Về giao thông vận tải, Chính phủ Nhật Bản đã và đang hỗ trợ việc sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường quốc tế và quốc nội, xây cầu, các nhà ga, bến cảng ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam. Chẳng hạn, trục đường chính Bắc Nam, quốc lộ số 5, quốc lộ 1,…; xây dựng mới các cây cầu quan trọng như Cầu Bãi cháy, cầu Cần thơ,…. Ở miền Trung là việc nâng cấp cảng Đà Nẵng - cửa ngõ đối với hành lang kinh tế Đông Tây, nhà ga cảng lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, sắp tới Nhật Bản sẽ hỗ trợ ODA cải tạo và nâng cấp đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn khoảng 32 tỷ đồng. Như vậy, trong khoảng 15 năm qua, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã được cải thiện rất nhiều.
Về điện lực, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ xây dựng các nhà máy điện quy mô lớn như xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Đại Ninh,... và xây dựng mạng lưới đường dây tải điện. Các dự án này, đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp điện cho Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, ngành điện lực Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ, không chỉ đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, mà còn đáp ứng được đông đảo nguyện vọng của người dân ở mọi miền tổ quốc, trong đó có đóng góp ODA Nhật Bản.
Về công nghệ thông tin, Nhật Bản đã cung cấp vốn vay cho dự án xây dựng tuyến cáp quang ngầm dưới đáy biển Nam Bắc và xây dựng nâng cấp mạng thông tin viễn thông cho các vùng nông thôn của Việt Nam để giảm bớt sự chênh lệch giữa các khu vực.
Như vậy, ODA của Nhật Bản ưu tiên cao vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng kinh tế, đây là các lĩnh vực phải đầu tư vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, khó thu hút được các luồng vốn tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Do vậy, ODA của Nhật Bản đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu về vốn cho xây dựng hạ tầng cơ sở của nước ta. Trong thời gian qua, vốn ODA của Nhật Bản thực tế đã ưu tiên giải ngân rất cao vào lĩnh vực này (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Dự án đứng đầu về giải ngân ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển kinh tế giai đọan 2001-2005
Đơn vị: triệu USD
STT Tên dự án Cơ quan tài trợ Lĩnh vực Cq điều hành
quốc gia Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Giải ngân (USD) 1. Dự án điện nông thôn Chính phủ Nhật Bản; IDA Sản xuất và cung cấp năng lượng Khác 30/5/2000 31/12/2006 119,93 2. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ IV JBIC Sản xuất và cung cấp năng lượng Bộ Công nghiệp 31/12/1998 22/7/2005 111,62 3. Dự án lưới điện Chính phủ Nhật Bản; IDA; SIDA Sản xuất và cung cấp năng lượng Khác 20/1/1998 30/6/2007 100,55 4. Dự án nâng cấp Quốc lộ số 10 JBIC Vận tải và kho tàng Bộ giao thông 31/12/1997 31/12/2007 121,67
STT Tên dự án Cơ quan tài trợ Lĩnh vực Cq điều hành quốc gia Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Giải ngân (USD) 5. Dự án giao thông nông thôn 2 Chính phủ Nhật Bản; IDA; DFID Vận tải và kho tàng Bộ giao thông 16/12/1999 30/6/2006 113,73 6. Dự án thứ hai về Cải tạo Cầu trên
Quốc lộ số 1
JBIC Vận tải và kho
tàng Bộ giao thông 31/12/1998 23/10/2006 78,61
7.
Dự án thoát nước Hà Nội vì mục tiêu cải tao môi
trường
JBIC Cấp nước và vệ sinh
UBND thành
phố Hà Nội 30/12/1997 14/9/2005 77,29
Nguồn: Cơ sở dữ liệu về viện trợ phát triển Việt Nam – Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, tháng 6 năm 2007.
Trong số 7 dự án trên, có 3 dự án trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp năng lượng và 3 dự án trong lĩnh vực vận tải và kho hàng. Các dự án này, tập trung vào việc tăng cường công suất cung cấp điện và hệ thống giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quá trình công nghiệp hóa.
