi công việc của hiệu trƣởng. Chức năng của hội đồng trƣờng là: 1) làm cầu nối giữa chủ sở hữu và xã hội với nhà trƣờng; 2) xây dựng các chủ trƣơng chính sách lớn của nhà trƣờng và 3) đảm bảo sự hoàn thành nhiệm vụ của bộ máy thực thi. Quan hệ giữa hội đồng trƣờng và bộ máy điều hành của hiệu trƣởng, có thể ví giống nhƣ quan hệ giữa quốc hội và chính phủ. Điều lệ trƣờng đại học đã đƣợc Chính phủ ban hành từ tháng 7 năm 2003, nhƣng cho đến nay rất ít trƣờng đại học quan tâm đến việc thực thi thể chế này. Sự chậm trễ đó cũng dễ hiểu. Một mặt, phần lớn hiệu trƣởng các trƣờng đại học thƣờng cảm thấy thể chế đó làm giảm quyền lực của mình, ít ngƣời nhận thức đƣợc rằng thể chế đó giúp để định hƣớng rõ sự phát triển nhà trƣờng và đảm bảo an toàn cho hoạt động của hiệu trƣởng. Mặt khác, dƣờng nhƣ một số quy định về quyền hạn của hội đồng trƣờng (chẳng hạn, việc đề cử hiệu trƣởng) cũng không phù hợp với các quy trình tƣơng ứng đang đƣợc thực hiện nên các cơ quan chức năng quản lý cấp bộ cũng không mặn mà lắm trong việc thúc đẩy xác lập cơ chế mới này. GDĐH ngoài công lập là lĩnh vực mà chủ trƣơng của Nhà nƣớc và các văn bản luật pháp rất thiếu nhất quán. Trƣớc hết, Nhà nƣớc ta đánh giá rất cao vai trò của các đại học ngoài công lập, dự định nâng tổng số sinh viên các trƣờng đại học cao đẳng ngoài công lập lên 40% tổng số sinh viên trong cả nƣớc

Nghị quyết của Chính phủ số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 có quy định các trƣờng ngoài công lập có thể hoạt động theo cơ chế lợi nhuận và phi lợi nhuận, và "Nhà nƣớc khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận".

Tuy nhiên cho đến nay trong quy chế về đại học tƣ thục chỉ nêu loại hình các trƣờng hoạt động theo cơ chế vì lợi nhuận (có chia lãi cho ngƣời góp vốn). Gần đây nhất trong Nghị định của Chính phủ số 75/2006/NĐ-CP hƣớng

86

dẫn thi hành Luật Giáo dục khi nói về cơ cấu của hội đồng quản trị trong các trƣờng đại học tƣ thục cũng quy định chỉ bao gồm "những ngƣời góp vốn xây dựng trƣờng".

Theo đó, Bộ GD&ĐT thừa nhận, việc thành lập trƣờng, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lƣới trƣờng ĐH, CĐ còn bộc lộ nhiều hạn chế. Khoảng 20% trƣờng đƣợc thành lập mới hoặc nâng cấp lên đại học từ năm 2005 chƣa thực hiện đầy đủ cam kết trong đề án khả thi thành lập trƣờng và mở ngành, chƣa chuẩn bị đồng bộ về đất đai, giảng viên, vốn đầu tƣ và điều kiện đảm bảo chất lƣợng khác. 155 văn bản quy bản pháp luật có phạm vi điều chỉnh liên quan đến nội dung giám sát đã đƣợc thống kê đầy đủ ngay tại phụ lục gồm 70 trang của bản báo cáo kết quả giám sát. Chậm, chƣa đồng bộ, chƣa cụ thể, thiếu khả thi… là những hạn chế, bất cập đã đƣợc chỉ ra trong việc ban hành.

Luật Giáo dục năm 1998 có hiệu lực thi hành từ 1/6/1999, nhƣng sau hơn 1 năm mới có nghị định hƣớng dẫn thi hành, sau gần 2 năm mới có quy chế trƣờng đại học dân lập. Hơn 5 năm rƣỡi sau, quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng đại học tƣ thục mới xuất hiện. Và, đến nay, sau 12 năm, nghị định về trƣờng của tổ chức chính trị, lực lƣợng vũ trang nhân dân (trong luật giao cho Chính phủ ban hành) vẫn chƣa có. Một văn bản quan trọng nhƣ hƣớng dẫn thi hành Quyết định 121/2007/QĐ - TTg về quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 cũng đang phải… chờ. Trong điều kiện “chậm và chờ” nhƣ vậy, song từ 1998 đến 2009, đã có 312 trƣờng đại học, cao đẳng đƣợc thành lập. Tuy nhiên trong đó chỉ có 64 trƣờng đƣợc thành lập mới hoàn toàn. Còn lại 248 trƣờng đƣợc nâng cấp từ bậc học thấp hơn. Và, 50/64 trƣờng thành lập mới là trƣờng ngoài công lập, chiếm tỉ lệ 78,1%. Sự nâng cấp quá nhanh và chiếm tỷ lệ đến gần 80% nhƣ thế có phải là nguyên nhân ảnh hƣởng không tốt đến cơ cấu ngành nghề và chất lƣợng đào tạo hay không, một vị ủy viên thƣờng vụ Quốc hội lo ngại đặt câu hỏi. Lo ngại

