Giải pháp về phía các Bộ, Ngành

Một phần của tài liệu Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 79 - 81)

3.2.2.1. Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để thực hiện mục tiêu của dự án để ra, sử dụng tiền đúng mục đích, đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch.

3.2.2.2. Quản lý nguồn vốn ODA một cách minh bạch và có trách nhiệm.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí để làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào danh mục yêu cầu tài trợ theo quy định hiện hành trình Chính phủ.

Xem xét việc mở rộng hơn diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng ngoài khu vực nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.

Công khai hoá toàn bộ thông tin và tài liệu về ODA tới các Bộ, Ngành và các địa phương để làm cơ sở chuẩn bị các chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn này. Đặc biệt là tổ chức đấu thầu quốc tế đối với tất cả các dự án ODA.

Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản và đơn vị thụ hưởng ODA có trách nhiệm theo thẩm quyền cung cấp đầy đủ và xác thực thông tin về việc tiếp cận và sử dụng vốn ODA cho các cơ quan dân cử, các phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu, góp phần giải trình và định hướng công luận về nguồn lực này.

3.2.2.3. Thực hiện các chƣơng trình và giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng.

nhân tố con người, chế độ chính sách, pháp luật, đạo đức công chức… Vì thế, chống tham nhũng đồng nghĩa với việc giải quyết có hiệu quả và đồng bộ một loạt vấn đề được coi là nguồn gốc của nó. Nếu chỉ bằng việc cải tạo đội ngũ cán bộ, công chức ở các khía cạnh biên chế, chất lượng, tiền lương… thì không thể giải quyết được toàn bộ vấn đề. Do vậy, cần có những giải pháp mang tính đồng bộ. Chẳng hạn, rà soát lại toàn bộ hoạt động của các PMU không chỉ có ở Bộ giao thông vận tải mà ở cả các Bộ khác như Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ giáo dục và đào tạo… Nghiên cứu chuyển các PMU sang mô hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Công khai hóa các thông tin về dự án ODA là một điều kiện tiên quyết về chống tham nhũng lãng phí.

3.2.2.3. Tăng cƣờng việc theo dõi, đánh giá và báo cáo Chính phủ về hiệu quả của các dự án ODA theo từng dự án hoặc định kỳ.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng ODA ở các cấp, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh và thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thẩm định chương trình, dự án ODA.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA; đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác ODA của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA. Với sự ra đời của Nghị định 131/2006/NĐ-CP thì việc thành lập Ban quản lý dự án cũng có sự thay đổi về nguyên tắc. Thay vì cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án như hiện nay, trong dự thảo chủ đầu tư các dự án là người ra quyết định thành lập ban quản lý dự án. Theo một số chuyên gia, điều này đảm bảo yêu cầu ban quản lý dự án là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của chủ dự án hay chủ đầu tư, được chủ dự án giao quản lý và thực hiện dự án với những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể.

Rà soát lại các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của các ngành, các địa phương và đánh giá tổng thể nhằm phát hiện những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 79 - 81)