Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành để đảm bảo thực hiện mục tiêu dự án đề ra, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án.
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về ngoại ngữ mà còn có năng lực chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan…
Nâng cao nhận thức về bản chất của ODA, phát huy tinh thần làm chủ trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này phục vụ các mục tiêu phát triển của cả nước, của các Bộ, ngành và địa phương. Cụ thể:
- Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý không chỉ về chính sách, quy trình và thủ tục, năng lực chuẩn bị chương trình, dự án ODA và cách thức thực hiện các chương trình, dự án của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ, mà còn am hiểu về luật phát quốc tế, nâng cao trình độ về thẩm định dự án, đấu thầu và các lĩnh vực liên quan.
- Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
- Phải thay đổi nhận thức của một số người cho rằng ODA là “tiền chùa”, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý ODA sử dụng một cách vô tội vạ, gây lãng phí rất lớn. Chúng ta không nên quá phấn khởi khi thấy rằng ODA của Nhật Bản đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, mà phải ý thức rằng đây là khoản tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, không nên để đó trở thành món nợ cho thế hệ sau.
Kết luận Chƣơng 3:
Trong thời gian qua Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội. Vai trò làm chủ của Chính phủ trong chiến
lược phát triển của quốc gia, sự hội nhập kinh tế nhanh chóng vào các nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là Việt Nam đã được kết nạp vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, là mốc quan trọng khẳng định Việt Nam hội nhập sâu rộng trên cả hai lĩnh vực kinh tế - thương mại và chính trị - an ninh, góp phần tạo đà cho đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới.
Năm 2007 là năm nền kinh tế Nhật Bản được đánh giá là đang được phục hồi và phát triển sau hơn 1 thập kỷ phát triển trì trệ và mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển trở thành đối tác chiến lược của nhau. Đó là những cơ hội tạo ra nhiều triển vọng cho nước ta trong việc thu hút và sử dụng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chúng ta còn vượt qua nhiều cách thức, thách thức làm thế nào để chống thất thoát lãng phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào ODA, sử dụng ODA đúng mục đích, đạt được mục tiêu của các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân,... và vấn đề nguồn nhân lực có trình độ cao cho phát triển và hội nhập cũng đang đặt ra. Do vậy, để nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, biến thách thức đó thành cơ hội mới hơn, nâng cao hơn nữa vai trò của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải phát từ phía Nhà nước đến các Bộ, Ngành và các đơn vị. Cụ thể các giải pháp:
1. Kiện toàn môi trường pháp lý về thu hút, quản lý và sử dụng ODA nhằm đảm bảo quy trình đơn giản, rõ ràng và nhất quán;
2. Cần sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đất nước dài hạn, đồng thời cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản mang tính trung và dài hạn. Sử dụng ODA đúng mục đích, xem xét thứ tự ưu tiên dự án vào các lĩnh vực, những vùng kinh tế quan trọng;
3. Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đối với ODA. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng chiến lược quốc gia về vay trả nợ nước ngoài;
4. Phối hợp chặt chẽ từ Chính phủ, các Bộ, Ngành đến các tỉnh, thành phố để đảm bảo thực hiện mục tiêu dự án ODA, sử dụng ODA đúng mục đích và giải ngân theo đúng tiến độ;
5. Tăng cường quan hệ đối tác với Nhật Bản.
6. Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các dự án đã ký kết, đồng thời yêu cầu các cơ quan trực thuộc thường xuyên đánh giá báo cáo tính khả thi và tính hiệu quả của các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản mang tính chiến lược quốc gia.
7. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chống tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng xảy ra ở các dự án xây dựng quan trọng của đất nước. Nên chăng Chính phủ sớm xây dựng và ban hành Luật chống tham nhũng ở nước ta.
8. Quản lý nguồn vốn ODA một cách minh bạch và có trách nhiệm. 9. Thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng.
10. Tăng cường việc theo dõi, đánh giá và báo cáo Chính phủ về hiệu quả của các dự án ODA theo từng dự án hoặc định kỳ.
11. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ nhận thức về bản chất ODA, ...
