Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 51)

Phát triển nhân lực là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Để thúc đẩy tính độc lập của Việt Nam trong quá trình

phát triển kinh tế, không những cần nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, mà còn phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Hơn nữa, để xây dựng quan hệ hữu nghị lâu dài giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, cần có những con người làm cầu nối quan hệ Việt -Nhật. Với ý nghĩa như vậy, vốn ODA cũng được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, ... Các dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực này góp phần đào tạo đội ngũ lao động có năng lực, trình độ và sức khỏe tốt phục vụ cho phát triển kinh tế một cách bền vững. Chính phủ Nhật Bản đã và đang nhận các sinh viên hoặc nghiên cứu sinh sang học tập tại Nhật Bản. Từ năm 2003, được sự hợp tác của Chính phủ Nhật Bản, tại một số trường trung học phổ thông của Việt Nam đã bắt đầu dạy tiếng Nhật. Mặt khác, thông thường trước khi các dự án ODA triển khai có các họat động đào tạo ngoại ngữ (tiếng Nhật hoặc tiếng Anh), đào tạo chuyên môn liên quan. Đồng thời, trong qúa trình triển khai thực hiện dự án, các cán bộ của Việt Nam đựợc làm việc trực tiếp với các chuyên gia Nhật Bản tại Việt Nam hoặc chuyên gia nước ngoài, cùng với những việc chuyển giao trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, họ được đào tạo những lĩnh vực chuyên môn, hướng dẫn sử dụng thiết bị công nghệ, có điều kiện tiếp cận với phương pháp phân tích, cách tiếp cận mới, các kỹ năng mới trong việc hoạch định chính sách phát triển, quản lý việc hình thành và thực hiện dự án,...Từ đó, các cán bộ của Việt Nam được đào tạo và tự đào tạo, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

2.2.4. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế

nước ta. Chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thể hiện ở các mặt sau:

Cơ cấu thành phần kinh tế, đã có sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải cải thiện tình hình hoạt động không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước và xây dựng, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. Do vậy, Chính phủ Nhật Bản ngoài việc hỗ trợ cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế còn hỗ trợ cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, bằng cách giúp thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước lớn, để hỗ trợ cho việc xúc tiến cải cách doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng coi trọng việc dự thảo chính sách, hướng dẫn kinh doanh hoặc xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và khu vực kinh tế tư nhân. Thông qua các Ngân hàng của Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về cải cách doanh nghiệp Nhà nước, ODA của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Theo kế hoạch của Chính phủ, giai đoạn 2006-2010 tập trung chỉ đạo cổ phần hoá các doanh nghiệp quy mô lớn, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đặc thù như Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính; cương quyết thực hiện cổ phần hoá theo nguyên tắc thị trường; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đồng thời, Chính phủ chỉ thị thực hiện kiểm toán tất cả các tập đoàn và Tổng Công ty Nhà nước; kiên quyết sắp xếp lại những doanh nghiệp Nhà

nước kinh doanh không hiệu quả. Báo cáo của Chính phủ cho biết kể từ khi bắt đầu thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước năm 1992 đến nay, đã có 2.900 doanh nghiệp được cổ phần hoá [15]. Riêng năm 2007, khoảng 600 doanh nghiệp nhà nước bao gồm một số Tổng Công ty, Ngân hàng thương mại Nhà nước, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công ích, bảo hiểm, sẽ được cổ phần hoá. Mục tiêu của nước ta đến năm 2009, hoàn thành cơ bản việc sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Để đạt được mục tiêu đề ra, việc kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước là vô cùng quan trọng. Vấn đề này là một phần của dự án "Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chương trình kiểm toán phân tích doanh nghiệp Nhà nước" và được thực hiện bằng nguồn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, trong đó có vốn của Chính phủ Nhật Bản. Theo kết quả các báo cáo kiểm toán chẩn đoán khoảng 42 doanh nghiệp nhà nước thuộc 9 tổng Công ty công bố cho thấy tất cả các đơn vị này đều đang hoạt động dưới khả năng của mình [39], bởi vì không có động cơ khuyến khích họ nỗ lực hơn. Nhưng sau khi cổ phần hóa, phần lớn các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Chẳng hạn, Công ty cổ phần cơ điện lạnh tại thành phố Hồ Chí Minh với số vốn ban đầu 15 tỉ đồng, sau 5 năm cổ phần hoá, vốn của doanh nghiệp đã tăng lên 167 tỉ đồng, doanh thu tăng từ 78,44 tỉ đồng lên 353 tỉ đồng và lợi nhuận tăng gấp 4 lần, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tăng từ 1,4 triệu đồng lên 2 triệu đồng. Như vậy, chứng tỏ rằng, sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản trong việc kiểm toán các doanh nghiệp Nhà nước đã có tác động tích cực cho việc xúc tiến cải cách doanh nghiệp Nhà nước, mà khối doanh nghiệp này đang đóng vai trò là trụ cột của nền kinh tế hiện nay. Đây là hướng đi đúng phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO.

