Trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc vừa là nhà quản lý kinh tế - xã hội, vừa làm nhiệm vụ trực tiếp cung cấp hàng hóa cho xã hội. Trong vai trò sản xuất, Nhà nƣớc luôn chịu trách nhiệm thực hiện những dự án lớn, trong những lĩnh vực đầu tƣ mạo hiểm và khả năng đầu tƣ vốn ban đầu lớn nhƣng thu hồi chậm, ví dụ: những đại học qui mô lớn, đại học tinh hoa, nghiên cứu,
18
trong các lĩnh vực khoa học cơ bản và cả trƣờng học ở vùng sâu, vùng xa mà tƣ nhân không muốn mở vì tính rủi ro cao.
Trong vai trò quản lý, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc là tạo ra những cơ sở pháp lý cho các hoạt động giáo dục, đào tạo đƣợc xã hội hóa. Chính sách tạo thêm các nguồn cung ứng dịch vụ giáo dục không dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nƣớc có ý nghĩa quan trọng trong phát triển GDĐH. Điểm khác biệt cơ bản, trƣờng học là nơi cung cấp hàng hóa giáo dục cho xã hội nhƣng lại không hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Kinh nghiệm của thế giới chỉ ra rằng, số lƣợng vƣợt trội các trƣờng đại học công lập và đại học phi lợi nhuận của các nƣớc tiên tiến cho thấy cổ phần hóa không phải là khuynh hƣớng tất yếu cho phát triển đại học.
Do vậy, những chính sách đối với giáo dục ở các quốc gia trên thế giới đƣợc nghiên cứu rất thấu đáo, cẩn trọng và mang tính khoa học toàn diện. Một chính sách đúng đắn dành cho giáo dục thì lợi ích nhận đƣợc của xã hội sẽ tăng lên trong tƣơng lai, ngƣợc lại, bất kỳ sự sai lầm nào trong chính sách giáo dục thì kết quả không chỉ đem đến những hậu họa vô cùng nguy hại cho hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, cũng nhƣ tinh thần độc lập tự chủ của cả một dân tộc trong một hoặc nhiều thế hệ. Hiểm nguy ấy không nhìn thấy đƣợc trƣớc mắt, mà cái giá vô cùng đắt của nó, có thể nhiều thế hệ mai sau mới trả đƣợc. Dù nền kinh tế có tăng trƣởng đến đâu thì cũng không thể dùng tiền để “mua” đƣợc một hệ thống giáo dục mang tính nhân văn, dân tộc, khoa học và hiện đại mà toàn xã hội mong đợi.
Nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trƣờng thể chế đối với thị trƣờng GDĐH thuận lợi, an toàn và bình đẳng. Nó đƣợc thể hiện thông qua các yếu tố nhƣ: hạ tầng cơ sở tốt, hệ thống pháp luật ổn định, đầy đủ, nền hành chính rõ ràng và bộ máy công quyền trong sạch lành mạnh...
19
Những yếu tố trên đều do nhà nƣớc tạo dựng nhằm thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đáp ứng mục tiêu phát triển thị trƣờng GDĐH. Môi trƣờng của thị trƣờng GDĐH thuận lợi còn thể hiện ở sự lành mạnh, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực GDĐH; xóa bỏ sự độc quyền dù là độc quyền nhà nƣớc hay độc quyền tƣ nhân.
Nhà nƣớc áp dụng hệ thống thể chế định hƣớng cho thị trƣờng GDĐH phát triển theo đúng mục tiêu và tạo lòng tin cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển thị trƣờng GDĐH; đồng thời nó còn là cơ sở tạo ra sân chơi bình đẳng, rộng rãi cho các đối tác trong toàn xã hội tham gia phát triển thị trƣờng GDĐH. Thực tế của các nƣớc phát triển chỉ ra rằng, thị trƣờng GDĐH chỉ có thể phát triển bền vững, lành mạnh và đúng định hƣớng trên nền tảng của một hệ thống thể chế, pháp luật đẩy đủ, ổn định. Với ý nghĩa đó, vai trò của Nhà nƣớc trong việc tạo lập môi trƣờng thể chế cho thị trƣờng GDĐH phát triển càng trở nên cấp thiết. Hệ thống thể chế mới giúp tăng cƣờng chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc, đồng thời nâng cao quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo. Nhà nƣớc chỉ nên thể hiện vai trò, chức năng của ngƣời trọng tài điều kiển hơn là trực tiếp tham gia vào cuộc chơi trong không gian của thị trƣờng GDĐH.