KẾT LUẬN
Kể từ khi Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam năm 1992, hơn mười lăm năm qua, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam liên tục tăng. Trong xu thế Nhật Bản phải cắt giảm ngân sách ODA do kinh tế rơi vào trì trệ, nhưng lượng ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vẫn tăng mạnh, nguồn vốn này có vai trò rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam: bổ sung nguồn vốn, chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật; điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy FDI, mở rộng đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp tích cực công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Những vai trò này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, đã là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Hơn nữa, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển trở thành đối tác chiến lược của nhau; ODA của Nhật Bản đã được sử dụng có hiệu quả ở Việt Nam như đánh giá của ngài Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam: “Khi nói tới hiệu quả của ODA, chúng ta cần đề cập ba điểm chính. Thứ nhất, mục tiêu của các dự án có đạt được? Thứ hai, tiền có được sử dụng đúng đắn không? Thứ ba, việc giải ngân tiến hành trôi chảy ra sao? Xét cả ba khía cạnh này, việc sử dụng ODA tại Việt Nam là hiệu qua hơn so với các nước” ngài Norio Hattori nói. Những thuận lợi đó đã tạo cho nước ta nhiều cơ hội và triển vọng trong việc thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản. Tuy nhiên, việc thu hút ODA của Nhật Bản hay nâng cao hơn nữa vai trò của ODA Nhật Bản đang đặt ra rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn, tăng sự lệ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài, tăng nợ nước ngoài, gây méo mó sự phát triển ngành, tham nhũng lãng phí còn xảy ra,... và rất quan trọng đối với đất nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội
nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tê, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp phù hợp. Luận văn đã đưa ra 4 nhóm giải pháp đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố chi tiết như ở trên.
Hi vọng rằng thực hiện các giải pháp trên Việt Nam không chỉ thu hút được nhiều ODA Nhật Bản mà còn nâng cao hơn nữa vai trò ODA Nhật Bản đối với Việt Nam, góp phần ngày càng nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao vai trò của ODA trên thị trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Trần Tuấn Anh, (2004), ODA của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội. 2. Ngô Xuân Bình, (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau
chiến tranh lạnh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Ngô Xuân Bình, (1999), Quan hệ Nhật Bản- Asean: Chính sách và tài trợ ODA, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr278, 279, 296, 298.
4. Bộ Bế hoạch và Đầu tư, (2007), Cơ sở dữ liệu về viện trợ phát triển Việt Nam, hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Tr5. 5. Bộ Bế hoạch và Đầu tư, Báocáo tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. 6. Bộ Bế hoạch và Đầu tư, Báocáo tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP, ngày 9 tháng 11
năm 2006, “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức”
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khung chiến lược ODA giai đoạn 2006-2010
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2006), “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn ODA trong thời kỳ 2006-2010”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 6/2006.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, (2006), “Nguồn vốn ODA và việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ”,
http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=115&nid=3177.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2006), “Quản lý nhà nước về ODA”,
http://www.mpi.gov.vn/oda/odainvn/2005/6/56067.vip.
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006, “Chất lượng ODA”,
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2002), “Chính sách mới của Nhật Bản trong cung cấp tín dụng ODA”,
http://www.mpi.gov.vn/Download/ODA/Untitled/Bantin.asp- id=114&BantinsoID=64.htm
14. Bộ Kế hoạch Đầu tư, “Báo cáo về tình hình quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản”,
http://www.mpi.gov.vn/Download/ODA/Untitled/specificbilateral.asp- id=13.htm
15. Bộ ngoại giao, (2007), “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, Điểm báo Tháng 2.
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr060726082726/ns07020609450 9/newsitem_print_preview
16. Bộ Tài chính, (2005), “ODA - cần thiết nhưng phải thận trọng”,
http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=2560.
17. Bộ xây dựng, (2006), “Một số kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trên thế giới và Việt Nam”,
http://www.moc.gov.vn/Vietnam//Management/BuildPut/51492006080 91112000/
18. Hoàng Thị Chỉnh, (2006), “Từ vụ PMU 18 nghĩ về công tác cán bộ ở nước ta”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Tháng 8.
19. Đảng cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. TrươngVăn Diện, (2005), “Bàn về cơ sở khoa học, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Công nghiệp, số 9, tr32.