2.2.1.2. ODA của Nhật Bản cho cải thiện môi trƣờng xã hội
Phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là trụ cột thứ hai trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Những chỉ số chủ yếu trong lĩnh vực này bao gồm:
- Tỷ lệ tăng dân số năm 2005 là 1,2%. - Tỷ lệ sinh sản giảm 0,05%.
- Tạo việc làm cho 7,5 triệu người.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 là 30%. - Tỷ lệ học sinh đi học mẫu giáo và tiểu học là 80%. - Tỷ lệ học sinh trung học là 45%.
- Tỷ lệ hộ nghèo đạt 10%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống còn 22% - 25%. - 40% thuốc thiết yếu được sản xuất trong nước. - Tuổi thọ trung bình là 70.
Các chỉ số này cho thấy rõ việc phát triển xã hội và phát triển kinh tế có tính chất song hành.
Để đạt được các chỉ tiêu trong lĩnh vực này, sự cải tạo môi trường sinh hoạt và xã hội là cần thiết. Thế nhưng, không phải tất cả các vấn đề liên quan đến môi trường sinh hoạt và xã hội đều có thể giải quyết được nếu chỉ bằng tăng trưởng kinh tế, thậm chí có khi cùng với sự tăng trưởng kinh tế, có những vấn đề về môi trường sinh hoạt và xã hội lại càng trầm trọng hơn. Cải thiện môi trường sinh hoạt và xã hội là rất quan trọng trên quan điểm xã hội và nhân đạo, hơn nữa nó cũng chính là để hình thành nên những điều kiện căn
bản cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Lĩnh vực này khó kêu gọi đầu tư từ các luồng vốn khác mà hầu hết phải trích từ ngân sách nhà nước. Chia sẽ với những khó khăn của Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản coi trọng việc hỗ trợ cho giáo dục, y tế, phát triển các địa phương, phát triển môi trường đô thị.
Về giáo dục, hiện nay ở nước ta các trường trung học cơ sở ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều trường dạy hai hoặc ba ca, chất lượng giáo dục đang là vấn đề đặt ra. Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ xây dựng khoảng hơn 300 trường tiểu học ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Chẳng hạn, dự án ODA không hoàn lại “nâng cấp trường tiểu học vùng bão lụt khu vực miền Trung”, “nâng cấp trường tiểu học miền núi phía Bắc”, “nâng cấp Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ”,... Các dự án này đã góp phần hỗ tích cực trong việc xóa mù chữ, nâng cao điều kiện dạy và học cho giáo viên và học sinh ở những vùng này. Sự hỗ trợ này đã góp phần đưa tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học của nước ta đạt khoảng 97% giai đoạn 2001-2005 [5], vượt mức kế hoạch đề ra 17%. Với sự hỗ trợ ODA của Nhật Bản chắc chắn sẽ còn góp phần tích cực hơn nữa giúp nước ta đạt mục tiêu 99% phổ cập giáo dục tiểu học, 90% phổ cập trung học cơ sở trong giai đoạn 2006- 2010[6].
Về y tế, để nâng cao chức năng hoạt động của các cơ quan y tế của Việt Nam, Nhật Bản đã và đang cung cấp ODA để hỗ trợ nâng cấp cho hơn 4 cơ sở, cung các cấp thiết bị cho mốt số bệnh viện trọng điểm, đào tạo và tăng cường khả năng thực tập của sinh viên và hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến dưới trên quy mô toàn quốc. Chẳng hạn, ODA không hoàn lại cho nâng cấp bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hai Bà Trưng, Viện Nhi Trung Ương, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Trung tâm Huế với tổng vốn giải ngân khoảng 13,7 triệu USD trong thời gian 3 năm, dự kiến kết thúc năm 2007,.... Nhật Bản cũng đã
hỗ trợ cho các chương trình tiêm chủng các bệnh bại liệt trẻ em và bệnh sởi, thậm chí hỗ trợ xây dựng các cơ sở chế tạo vác xin phòng bệnh sởi tại Việt Nam. “Dự án xây dựng cơ sở sản xuất vác xin tiêm phòng sởi” với tổng vốn giải ngân khoảng 16,3 triệu USD trong thời gian 3 năm, đã kết thúc vào 31/12/2006 là một trong mười dự án đứng đầu về giải ngân ODA trong lĩnh vực y tế được cộng đồng tài trợ quốc tế đưa ra tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ diễn ra tại Hạ Long - Quảng Ninh tháng 6/2007.