Trong thị trƣờng GDĐH hiện nay có ba loại chủ thể chủ yếu về cung: Đại học phi lợi nhuận, đại học vì lợi nhuận, đại học bán lợi nhuận. Vai trò của Nhà nƣớc đối với từng loại hình trên có sự khác biệt nhất định.
Thứ nhất, hệ thống đại học phi lợi nhuận bao gồm: đại học công lập
và đại học tư thục phi lợi nhuận.
Trƣờng đại học là khuôn đúc ra những sản phẩm đặc biệt có tri thức – đó là con ngƣời, là cả một thế hệ kế thừa cho mỗi dân tộc, mà mỗi ngƣời lại không thể sống đƣợc hai lần trong cuộc đời, bởi vậy những thế hệ tiếp nối này sẽ đƣợc hình thành nhƣ thế nào trong một khuôn đúc bất ổn định. Do vậy, bên
20
cạnh hệ thống trƣờng đại học công lập, các nƣớc trên thế giới còn tồn tại một khối lƣợng đáng kể các trƣờng đại học ngoài công lập mà chúng ta thƣờng gọi là “đại học tƣ thục”. Đại học tƣ thục, do phải tự hạch toán tài chính nên có khuynh hƣớng chọn mở những ngành đầu tƣ nhẹ, mang tính thời thƣợng và có khả năng sinh lời cao, thu hồi vốn nhanh, do đó trong một xã hội bình thƣờng, đại học tƣ thục chỉ có thể mang tính cách hỗ trợ, chứ không thể đảm nhiệm hoàn toàn sứ mạng của nền giáo dục đại học cho cả một quốc gia. Nói một cách khác, hiệu quả kinh tế là lợi thế của khu vực tƣ nhân, nhƣng chỉ dựa vào khu vực tƣ nhân để phát triển giáo dục thì sự đánh đổi là rất lớn. Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng, đại học tƣ có thể mở ra, rồi tồn tại hoặc phá sản, nhƣng trên nguyên tắc phải đảm bảo rằng, không làm xáo trộn lớn đến nền giáo dục đại học của quốc gia. Khu vực tƣ nhân tham gia vào giáo dục đại học chỉ có thể chia sẻ gánh nặng, chứ không thể thay thế đƣợc trách nhiệm ổn định hệ thống của Nhà nƣớc trong lĩnh vực này, dù đƣợc phân tích từ bất kỳ góc độ nào.
+ Đại học công lập
Trong nền giáo dục quốc dân cần sự tồn tại của một hệ thống công lập mạnh là hết sức cần thiết. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, ngay nhƣ ở Mỹ, một quốc gia đƣợc cho là có nền kinh tế thị trƣờng tự do nhất thế giới, nhƣng nhà nƣớc cũng không buông xuôi trách nhiệm trong giáo dục đại học, cả trong quản lý và cả trực tiếp cung cấp thông qua hệ thống các trƣờng đại học công lập. Tỷ trọng các trƣờng công lập ở Mỹ trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chiếm tới gần một nửa và có nhiều trƣờng rất danh tiếng. Bên cạnh đó còn tồn tại một hệ thống các trƣờng đại học tƣ thục, nhƣng hầu hết là phi lợi nhuận. Đa số các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, đƣợc nhận giải Nobel danh giá hàng năm đều có nguồn gốc từ các trƣờng công lập và tƣ thục phi lợi nhuận. Phần lớn các bằng đại học, thạc sỹ, tiến sỹ đều có đƣợc ở các trƣờng
21
đại học công lập và phi lợi nhuận, song khoảng 60% trình độ học nghề chuyên môn ban đầu là ở trƣờng tƣ.
Vấn đề tỷ lệ các trƣờng công lập và tƣ thục trong hệ thống giáo dục đại học, đó là sự lựa chọn xã hội mà chỉ có Nhà nƣớc mới có quyền định đoạt. Cần nhấn mạnh một khía cạnh khác rằng, chất lƣợng của trƣờng đại học tùy thuộc vào mối liên kết trong đào tạo với nghiên cứu khoa học hay nói một cách đầy đủ, khác biệt về uy tín của từng trƣờng đại học là chất lƣợng đào tạo chứ không phải là vấn đề công lập hay tƣ thục.