87

này càng có cơ sở khi con số tiếp theo trong báo cáo giám sát đƣợc nêu ra: khoảng 20% số trƣờng mới chƣa xây dựng trƣờng, phải thuê mƣớn cơ sở để tổ chức đào tạo và hầu hết là thiếu diện tích cho sinh viên vui chơi và hoạt động thể dục thể thao. Thế nhƣng, từ 1987 - 2009, số sinh viên cả nƣớc đã tăng 13 lần, số giảng viên chỉ tăng 3 lần. Do đó, điểm trúng tuyển của nhiều thí sinh có khi chỉ là 9 -10 điểm (3 môn) và tại nhiều trƣờng, nhiều giảng viên dạy tới 1000 tiết/năm trong khi quy định là 260 tiết/năm.

Đáng chú ý, trong tổng số 61.190 giảng viên đại học, cao đẳng, mới có 6.217 tiến sỹ, (10,16%), 22.831 thạc sỹ (37,31%) và 2.286 giáo sƣ, phó giáo sƣ (3,74%). Trong khi, mục tiêu mà quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020 đặt ra là đến năm 2015 phải có ít nhất 50% giảng viên trình độ tiến sỹ ở bậc đại học.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong giáo dục đại học đƣợc cho là do năng lực tài chính hạn hẹp của ngân sách Nhà nƣớc không cho phép tăng đầu tƣ để đảm bảo đủ chi phí cho giáo dục và đào tạo. Suất đầu tƣ thực tế từ ngân sách nhà nƣớc chỉ đạt từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng/sinh viên/năm; nếu gộp cả học phí theo mức tối đa trong hàng chục năm qua là 1.800.000 đồng/năm thì suất đầu tƣ mới đạt khoảng 200 USD/năm.

Ngoài ra, hiện chƣa có quy định bắt buộc về kiểm tra thực tế điều kiện cần thiết khi cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh; chế tài xử lý các trƣờng không thực hiện đúng cam kết chƣa đủ mạnh; chƣa có quy định các trƣờng phải xây dựng chuẩn năng lực ngƣời tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) nên chƣa có cơ sở đánh giá đúng chất lƣợng đào tạo. Các trƣờng ĐH, CĐ vẫn tập trung chủ yếu ở 5 thành phố lớn.

Dù đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học nhƣng Bộ GD&ĐT vẫn phải thừa nhận, quản lý chất lƣợng giáo dục là

88

khâu yếu nhất hiện nay. Chƣa trƣờng nào công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên hiện chƣa có đủ cơ sở để đánh giá chất lƣợng giáo dục của các trƣờng một cách khách quan, toàn diện

Thêm vào đó, hiện nay việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc về các trƣờng đại học, cao đẳng rất phân tán. Trong tổng số 376 đại học, cao đẳng trên cả nƣớc, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 54 trƣờng (14%); các Bộ, ngành khác quản lý 116 trƣờng (31%); UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trƣờng (33%); và có 81 trƣờng dân lập, tƣ thục (22%).[43]

Bộ GD&ĐT là cơ quan duy nhất đƣợc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp Bộ nhƣng hiện nhiều Bộ, ngành khác cũng nhƣ UBND các tỉnh tự ý ban hành các văn bản chồng chéo. Ngoài ra, chƣa có quy chế phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố về quản lý các trƣờng này.

Do đó, xét về tổng thể Bộ GD&ĐT chƣa thể trả lời đƣợc 3 câu hỏi: Chất lƣợng đào tạo của các trƣờng thế nào? Các trƣờng tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đào tạo thế nào? Hiệu quả đầu tƣ từ ngân sách cho các trƣờng ĐH, CĐ công lập thế nào?"

Báo cáo của Bộ Giáo dục cũng nhấn mạnh, các trƣờng ĐH, CĐ không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng năm. Kết thúc năm học 2008-2009, 46% số trƣờng không gửi báo cáo. Vì vậy, đến nay Bộ vẫn chƣa có cơ sở dữ liệu đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của các trƣờng ĐH, CĐ.

Quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lƣợng giáo dục đại học không có cải thiện đáng kể và nếu không có giải pháp kiên quyết, có tính đột phá, chất lƣợng giáo dục đại học sẽ ngày càng tụt hậu trƣớc đòi hỏi của phát triển đất nƣớc.

89

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƢỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến vai trò nhà nƣớc trong phát triển thị trƣờng giáo dục đại học ở Việt Nam

3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế

Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học công nghệ của các quốc gia, vai trò và vị trí của thị trƣờng GDĐH càng trở nên quan trọng. Ở nhiều nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Úc hệ thống GDĐH trở thành một ngành dịch vụ tri thức cao cấp góp phần đáng kể vào thu nhập GDP của các quốc gia thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học công nghệ. Nhiều nƣớc trong khu vực ASEAN nhƣ Thái Lan, Malaysia, Philipin đã và đang thực hiện đổi mới, cải cách thị trƣờng GDĐH theo hƣớng phát triển đa dạng hóa và chuẩn hóa, hình thành hệ thống đảm bảo chất lƣợng đại học với nhiều tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lƣợng đào tạo.

Bƣớc vào thế kỷ 21 cùng với quá trình chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng, quy mô GDĐH trên phạm vi toàn thế giới gia tăng mạnh. Trong đời sống xã hội hiện đại vai trò và vị trí của hệ thống GDĐH nói chung và các trƣờng đại học nói riêng đã có những thay đổi căn bản. Hệ thống GDĐH của các nƣớc trên thế giới phát triển theo xu hƣớng phân hóa, phân tầng mạnh về loại hình trƣờng, trình độ đào tạo, chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu. Với tiềm lực to lớn về đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, hệ thống các trang thiết bị nghiên cứu và thí nghiệm hiện đại, cơ sở nguồn lực thông tin và dữ liệu phong phú. Nhiều nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia, Philippin đã và đang thực hiện đổi mới cải cách giáo dục đại học theo hƣớng

90

phát triển đa dạng hóa và hợp tác quốc tế, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lƣợng GDĐH.

Sự phát triển của thị trƣờng GDĐH một mặt bị tác động chi phối, mặt khác cũng góp phần thúc đẩy các xu hƣớng phát triển chung của xã hội hiện đại.

Thị trƣờng GDĐH Việt Nam trong những đầu thế kỷ 21 phát triển trong bối cảnh và xu thế sau đây:

* Bối cảnh quốc tế:

- Nền giáo dục đại học ngày nay đã phát triển trên quy mô toàn cầu với tốc độ và quy mô chƣa có tiền lệ kể từ thời hoàng kim của những trƣờng đại học vĩ đại từ thời Trung cổ tại châu Âu. Andréa Schleicher, thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) - một tổ chức cố vấn thƣơng mại có trụ sở đặt tại Paris, cho biết: 2 triệu sinh viên đại học đã và đang du học ở nƣớc ngoài trong năm 2003- chiếm khoảng 2% của 100 triệu sinh viên trên toàn thế giới. Kể từ cuối thập kỷ 90, thị trƣờng GDĐH đã liên tục tăng trƣởng 7% mỗi năm. Và hiện nay chỉ riêng mức thu học phí thƣờng niên là đã khoảng chừng 30 tỷ đôla. Lấy Úc chẳng hạn, mức thu học phí hàng năm từ sinh viên quốc tế đã đạt 6 tỉ đô la Úc/năm và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của nƣớc này trong năm 2004, trên cả lông cừu, vốn là mặt hàng xuất khẩu truyền thống. Những trƣờng ĐH tƣ nhân lấy lợi nhuận làm mục tiêu vẫn chiếm thiểu số, nhƣng hầu nhƣ tất cả các trƣờng đại học đã bắt đầu cạnh tranh để giành lấy nhân tài và tài chính.

-Hai xu hƣớng lớn về toàn cầu hoá và cạnh tranh trong giáo dục đại học đã thỏa mãn cả đôi bên. Các trƣờng đại học nào giới thiệu càng hay và phù hợp với sinh viên ngoại quốc thì trƣờng càng hấp dẫn và thu hút sinh viên. Và dĩ nhiên sinh viên sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình. Toàn cầu hoá đã tạo điều kiện cho vốn và sức lao động có khả năng tìm cho mình một thị trƣờng tốt nhất, và điều tƣơng tự cũng đang diễn ra với sinh viên, với giáo dục đại học.

91

-Ý tƣởng xem sinh viên nhƣ khách hàng là một định nghĩa mới và đột phá hầu nhƣ trên toàn cầu. Tại châu Âu và nhiều nƣớc phát triển khác, khách

Một phần của tài liệu Vai trò Nhà nước đối với phát triển giáo dục Đại học ở Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)