21. Nguyễn Duy Dũng, (2003), “Vai trò của Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Đông Bắc Á, số 4/2003.
22. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, “Những nội dung cơ bản về Viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam (ODA)”, http://www.vn.emb-japan.go.jp/html/v_oda_top.html
23. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, “Hợp tác kinh tế của Nhật Bản”,
http://www.vn.emb-japan.go.jp/html/voda_jp.html
24. Hoàng Xuân Hòa, (2006), “Kinh nghiệm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của một số nước Châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 335 – tháng 4, tr76.
25. Nguyễn Yến Hải, (2000), Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
26. Vũ Văn Hà, (2000), Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong những năm 1990 và triển vọng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
27. Diễm Hạnh, (2003), “ODA Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng”, Hội thanh niên sinh viên Viêt Nam, tại Nhật Bản,
http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=jpq a&sid=740
28. Phạm Huyền, (2007), “Giải ngân ODA còn phải phấn đấu rất nhiều”, Báo Anh ninh Thủ đô, Số 2052 (2887).
29. JICA Việt Nam, (2006), tr12.
30. Kiểm toán, (2006), “Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước trên thế giới”,
http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=save&si d=371
31. Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, (2007), “Diễn văn khai mạc hội nghị bàn tròn quốc tế lần thứ ba về quản lý theo kết quả phát triển”, Hà Nội. 32. Hồ Quang Minh, (2006), “Nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, số 12/2006.
33. Trần Quang Minh, (2005), “Vai trò của viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5.
34. Ngân hàng Thế giới, (2005), Báo cáo PGAE- Nhóm tư vấn các nhà tài trợ. 35. Phan Thị Bích Nguyệt, (2006), “Vay nợ nước ngoài, vai trò và những rủi
ro trong việc duy trì mức nợ vay quá cao”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Tháng 2.
36. Ngân hàng Thế giới, (1999), Báo cáo nghiên cứu chính sách.
37. Ngân hàng thế giới (WB), (1998), Bình luận về cuốn đánh giá viện trợ: Khi nào có tác dụng, khi nào không, và tai sao, Hà Nội, Khung 1 Định nghĩa viện trợ, tr2, 3, 7.
38. Trần Anh Phương, (2006), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay”, Tạp chí Cộng sản, Số 18, Tr71,72.
39. Ngọc Quang, “Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chưa hết mình”,
http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/10/3B9D7AF9/
40. Quyết định 94/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 27/6/2007 phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010".
41. Quyết định 290/2006/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 2006.
42. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi, (2007), “10 dự án FDI lớn nhất năm 2006”,
http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=1&tabid=17&n ewsid=1343
43. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, (2005), “ODA - Nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển ở Việt Nam”,
http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=6&tabid=73&n ewsid=1073
44. Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, 2005, Cam kế Hà Nội về hiệu quả viện trợ.
45. Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nôi, (2003), “Hội thảo kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của ODA Nhật Bản tại Việt Nam”,
http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/12-2k4-21.htm
46. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, “ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam”,
http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=6&tabid=91&d onorId=1041.
47. Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai, “Chính sách vay nợ của Trung Quốc thời kỳ mở cửa”,
http://www.laocai.gov.vn/NHDLTNTQ/content/1010007_010.htm.
48. Thông tấn xã Việt Nam, (2007), “VN-Nhật Bản hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”,
http://www.vnanet.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/196693/Default.aspx
49. Đỗ Canh Thìn, (2007), “Nhìn từ thảm họa sập cầu Cần Thơ”, Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính Phủ,
http://www.thanhtra.gov.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/thanh-tra-chinh- phu/Nhin_tu_tham_hoa_sap_cau_Can_Tho/
50. Ths. Phạm Thị Túy, (2007), “Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 4/2007.
51. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, (2007), “8 tháng, 8,3 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam”,
http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/vi/tin_tuc_thi_truong/tin_tuc/tin_t rong_nuoc/folder.2007-01-02.0112346049/folder.2007-08-
01.8691876158/news_item.2007-08-27.4247653247
52. Nguyễn Anh Tuấn, (2006), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Chương 4, Viện trợ nước ngoài, tr138.
53. Trung tâm thông tin dự báo kinh tế xã hội quốc gia, (2006), “Chất lượng ODA”,
http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=71&nid=3226
54. Ths. Phạm Thị Túy, (2006), “Kinh nghiệm chống tham nhũng trong sử dụng vốn ODA và bài học rút ra cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu