3.2.1. Giải pháp về phía Nhà nƣớc
3.2.1.1. Kiện toàn môi trƣờng pháp lý về thu hút, quản lý và sử dụng ODA nhằm đảm bảo quy trình đơn giản, rõ ràng và nhất quán.
Để phát huy hơn nữa vai trò của ODA nói chung và ODA của Nhật Bản nói riêng đối với Việt Nam trong thời gian tới trước hết chúng ta phải gấp rút hoàn thiện hệ thống pháp lý về thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Mặc dù, năm 2006 đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA bằng sự ra đời của Nghị định 131/2006/ND-CP, đồng thời là năm hoàn thiện chính sách về quản lý ODA, nhưng hệ thống văn bản pháp quy hiện
hành vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, còn chồng chéo…Do vậy, Chính phủ cần phải điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản này theo chiều hướng minh bạch, phải có tính đồng bộ cao, quy định trách nhiệm của các cơ quan phải thật rõ ràng, bổ sung những nội dung còn thiếu như quy chế mua sắm, cơ chế tạo lập nguồn vốn đối ứng, cơ chế kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, phải có những quy định thật cụ thể các đầu mối quản lý ở các bộ, các địa phương. Đề nghị xem xét điều chỉnh Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP, ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ để phù hợp với Luật Xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và Luật Đấu thầu. Để tránh chồng chéo như hiện nay, nên chăng thành lập một cơ quan trực thuộc Chính phủ mang tính chất liền Bộ để quản lý các hoạt động thu hút và sử dụng ODA tư A đến Z, cơ quan này có mạng lưới hoạt động đến tận địa phương.
Xây dựng và áp dụng những chế tài cần thiết để khuyến khích những đơn vị thụ hưởng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA.
3.2.1.2. Cần sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc dài hạn, đồng thời cần có chiến lƣợc thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản mang tính trung và dài hạn. Sử dụng ODA đúng mục đích, xem xét thứ tự ƣu tiên dự án vào các lĩnh vực, những vùng kinh tế quan trọng.
Ở nước ta trong thời gian gần đây các quy hoạch còn ở tầm ngắn và trung hạn, các quy hoạch còn thiếu đồng bộ. Do vậy, nhiều công trình sử dụng vốn ODA bị dỡ bỏ hoặc chậm trễ thi công hoặc là công trình đã hoàn thành nhưng phát huy hiệu quả thấp. Quy hoạch tổng thể sẽ là một định hướng tốt cho công tác vận động ODA.
Xem xét thận trọng phê duyệt thứ tự ưu tiên dự án vào những lĩnh vực, những vùng kinh tế quan trọng hoặc những vùng kinh tế khó khăn để phát huy hơn nữa hiệu quả của dự án và thu hẹp chênh lệch giữa các vùng, miền trong cả nước.
Không nên tuyệt đối hóa ưu điểm của ODA, có chăng coi nó chỉ là nguồn vốn tài chính ban đầu hỗ trợ phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các chương trình cải cách về kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đường đi của ODA rất phức tạp qua nhiều tầng nấc trung gian ở cả nước tiếp nhận và nước tài trợ, do đó dễ nảy sinh nhiều tiêu cực, dễ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đó là chưa kể đến nước ta còn phải chấp nhận những áp lực về mặt chính trị, về phải nhập khẩu kỹ thuật của nước tài trợ,…Chính vì lẽ đó mà đôi khi hiệu quả ODA mang lại không cao bằng các hình thức huy động khác như nguồn vốn trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tùy theo mục tiêu phát triển kinh tế của từng thời kỳ Chính phủ cần phải có định hướng xem xét giảm dần việc thu hút ODA mà thay vào đó là các nguồn vốn khác.
3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách tài chính trong nƣớc đối với ODA. Đồng thời, cần nâng cao chất lƣợng chiến lƣợc quốc gia về vay trả nợ nƣớc ngoài.
Cải thiện hơn nữa hệ thống của Chính phủ về mua sắm công theo hướng tiếp cận tới các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này.
ODA vốn vay là một hình thức vay nợ cần được điều tiết một cách hợp lý. Đồng thời cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA và FDI trong từng thời kỳ một cách đồng bộ, hợp lý gắn chặt với phát triển kinh tế trong thời kỳ đó. Ưu đãi cụ thể và thiết thực hơn đối với các doanh nghiệp FDI hướng về xuất khẩu nhằm tạo điều kiện vững chắc cho công tác trả nợ.
