Tuy mới chỉ khoảng 15 năm kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện bộ máy tiếp nhận, quản lý và điều phối ODA nhưng Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong các lĩnh vực vực kinh tế - xã hội, chính trị đối ngoại,…
- Những hiệu quả bước đầu trong việc tiếp nhận và sử dụng ODA của Nhật Bản đã trực tiếp đóng góp vào việc tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần vào việc nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
- ODA của Nhật Bản được sử dụng tại Việt Nam có hiệu quả, đúng mục đích và phù hợp với tiêu chí ưu tiên của cả hai phía trong thời gian qua, góp phần tạo nên những điều kiện thuận lợi và cơ sở cần thiết cho Chính phủ Nhật Bản trong việc thuyết phục Quốc hội Nhật Bản chấp thuận và thông qua các
chính sách viện trợ hàng năm của mình với mức độ ưu tiên dành cho Việt Nam thể hiện qua mức ODA cam kết hàng năm giữ ở mức cao trong bối cảnh Nhật Bản dành cho các nước đang phát triển bị cắt giảm.
Nguồn vốn ODA của Nhật Bản không chỉ góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trường kinh tế năng động nhất khu vực Đông Nam Á, mà còn góp phần giúp Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu về mặt chính trị xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam là nước có nền kinh tế năng động, có môi trường đầu tư hấp dẫn, đang được công nhận chuyển sang nền kinh tế thị trường. Minh chứng cho sự thành công này là nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, được ghi dấu đặc biệt bằng việc Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đã là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc,...
Song, bên cạnh những tác động tích cực, ODA của Nhật Bản cũng có những hạn chế nhất định. Nó hàm chứa nguy cơ làm tăng sự lệ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài, tăng nợ nước ngoài và có thể phát triển không bền vững do phải đáp ứng những mục tiêu không xuất phát từ nhu cầu nội tại của đất nước.
* Phụ thuộc về kinh tế, chính trị
Mặc dù, ODA của Nhật Bản ít mang tính điều kiện ngặt nghèo về áp lực chính trị so với các nước khác, nhưng ODA Nhật Bản thường kèm theo những điều kiện nhất định liên quan đến hỗ trợ chính sách đối ngoại của Nhật Bản; hoặc nhằm phục vụ cho lợi ích của các doanh nghiệp Nhật Bản, kích thích xuất khẩu hàng hóa Nhật Bản. Hơn nữa, hầu hết các dự án ODA của Nhật do các Công ty lớn của Nhật Bản trúng thầu, do vậy, khi triển khai thực hiện các công trình đó phần lớn là sử dụng các thiết bị, máy móc hay nguyên vật liệu do Nhật Bản sản xuất hoặc được cung cấp bởi các Công ty do phía nhà thầu chính chỉ định. Như vậy, vô hình chung họ đã mở rộng thị trường
tiêu thu hàng hóa của Nhật Bản hoặc các hàng hóa do các Công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam. Điều đó càng chứng tỏ rằng đang có sự bành chướng về kinh tế của Nhật Bản sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, khi nước ta tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, những danh mục hàng hóa mới của của Nhật Bản, yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp của Nhật Bản như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực đang bảo hộ, có khả năng sinh lời cao như Bưu chính viễn thông, tài chính, dầu khí... Nếu Việt Nam không có một chiến lược phát triển kinh tế mang tính bền vững, chiến lược lâu dài để thu hút, sử dụng hiệu quả ODA của Nhật Bản thì nền kinh tế nước ta sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào đầu tư của Nhật Bản.
ODA của Nhật Bản còn hàm ý một mục tiêu khác là mở đường cho đầu tư tư nhân của Nhật Bản vào Việt Nam và đem phong cách, nền văn hóa Nhật Bản du nhập vào Việt Nam, vô hình chung xây dựng một hình ảnh nước Nhật Bản tuyệt đẹp trong con mắt của người Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu chúng ta biết tận dụng cơ hội thì những tác động tiêu cực này lại trở thành tác động tích cực đối với nền kinh tế xã hội của chúng ta. Đúng như đánh giá của Ngân hàng thế giới “viện trợ tài chính phát huy tác dụng trong môi trường chính sách tốt” [37, tr2].