Ngoài ra, Nhật Bản còn cử chuyên gia và cung cấp máy móc cho Việt Nam để hỗ trợ kịp thời và chính xác đối với bệnh SARS và cúm gà. Nhờ sự hỗ trợ của Nhật Bản, cơ sở vật chất khám chữa bệnh của đa số người dân được nâng cao chẳng hạn như số giường bệnh/1 vạn dân tăng đáng kể, từ 23,7 giường/1vạn dân năm 2001 tăng lên khoảng 24/7 giường/1 vạn dân [5]. Từ đó góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 34% năm 2001 xuống còn 24% năm 2005 [5]. Như vậy, chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như chỉ số phát triển quốc gia của Việt Nam dần được cải thiện.
Về phát triển các địa phương, do đặc thù Việt Nam là nước với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông, mặc dù cùng với quá trình hội nhập khu vực, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thế nhưng, ở nhiều địa phương, nước sinh hoạt còn chưa được đảm bảo vệ sinh do chưa có hệ thống cung cấp nước sạch hoặc có nhưng hệ thống nhưng đã xuống cấp hoặc còn thiếu hiểu biết về vệ sinh. Ngoài ra, còn rất nhiều dịch vụ xã hội khác mà người dân chưa được hưởng do cơ sở hạ tầng sinh hoạt còn kém như giao thông, điện, thông tin liên lạc. Bên cạnh đó, úng lụt, bão tố thường xuyên còn gây nhiều thiệt hại to lớn đến cả đời sống và sản xuất. Chia sẻ với những khó khăn này, Chính phủ Nhật Bản đã và đang sử dụng nguồn vốn ODA của mình ngày càng chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Về ngành nông lâm ngư nghiệp, ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, cũng có nhiều vấn đề căn bản cần giải quyết như dân số ngành này rất đông trong điều kiện tài nguyên, đất đai có hạn, điều kiện sinh hoạt cũng như kỹ thuật sản xuất còn thiếu thốn. Vì vậy, Nhật Bản đang hỗ trợ cho các dự án phát triển nước ngầm, xây dựng cầu đường, thủy lợi, điện khí hóa nông thôn để nâng cấp cơ sở hạ tầng sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cũng hỗ trợ để tăng cường khả năng nghiên cứu và chỉ đạo của các cơ quan nghiên cứu và đại học trọng điểm (Đại học Cần Thơ, Đại học Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia). Ngoài ra, Nhật Bản còn hỗ trợ cho việc phát triển và vận hành các hợp tác xã nông nghiệp và chấn hưng các ngành sản xuất ở các địa phương.
Về phát triển môi trường đô thị, Việt Nam do ảnh hưởng của nhiều năm chiến tranh, dân số tăng nhanh, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, diện tích rừng ở Việt Nam đang bị giảm xuống, môi trường không khí và nước bị ảnh hưởng, lượng chất thải gia tăng đang là những vấn đề cấp bách đặt ra của Việt Nam. Hơn nữa, song song với quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng, môi trường sinh hoạt ở đô thị cũng bị xuống cấp. Việt Nam bắt đầu cảm nhận được sức ép của quá trình công nghiệp hóa lên chất lượng môi trường sống qua việc xuất hiện nhiều vấn đề môi trường khác nhau. Do vậy, chất lượng phát triển đã được nhấn mạnh hơn trong Chương trình nghị sự của Chính phủ thông qua việc xúc tiến Chương trình nghị sự 21, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường và những sáng kiến tương tự khác. Hỗ trợ cho lĩnh vực bảo vệ môi trường là lĩnh vực ưu tiên cao của Chính phủ.