3.2.1.4. Tăng cƣờng quan hệ đối tác với Nhật Bản
Cải tiến chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và Nhật Bản thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) thường niên và giữa kỳ, các nhóm quan hệ đối tác ngành, nhóm quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE);
Phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, Ngành và các địa phương trong việc vận động ODA đối với Nhật Bản; hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nói chung và Nhật Bản nói riêng để thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ;
Thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên cơ sở lợi ích chung với mục đích hợp lý hoá, hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ,...
3.2.1.5. Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các dự án đã ký kết, đồng thời yêu cầu các cơ quan trực thuộc thƣờng xuyên đánh giá báo cáo tính khả thi và tính hiệu quả của các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản mang tính chiến lƣợc quốc gia.
Việc giải ngân các dự án không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật không phải là vấn đề lớn. Nhưng đối với các dự án có đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong ODA của Nhật Bản, giải ngân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Một trong nhiều nguyên nhân của sự chậm trễ trong giải ngân là việc thực hiện công tác đền bù, di dân và tái định cư quá chậm. Đây cũng là vấn đề đặt ra ở các công trình xây dựng cơ bản của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giao thông. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải làm nhiều việc, trong đó quan trọng nhất là sớm ban hành một nghị định mới về đền bù, di dân và tái định cư, vừa sát với tình hình thực tế của Việt Nam vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.2.1.6. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chống tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng xảy ra ở các dự án xây dựng quan trọng của đất nƣớc.
3.2.2. Giải pháp về phía các Bộ, Ngành
3.2.2.1. Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để thực hiện mục tiêu của dự án để ra, sử dụng tiền đúng mục đích, đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch.
3.2.2.2. Quản lý nguồn vốn ODA một cách minh bạch và có trách nhiệm.
Xây dựng hệ thống các tiêu chí để làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào danh mục yêu cầu tài trợ theo quy định hiện hành trình Chính phủ.
Xem xét việc mở rộng hơn diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng ngoài khu vực nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.
Công khai hoá toàn bộ thông tin và tài liệu về ODA tới các Bộ, Ngành và các địa phương để làm cơ sở chuẩn bị các chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn này. Đặc biệt là tổ chức đấu thầu quốc tế đối với tất cả các dự án ODA.
Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản và đơn vị thụ hưởng ODA có trách nhiệm theo thẩm quyền cung cấp đầy đủ và xác thực thông tin về việc tiếp cận và sử dụng vốn ODA cho các cơ quan dân cử, các phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu, góp phần giải trình và định hướng công luận về nguồn lực này.
3.2.2.3. Thực hiện các chƣơng trình và giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng.
nhân tố con người, chế độ chính sách, pháp luật, đạo đức công chức… Vì thế, chống tham nhũng đồng nghĩa với việc giải quyết có hiệu quả và đồng bộ một loạt vấn đề được coi là nguồn gốc của nó. Nếu chỉ bằng việc cải tạo đội ngũ cán bộ, công chức ở các khía cạnh biên chế, chất lượng, tiền lương… thì không thể giải quyết được toàn bộ vấn đề. Do vậy, cần có những giải pháp mang tính đồng bộ. Chẳng hạn, rà soát lại toàn bộ hoạt động của các PMU không chỉ có ở Bộ giao thông vận tải mà ở cả các Bộ khác như Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ giáo dục và đào tạo… Nghiên cứu chuyển các PMU sang mô hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Công khai hóa các thông tin về dự án ODA là một điều kiện tiên quyết về chống tham nhũng lãng phí.
3.2.2.3. Tăng cƣờng việc theo dõi, đánh giá và báo cáo Chính phủ về hiệu quả của các dự án ODA theo từng dự án hoặc định kỳ.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng ODA ở các cấp, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh và thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thẩm định chương trình, dự án ODA.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA; đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác ODA của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA. Với sự ra đời của Nghị định 131/2006/NĐ-CP thì việc thành lập Ban quản lý dự án cũng có sự thay đổi về nguyên tắc. Thay vì cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án như hiện nay, trong dự thảo chủ đầu tư các dự án là người ra quyết định thành lập ban quản lý dự án. Theo một số chuyên gia, điều này đảm bảo yêu cầu ban quản lý dự án là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của chủ dự án hay chủ đầu tư, được chủ dự án giao quản lý và thực hiện dự án với những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể.