* Khả năng phát sinh nợ cho quốc gia
Về lý thuyết, phần ODA không hoàn lại hay còn gọi là viện trợ không hoàn lại, hay hỗ trợ kỹ thuật (TA) chỉ chiếm tối đa từ 1% đến 15% so với tổng vốn ODA mà cộng đồng các nhà tài trợ dành cho các nước tiếp nhận ODA (chủ yếu là các nước kém và đang phát triển). Vậy ở Việt Nam, tỷ lệ này là bao nhiêu, cho đến nay chưa có con số thống kê cụ thể nào được báo cáo, nhưng qua phân tích và theo dõi hàng năm về cam kết ODA của Nhật
Bản cho Việt Nam từ 1992 đến nay như ở Bảng 2.1 cho thấy tối đa cũng chỉ khoảng 18%. Như vậy, 82% ODA vay ưu đãi hàng năm là nợ mà Chính phủ Việt Nam phải trả cho Chính phủ Nhật Bản trong hàng thập kỷ tới. Kim ngạch ODA của Nhật Bản từ năm 1992 đến 2006 là khoảng 1.316,7 tỷ Yên ( xem Bảng 2.1), trong đó khoản vay tín dụng đồng Yên là 1.150,3 tỷ Yên (chiếm 88%). Nếu có sự biến động tỷ giá hối đoái thì nó cũng có thể trở thành món nợ khổng lồ hơn. Đó là chưa kể đến tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án,…khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình còn thấp. Thêm vào đó, các dự án trong lĩnh vực đào tạo, phần lập dự án và tư vấn kỹ thuật phải trả cho chuyên gia Nhật Bản quá cao (thường chiếm đến 90% [16]) so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia trên thị trường quốc tế. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đây là món nợ khổng lồ, nó sẽ được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Giả thiết chúng ta chấm dứt vay ODA vào năm 2007 thì món nợ ODA mà Việt Nam vay từ năm 2007 sẽ kéo dài đến năm 2047 (do thời hạn vay ODA thường trên 40 năm). Như vậy, số vốn ODA Nhật Bản cam kết hôm nay càng cao hay số vốn cam kết đã được hợp thức hoá bằng văn bản càng cao bao nhiêu thì số nợ mà thế hệ mai sau phải gánh vác càng lớn bấy nhiêu.
Theo Bộ Kế hoach và Đầu tư, nợ nước ngoài của Việt Nam trong 5 năm 2001-2005 là 35,6% GDP [64] (trong đó có ODA vay ưu đãi của Nhật Bản), điều này càng làm cho việc sử dụng hiệu quả vốn vay thêm quan trọng. Thế nhưng nợ không hẳn là chuyện dở, nếu nếu sử dụng các khoản vay một cách hiệu quả, để tạo ra lời cao hơn mức phải trả lãi và trả gốc thì vay là một việc làm khôn ngoan. Các khoản vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn dài có thể là nguồn vốn quan trọng cho phát triển đất nước.
* Gây méo mó sự phát triển ngành
Mặc dù ODA của Nhật Bản đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa như phân tích ở mục 2.2.4, nhưng nó cũng có những tác động ngược lại nếu chúng ta không có định hướng lâu dài trong việc sử dụng ODA cho phát triển đất nước. Phần lớn các dự án ODA đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế ở nhưng vùng kinh tế trọng điểm để cải thiện môi trường đầu tư ở khu vực đó, chẳng hạn như các dự án về giao thông vận tải, sản xuất và cung cấp năng lượng, tài chính, thông tin,… Những khu vực có hạ tầng cơ sở tốt sẽ có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, kinh tế ở những khu vực này phát triển mạnh. Như vậy, ngành công nghiệp và xây dựng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, kéo theo là ngành dịch dụ cũng phát triển. Từ đó, về lâu dài ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ bị đình trệ. Nước ta xuất phát là nước nông nghiệp, nếu Đảng và Nhà nước không có định hướng chiến lược lâu dài thì nguy cơ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ không phát triển gây lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia.
* Dễ gây ra tham nhũng
Tham nhũng đang là vấn đề gây xôn xao dư luận, đang là vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Phần lớn tham nhũng xảy ở các dự án xây dựng cơ bản, đặc biệt là các dự án quan trọng mang tính chiến lược quốc gia được sử dụng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thũng, nhưng phần lớn tham nhũng xảy ra do cơ chế phê duyệt, cơ chế đấu thầu, quản lý dự án. Do có một số quan niệm sai lệch coi vốn ODA là “tiền chùa” dẫn đến nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Trong một số các dự án ODA phía Nhật Bản chỉ định chuyên gia kỹ thuật, các nhà thầu của Nhật Bản. Mức lương và giá thầu các công trình phía Nhật Bản đưa ra phía Việt Nam không thể kiểm
soát được. Đây chính là nguy cơ xảy ra tham nhũng nhiều nhất ở các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản là một trong những nhà tài trợ sử dụng cơ chế đấu thầu quốc tế đối với các dự án ODA, các dự án này được phía Nhật Bản nghiên cứu thẩm định, giám sát rất chặt chẽ. Do vậy, không thể khẳng định rằng tất cả các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản đều xảy ra tham nhũng.
Kết luận Chƣơng 2:
Từ khi nối lại hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam vào năm 1992 đến nay, khối lượng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam ngày càng tăng cả về chất lượng và quy mô, ODA cam kết của Nhật Bản giai đoạn 1992-2006 là khoảng 11,2 tỷ USD, trong đó 9,8 tỷ USD là tín dụng ưu đãi, chiếm 87% và 1,4 tỷ USD là ODA không hoàn lại (xem Bảng 2.1). Song song với khối lượng vốn ODA cam kết, khối lượng vốn ODA giải ngân của Nhật Bản cũng tăng tương ứng. Chỉ tính riêng giai đoạn 2001-2005, ODA cam kết và ODA giải ngân của Nhật Bản so với cộng đồng tài trợ Quốc tế chiếm lần lượt khoảng 34%, 30% ( xem Hình 2.1 và Hình 2.2), Nhật Bản trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam hiện nay.