Để chia sẻ với Việt Nam những vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ cho Việt Nam trong việc hoạch định kế hoạch quản lý rừng và trồng rừng, phát triển và phổ cập kỹ thuật trồng rừng tại khu vực đất phèn chua ở đồng bằng sông Cửu Long, cải thiện môi trường nước, hoạch định kế hoạch
xử lý chất thải ở Hà Nội, cung cấp thiết bị quản lý rác thải,…
Để cải thiện phần nào nhu cầu thiết yếu về nước sạch sinh hoạt, Chính phủ Nhật Bản, thông qua JBIC đã hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện môi trường nước Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh như “Dự án thoát nước Hà Nội” với tổng vốn giải ngân khoảng 77,29 triệu USD (Bảng 2.4), là một trong những dự án đứng đầu về giải ngân không chỉ đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế mà còn là dự án đứng đầu đóng góp vào mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Chính phủ Nhật Bản không chỉ viện trợ không hoàn lại để xây dựng Nhà máy nước trên địa bàn thành phố như nhà máy nước Gia Lâm, mà còn viện trợ để mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống nước các vùng khác như dự án mở rộng hệ thống cấp nước Hải Dương, nâng cấp hệ thống cấp nước miền Bắc,….
Ngoài ra, Nhật Bản còn hỗ trợ xây dựng, nâng cấp và quản lý hệ thống cung cấp nước cho đô thị, hệ thống nước thải và thoát nước, hệ thống giao thông đô thị, xây dựng quy hoạch đô thị và các quy chế về đô thị, các quy chế để mở rộng cơ hội có nhà ở cho người dân đô thị.
Nhờ sự hỗ trợ này, bộ mặt đô thị được thay đổi hàng ngày, tình trạng úng lụt trên các đường phố sau mỗi trận mưa to đã giảm bớt phần nào, giải quyết được phần lớn nhu cầu nước sạch cho người dân ở thủ đô, hạn chế phần nào ô nhiễm môi trường nước và không khí.
Như vậy, ODA của Nhật Bản đã bổ sung nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế và xã hội nước ta.
2.2.2. Chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật
Như nghiên cứu ở Chương 1, ODA của Nhật Bản thật sự cần thiết cho nước ta trong việc khắc phục sự tụt hậu về công nghệ của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhật Bản là nước có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ cao, kinh nghiệm quản
lý hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Về khoa học kỹ thuật công nghệ, các dự án ODA của Nhật Bản được thực hiện qua JBIC, Bộ ngoại giao và JICA là những cơ quan có đội ngũ cán bộ chất lượng cao và kinh nghiệm quản lý hiện đại, dưới các cơ quan này là các Công ty hàng đầu về thiết kế và trang thiết bị hiện đại trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kinh tế. Thông qua các dự án ODA, chúng ta được tiếp cận với công nghê hiện đại, học tập được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Công nghệ bao gồm: công nghệ hữu hình hay còn gọi là “phần cứng” (dưới dạng máy móc thiết bị) và công nghệ vô hình hay còn gọi là “phần mềm” (kiến thức, tài liệu kỹ thuật, bí quyết,...).
Về “phần cứng”, song song với việc hỗ trợ cải thiện hạ tầng kinh tế và cải tạo môi trường xã hội là việc chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ. Thông qua các dự án ODA đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải, công trình điện năng, công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, cải tạo xử lý nước thải, hệ thống cung cấp nước sạch,…chúng ta nhận chuyển giao những máy móc thiết bị tiên tiến từ Nhật Bản hoặc từ những nước khác bởi đối với một số dự án ODA của Nhật Bản họ chấp thuận hình thức đấu thầu quốc tế. Đồng thời, chúng ta cũng tiếp thu những công nghệ “phần mềm” như những bí quyết