+ Đại học tư thục phi lợi nhuận
Phi lợi nhuận có nghĩa tài sản ở đây là “sở hữu cộng đồng”, không thuộc Nhà nuớc mà cũng không thuộc một cá nhân nào, nó sở hữu chính nó, tức là không có chủ sở hữu và cũng không có cổ đông. Vì vậy, không có ai đƣợc chia lợi nhuận từ hoạt động của trƣờng đại học, hay còn gọi là đại học độc lập. Trong nền kinh tế thị trƣờng, lập luận này nghe chừng nhƣ vô lý, nhƣng loại hình đại học này lại rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Những đại học học tƣ phi lợi nhuận có Hội đồng Quản trị để đề ra phƣơng hƣớng phát triển trƣờng, bổ nhiệm Hiệu trƣởng. Hội đồng này gồm những ngƣời thành đạt, có uy tín ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội (ví dụ nhƣ: khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, kinh tế, luật học, kinh doanh… chứ không thuần túy chỉ những ngƣời có nhiều tiền). Họ thƣờng là cựu sinh viên của trƣờng, hoặc đóng góp tiền cá nhân rất lớn vào trƣờng và có cả sự tham gia của sinh viên. Các trƣờng đại học này có quỹ bảo trợ, tiền lãi từ đầu tƣ của quỹ, cộng với tiền đóng góp của bảo trợ viên và học phí dùng làm chi phí cho hoạt động của trƣờng. Ở châu Âu, hầu hết các trƣờng đại học là công lập, ngƣời học chỉ đóng một khoản học phí khá nhỏ so với chi phí thực sự trên đầu một sinh viên. Ngƣợc lại, ở Mỹ có khoảng 3.500 cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng, lƣợng trƣờng công do chính quyền tiểu bang, quận, thành phố lập và quản lý chiếm
22
khoảng 45% trong tổng số các cơ sở đại học (không có đại học công lập do trung ƣơng quản lý, mà chỉ do địa phƣơng quản lý), ở đó sinh viên chỉ trả một tỷ lệ cao nhất cho học phí là bằng 5-10% chi phí đơn vị. Ccó tới 46% là trƣờng của các tổ chức tƣ nhân hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, phần còn lại là trƣờng của một chủ sở hữu hoạt động vì lợi nhuận. Học phí mà sinh viên các trƣờng đại học tƣ phi lợi nhuận phải đóng góp là rất lớn nhƣng cũng chỉ bằng khoảng 30% chi phí đơn vị. Có đến hơn 90% sinh viên tƣ thục ở Mỹ và một tỷ lệ khá lớn ở Nhật đang học ở các trƣờng loại này.[7]
Thứ hai, đại học hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Loại hình này đƣợc các quốc gia khuyến khích thành lập để phục vụ những gia đình có thu nhập cao cho con em mình theo học, nhƣng cũng không phải hoàn toàn đƣợc hoạt động theo nguyên tắc của thị trƣờng tự do nhƣ hình dung bề ngoài. Bởi vậy, loại hình đại học này cũng lại đƣợc chia thành 3 nhóm khác biệt, theo mức độ điều tiết và mục đích hoạt động:
Nhóm thứ nhất, đại họcthuộc các công ty lớn
Mục đích chủ yếu của các đại học dạng này là để đào tạo bồi dƣỡng nhân lực cho chính công ty của mình và họ thƣờng không xem đây là nơi tìm kiếm lợi nhuận trong hiện tại. Tất nhiên, họ sẽ nhận lại đƣợc lợi ích lớn hơn trong tƣơng lai khi sinh viên đi làm sẽ tạo ra giá trị thặng dƣ cao hơn cho công ty.
Nhóm thứ hai, đại học vì lợi nhuận một phần
Loại hình này phổ biến ở các nƣớc châu Á, nhƣng ở đây có những ràng buộc rất chặt chẽ của nhà nƣớc, ví dụ khống chế mức trần học phí để trƣờng học không chạy theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, các trƣờng đại học dạng này đƣợc thành lập nhƣng qui mô không lớn và ít có uy tín trong xã hội.