Rà soát lại các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của các ngành, các địa phương và đánh giá tổng thể nhằm phát hiện những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế, xã hội.
3.2.3. Giải pháp về phía các tỉnh, thành phố
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành để đảm bảo thực hiện mục tiêu dự án đề ra, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án.
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về ngoại ngữ mà còn có năng lực chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan…
Nâng cao nhận thức về bản chất của ODA, phát huy tinh thần làm chủ trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này phục vụ các mục tiêu phát triển của cả nước, của các Bộ, ngành và địa phương. Cụ thể:
- Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý không chỉ về chính sách, quy trình và thủ tục, năng lực chuẩn bị chương trình, dự án ODA và cách thức thực hiện các chương trình, dự án của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ, mà còn am hiểu về luật phát quốc tế, nâng cao trình độ về thẩm định dự án, đấu thầu và các lĩnh vực liên quan.
- Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
- Phải thay đổi nhận thức của một số người cho rằng ODA là “tiền chùa”, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý ODA sử dụng một cách vô tội vạ, gây lãng phí rất lớn. Chúng ta không nên quá phấn khởi khi thấy rằng ODA của Nhật Bản đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, mà phải ý thức rằng đây là khoản tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, không nên để đó trở thành món nợ cho thế hệ sau.
Kết luận Chƣơng 3:
Trong thời gian qua Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội. Vai trò làm chủ của Chính phủ trong chiến
lược phát triển của quốc gia, sự hội nhập kinh tế nhanh chóng vào các nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là Việt Nam đã được kết nạp vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, là mốc quan trọng khẳng định Việt Nam hội nhập sâu rộng trên cả hai lĩnh vực kinh tế - thương mại và chính trị - an ninh, góp phần tạo đà cho đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới.
Năm 2007 là năm nền kinh tế Nhật Bản được đánh giá là đang được phục hồi và phát triển sau hơn 1 thập kỷ phát triển trì trệ và mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển trở thành đối tác chiến lược của nhau. Đó là những cơ hội tạo ra nhiều triển vọng cho nước ta trong việc thu hút và sử dụng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chúng ta còn vượt qua nhiều cách thức, thách thức làm thế nào để chống thất thoát lãng phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào ODA, sử dụng ODA đúng mục đích, đạt được mục tiêu của các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân,... và vấn đề nguồn nhân lực có trình độ cao cho phát triển và hội nhập cũng đang đặt ra. Do vậy, để nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, biến thách thức đó thành cơ hội mới hơn, nâng cao hơn nữa vai trò của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải phát từ phía Nhà nước đến các Bộ, Ngành và các đơn vị. Cụ thể các giải pháp:
1. Kiện toàn môi trường pháp lý về thu hút, quản lý và sử dụng ODA nhằm đảm bảo quy trình đơn giản, rõ ràng và nhất quán;
2. Cần sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đất nước dài hạn, đồng thời cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản mang tính trung và dài hạn. Sử dụng ODA đúng mục đích, xem xét thứ tự ưu tiên dự án vào các lĩnh vực, những vùng kinh tế quan trọng;
3. Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đối với ODA. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng chiến lược quốc gia về vay trả nợ nước ngoài;
4. Phối hợp chặt chẽ từ Chính phủ, các Bộ, Ngành đến các tỉnh, thành phố để đảm bảo thực hiện mục tiêu dự án ODA, sử dụng ODA đúng mục đích và giải ngân theo đúng tiến độ;
5. Tăng cường quan hệ đối tác với Nhật Bản.
6. Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các dự án đã ký kết, đồng thời yêu cầu các cơ quan trực thuộc thường xuyên đánh giá báo cáo tính khả thi và tính hiệu quả của các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản mang tính chiến lược quốc gia.
7. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chống tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng xảy ra ở các dự án xây dựng quan trọng của đất nước. Nên chăng Chính phủ sớm xây dựng và ban hành Luật chống tham nhũng ở nước ta.
8. Quản lý nguồn vốn ODA một cách minh bạch và có trách nhiệm.