nghiệp tư nhân đăng ký chính thức, trong số đó 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Điểm yếu của các doanh nghiệp này là năng suất lao động và lợi nhuận thấp, chi phí kinh doanh cao, năng lực cạnh tranh hạn chế, thiếu nguồn nhân lực cần thiết. Đặc biệt, các doanh nghiệp này luôn thiếu sự bình đẳng và hỗ trợ cần thiết; khó khăn khi tiếp cận tín dụng, hạ tầng, dịch vụ hành chính công, dịch vụ phát triển kinh doanh,... Bên cạnh những cản trở này, DNVVN còn phải phải đối mặt với những hạn chế đặc thù của Việt Nam như: không có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế; thiếu các doanh nghiệp cỡ vừa, những Công ty đủ lớn để hoạt động hiệu quả trong thị trường quốc tế. Hầu hết các DNVVN là các doanh nghiệp nhỏ sử dụng dưới 50 lao động, đó là chưa kể đến khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Phần lớn các DNVVN là các nhà máy sản xuất đơn, ít sử dụng linh kiện của doanh nghiệp khác, thực hiện sản xuất tất cả các linh kiện, phụ tùng và dịch vụ từ đào tạo nghề cho lao động cho đến khâu vận chuyển hàng hóa ra thị trường. Việc đa dạng hóa, sử dụng phụ tùng của các doanh nghiệp khác và chỉ tập trung vào chuyên môn chính là khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp, thậm chí là các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Chính điều này là trở ngại cho các DNVN hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao của nước ngoài. Đây là khối doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế nước ta, đặc biệt là bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO.

Để nắm bắt cơ hội của WTO, các DNVVN chỉ có một cách duy nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh để vượt qua khó khăn. Với những nỗ lực của bản thân, cùng với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Việt Nam, cộng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Nhật Bản, các DNVVN của nước ta hiện nay đã và đang tham gia tích cực vào thị trường quốc tế. Trong mấy năm gần đây, hàng loạt các Công ty mới ra đời và

hoạt động kinh doanh bước đầu có hiệu quả. Bên cạnh đó, các Công ty hiện đang hoạt động đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở nước ngoài. Đây là những tín hiệu rất tốt cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy, chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì kinh tế Nhà nước phải giữ vững vai trò chủ đạo. Yêu cầu có tính nguyên tắc này đã được bảo đảm trong suốt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế những năm vừa qua. Kinh tế Nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại, bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Mặc dù trong những năm 2001-2005, số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đáng kể do tổ chức, sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hoá, nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng sản phẩm trong nước vẫn duy trì ở mức trên 38% (Năm 2001 chiếm 38,40%, năm 2002 chiếm 38,38%; 2003 chiếm 39,08%; 2004 chiếm 39,10%; năm 2005 ước tính chiếm 38,42%) [5].

Ngoài ra, tỷ trọng của kinh tế Nhà nước trong từng khu vực cũng có sự chuyển dịch nhất định như sau:

Bảng 2.5: Tỷ trọng của kinh tế Nhà nước trong từng khu vực

Thành phần kinh tế

Khu vực I Khu vực II Khu vực II

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và

xây dựng Dịch vụ

Kinh tế nhà nước 3% 67% khoảng 50%

Kinh tế ngòai quốc doanh 97% 33% khoảng 50%

Bảng 2.5 cho thấy, ở khu vực III (dịch vụ), kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng xấp xỉ bằng nhau. Như vậy, kinh tế nhà nước vẫn nắm giữ vị trí then chốt trong các ngành quan trọng như tài chính, ngân hàng, điện lực, dầu khí, vận tải, viễn thông...

Cơ cấu các ngành kinh tế, đã từng bước dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành.

ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta, điều này có thể thấy rõ ở mục 2.2.1.1 và mục 2.2.1.2. Phần lớn các dự án ODA của Nhật Bản đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như sản xuất và cung cấp năng lượng, vận tải và kho hàng, công nghệ thông tin,…Các dự án này đã thúc đẩy ngành xây dựng và công nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển. Song song với việc thúc đẩy phát triển các ngành đó, ODA của Nhật Bản cũng chú trọng đầu tư vào nâng cao điều kiện sinh hoạt ở các vùng nông thôn, phát triển nông nghiệp ở các địa phương như dự án trồng rừng, hệ thống hạ tầng cơ sở cho sản xuất và đời sống ở các vùng nông thôn,…từ đó cũng góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Các dự án này đã đóng góp tích cực vào các thành tựu tăng trưởng đã đạt được trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005 là ngành công nghiệp tăng 13,1%, ngành dịch vụ tăng 6,9%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%. Năm 2005 tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng; ngành dịch vụ và ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước lần lượt chiếm khoảng 41,04%, 38%, 20,89% [5]. Như vậy, ODA của Nhật Bản đã và sẽ đóng góp rất lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian qua và trong những năm tiếp theo.

Cơ cấu vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các vùng lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm đang được xây dựng và

hình thành theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, làm cho bộ mặt kinh tế, xã hội ở các địa phương, các vùng đều có những thay đổi tích cực. Tương tự như phân tích ở trên, tương ứng với từng lĩnh vực, từng ngành ODA của Nhật Bản đều có sự đầu tư tương ứng ở các vùng, miền kinh tế trọng điểm, chẳng hạn như ngành giao thông, điện năng, thông tin,… (xem mục 2.2.1.1 và 2.2.1.2), góp phần giảm bớt chênh lệch về kinh tế xã hội giữa các vùng, miềm trong cả nước.

2.2.5. Thúc đẩy FDI và mở rộng đầu tƣ

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những chủ trương của Đảng và nhà nước ta đã đề ra từ thời kỳ đầu mở cửa nền kinh tế đến nay. Nhiều đánh giá cho rằng ODA là mở đường cho đầu tư tư nhân của nước cung cấp ODA. Điều đó hoàn toàn đúng đối với Việt Nam bởi mục tiêu của ODA nói chung và ODA của Nhật Bản nói riêng là hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho nước tiếp nhận. Do vậy, song song với việc cải tạo hạ tầng kinh tế, cải thiện đời sống sinh hoạt, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thể chế,... môi trường đầu tư của nước ta ngày càng được cải thiện theo chiều hướng thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể khẳng định rằng ODA của Nhật Bản có vai trò to lớn thúc đẩy FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam.

Một trong những rào cản lớn nhất đối với nhà đầu tư nước ngòai khi quyết định đầu tư vào Việt Nam là cơ sở hạ tầng kém, dẫn đến chi phí sản xuất và bán hàng cao hơn so với dự tính, lợi nhuận giảm. Nhiều nhà đầu tư phải tự xây dựng hoặc xây dựng thêm hệ thống cung cấp điện, nước cho Công ty mình. Thậm chí ngay cả những dự án đầu tư đã đi vào sản xuất ổn định nếu có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn về tính ổn định của hệ thống điện, nước. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, lạm phát, ngoại hối,…ở Việt Nam luôn luôn là vấn đề lo ngại đối với các

nhà đầu tư nước ngoài, bởi họ thực sự quan tâm đến khả năng sinh lời và thu hồi vốn đầu tư của mình tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Nhật Bản quan tâm và cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam với số lượng lớn, trên thực tế tiến độ và vốn giải ngân vào các dự án trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp năng lượng; vận tải và kho tàng; cấp nước và vệ sinh (xem Bảng 2.3) khá cao, đã tạo được lòng tin của cộng đồng tài trợ quốc tế vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Các dự án này, phần nào góp phần giải quyết những khó khăn về tài chính, giảm nhẹ và xua tan những lo lắng của nhà đầu tư, giúp họ yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, vốn ODA của Nhật Bản đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, phát triển xã hội vào rất nhiều ngành ở khắp các vùng trong cả nước, các nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội lựu chọn đầu tư vào những ngành mà mình có lợi thế ở những khu vực môi trườg đầu tư thuận lợi. Dự kiến

Một phần của tài liệu Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)