Nhóm thứ ba, đại học hoạt động hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận
Đây thực sự là những “công ty giáo dục”, ví dụ nhƣ: Apollo Group Inc. của Anh, Career Education Corp., Devry Inc., của Mỹ. Đa số các đại học tƣ
23
thục vì lợi nhuận là loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu (có cổ đông) đƣợc tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng với mục đích kinh doanh vì lợi nhuận. Ở Mỹ hệ thống các trƣờng đại học loại này đƣợc Chính phủ khuyến khích thành lập nhƣng cũng chỉ chiếm khoảng 9% về mặt số lƣợng, và sinh viên chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số. Ở Anh có đến 111 trƣờng đại học nhƣng chỉ có duy nhất một trƣờng tƣ (Đại học Buckingham), ở Úc có khoảng 30 trƣờng đại học thì cũng chỉ có 10% là trƣờng tƣ thục với qui mô rất nhỏ. Mặc dù hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhƣng các trƣờng này cũng chủ yếu chú trọng vào việc giảng dạy một số ngành đang ăn khách nhƣ: ngoại ngữ, luật, kinh doanh hoặc công nghệ thông tin chứ ít đi sâu vào đào tạo các ngành nghiên cứu cơ bản, khoa học công nghệ đòi hỏi máy móc kỹ thuật cao, cơ sở thí nghiệm hiện đại vì đầu tƣ nhƣ thế sẽ chậm thu hồi vốn. Hầu nhƣ không có một đại học nào vì mục đích lợi nhuận mà phát triển có uy tín ở Mỹ, trừ những trƣờng dạy nghề nhƣ: hớt tóc, làm móng tay, thợ điện...
Hoạt động “phi lợi nhuận” đóng một vai trò rất tích cực trong giáo dục đại học của các nƣớc tiên tiến, nhƣng hầu nhƣ còn xa lạ trong các chủ trƣơng nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam. Điều đó đƣợc thấy rõ trong Qui chế về các trƣờng Đại học tƣ thục mới đƣợc đƣa vào áp dụng. Do vậy, ở Việt Nam đang có sự ngộ nhận là giáo dục ở các nƣớc tƣ bản phải là thị trƣờng tự do, trƣờng học phải đặt trong môi trƣờng thị trƣờng thì hoạt động mới có hiệu quả, và Nhà nƣớc phải tạo mọi điều kiện để cho hoạt động kinh doanh giáo dục đƣợc sôi động thì mới phát triển đƣợc giáo dục. Vì vậy, khái niệm đại học dân lập, tƣ thục ở Việt Nam đang bị hiểu rất sai, chủ trƣơng “xã hội hóa giáo dục” đang bị lạm dụng vì mục tiêu lợi nhuận.
Giáo dục do tƣ nhân cung cấp, gồm cả theo phƣơng cách hoạt động phi lợi nhuận và hoạt động tƣ nhân có mục đích lợi nhuận là cần thiết cho việc so sánh thành quả giữa công và tƣ. Một trong những chính sách khuyến khích
24
hoạt động phi lợi nhuận trong giáo dục thành công ở các nƣớc phát triển đó là chính sách miễn thuế cho những khoản đóng góp hảo tâm cho nhà trƣờng của các cựu sinh viên thành đạt. Ngoài ra, việc khuyến khích các hoạt động phi lợi nhuận cũng đƣợc trợ giúp bằng các chính sách nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tƣ vào giáo dục, văn hoá, nghệ thuật và các hoạt động dân sự khác qua việc không những không tính thuế thu nhập đại học, mà còn trừ thuế cho những ngƣời đóng góp vào các hoạt động phi lợi nhuận. Với những ngƣời có nhiều của cải, không muốn để hết tài sản cho con cái, lại muốn để tiếng lâu dài thì chính sách này có tác dụng rõ rệt. Có thể cho rằng, đây là bản chất đích thực của chính sách “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Hay nói cách khác, đó mới chính là nội dung của chính sách “xã hội hóa giáo dục”.
Thứ ba, đại học bán lợi nhuận.
Ở nhiều nƣớc Châu Á vẫn không mở cửa hoàn toàn cho giáo dục tƣ thục vì lợi nhuận nên có loại hình đại học bán lợi nhuận. Ví dụ, những trƣờng đại học đó có mức khống chế lợi nhuận trần bằng 150% lãi suất ngân hàng. Phần 100% lãi suất đƣợc xem là “ Giá sử dụng vốn” phần thêm 50% lãi suất đƣợc xem là phần “Bù đắp rủi ro”. Phần này quy định theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào mức độ rủi ro của việc đầu tƣ vào cơ sở giáo dục.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc là tạo những cơ sở pháp lý cho các hoạt động giáo dục, đào tạo đại học đƣợc xã hội hóa. Thực tế của Việt Nam cho chúng ta thấy rằng, công cuộc xã hội hóa chỉ chú trọng đến các hoạt động tài chính cho giáo dục mà quên đi những nhiệm vụ trọng yếu đã làm cho giáo dục đang lạc đƣờng và đem đến nhiều hậu họa khó lƣờng. Có thể hiểu đơn giản xã hội hóa giáo dục cũng chỉ là một trong những phƣơng cách