ODA của Nhật Bản chủ yếu được tập trung hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ để phát triển kinh tế, xã hội như phát triển hạ tầng kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học và kỹ thuật hoặc cải cách pháp luật. Trong những năm gần đây, tuy có nhiều vụ bê bối xảy ra ở các dự án xây dựng cơ bản như các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, điển hình là vụ bê bối xảy ra ở PMU18, nhưng nhìn chung ODA của Nhật Bản được đánh giá là sử dụng có hiệu quả ở Việt Nam.
Nguồn vốn ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, góp phần kiềm chế lạm phát, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; chuyển giao những thành tựu khoa học kỹ thuật; phát triển nguồn
nhân lực; điều chỉnh cơ cấu kinh tế; thúc đẩy FDI và mở rộng đầu tư cho Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ODA của Nhật Bản trong thời gian qua, đã mang lại cho đất nước và người dân nhiều công trình kinh tế và phúc lợi xã hội quan trọng (đường bộ, cảng biển, nhà máy điện, giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp nước sạch, các công trình thủy lợi, trường học, bệnh viện,…); đóng góp giá trị gia tăng cho việc nghiên cứu thực thi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Nó đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam liên tục tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 640 USD/ năm.
Về mặt xã hội, ODA của Nhật Bản đã góp phần tích cực vào việc xóa mù chữ, nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Bên cạnh những đóng góp to lớn đối với Việt Nam, ODA Nhật Bản còn có những hạn chế nhất định. Nó hàm chứa nguy cơ làm tăng sự lệ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài, tăng nợ nước ngoài và có thể phát triển không bền vững do phải đáp ứng những mục tiêu không xuất phát từ nhu cầu nội tại của đất nước như sự phát triển lệch lạc giữa các ngành, dễ gây ra tham nhũng, ...
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ODA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
3.1. Định hƣớng và dự báo thu hút ODA của Nhật Bản 3.1.1. Cơ hội, thách thức thu hút ODA của Nhật Bản
Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Một trong những thành quả lớn nhất là Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là mốc quan trọng khẳng định Việt Nam hội nhập sâu rộng trên cả hai lĩnh vực kinh tế - thương mại và chính trị - an ninh, góp phần tạo đà cho đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới.
Nhiều đánh giá cũng như đánh giá Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng năm 2007 kinh tế Nhật Bản vẫn đang tiếp tục phục hồi phát, là năm đánh dấu bước ngoặt trong phát triển kinh tế Nhật Bản sau hơn 1 thập kỷ phát triển trì trệ.
Trên cơ sở mối quan hệ sẵn có được thiết lập từ 1973, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp. Mối quan hệ đó được ghi nhận sâu sắc hơn trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 10 năm 2006, “Mục đích của chuyến thăm lần này là đưa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược của nhau, cùng có lợi và cùng phát triển, trong đó trọng tâm là thu hút ODA, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản và hợp tác khoa học công nghệ. Nhật Bản có điều kiện để đầu tư, phát triển ở Việt Nam và hầu hết các dự án mà Nhật Bản đầu tư đều có hiệu quả ở Việt Nam” Thủ tướng nói. Sự khẳng định này đã được Quốc hội, chính
giới và doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao, đồng thời bày tỏ sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường ODA cho Việt Nam trong các năm tới.
Đó là những cơ hội tốt đang được mở ra cho nước ta trong việc thu hút ODA Nhật Bản trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
- Vốn ODA ưu đãi (không hoàn lại hoặc dài hạn và lãi suất thấp) chỉ áp dụng cho các nước nghèo. Khi nước ta ra khỏi ngưỡng nghèo (GDP khoảng 1000 USD bình quân đầu người/ năm) và gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình (LMC – Low Middle Country) thì vốn ODA sẽ giảm bớt rồi chấm dứt và chuyển sang nguồn vốn vay thương mại. Mặt khác, nước ta đã bắt đầu trả nợ ODA ngày càng nhiều hơn, và rồi sẽ đến lúc tới lượt nước mình phải đóng góp vào quỹ ODA để giúp các nước nghèo khác. Tuy trong 5 năm tới nguồn vốn ODA vẫn còn dồi dào nhưng chúng ta cần nhanh chóng làm chủ được cách huy động các nguồn vốn ngoài ODA và ngoài ngân sách, như thu hút các dự án BOT, phát hành trái phiếu,...để khỏi lâm vào thế bị động.
- Mặc dù tiến độ giải ngân ODA của Nhật Bản trong những năm gần đây