Đẩy mạnh công tác theo dõi và đánh giá dự án

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 125 - 132)

Công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA Nhật Bản là một công việc rất quan trọng và cũng rất khó khăn, nhất là việc đánh giá các dự án về giáo dục và đào tạo. Thông thường công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA bao gồm những bước sau :

- Xác định và cập nhật các thông tin về tiến độ thực hiện như là việc giải ngân thực tế vốn ODA, khối lượng công việc đã đạt được.

118

- Phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị với các cơ quan liên quan biện pháp để giải quyết.

- Lập báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ODA Nhật.

Công tác theo dõi và đánh giá các dự án ODA Nhật Bản thực hiện trong ngành giáo dục càng quan trọng và đòi hỏi nhiều phức tạp hơn vì mục tiêu của các dự án này là hướng về con người, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần chú trọng đến việc theo dõi hiệu quả lâu dài cũng như tính bền vững, các tác động của việc thực hiện dự án tới toàn xã hội, chứ không thể chỉ đánh giá trên bề mặt những con số thu được. Có thể áp dụng các biện pháp sau để đẩy mạnh công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA trong ngành giáo dục:

Thiết lập một bộ phận chuyên trách theo dõi và quản lý các dự án ODA với nhiệm vụ chính :

- Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án ODA Nhật Bản.

- Cung cấp các thông tin liên quan cho các bên liên quan để kịp thời bố trí vốn đối ứng.

- Thu thập các báo cáo theo dõi định kỳ từ các cơ quan thực hiện, phân tích tìm ra những vướng mắc để thành phố và cấp cao hơn giải quyết.

Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình thực hiện dự án ODA.

Các ban quản lý dự án cần coi trọng trong công tác báo cáo tình hình thực hiện dự án, tránh tình trạng sơ sài, nặng về số liệu, ít phần kiến nghị và giải pháp. Các ban quản lý cũng cần phải chủ động trong việc gửi báo cáo thường xuyên theo đúng thời gian đã được quy định.

Tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, hội nghị kiểm điểm để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Ngoài ra cũng cần phải có thêm những dẫn chứng thuyết phục về thành công hay thất bại của các dự án đã thực hiện. Chính phủ cần đánh giá sâu sắc hơn một số dự án

119

có chọn lọc, để có thể đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong việc lựa chọn dự án mới, kể cả việc khước từ một số đề nghị dự án có ít khả năng đem lại lợi ích. Công cuộc đánh giá đó cũng cung cấp cơ sở cho việc thiết kế tốt hơn các dự án trong tương lai.

120

KẾT LUẬN

Với nhận thức ODA nói chung, ODA Nhật Bản nói riêng là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Ngay từ Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam lần đầu tiên (tháng 11/ 1993), Chính phủ đã tuyên bố quan điểm của mình về vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA “điều quan trọng là nguồn vốn bên ngoài phải được sử dụng có hiệu quả. Chính phủ chịu trách nhiệm điều phối và sử dụng viện trợ nước ngoài, với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam sẽ là người gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này sử dụng không có hiệu quả.”

Vì vậy, có thể nói, trong thời gian qua nguồn vốn ODA đặc biệt là ODA của Nhật Bản đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam cũng như cho ngành giáo dục nói riêng. Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ cũng như các bộ ngành, rất nhiều dự án ODA Nhật đã được thu hút để phục vụ cho sự phát triển giáo dục của đất nước. Các dự án đó đã có tác động sâu rộng về mặt xã hội, hướng tới các đích cuối cùng là phục vụ chất lượng cuộc sống con người. Nhờ thế mà hệ thống giáo dục đã bước đầu đa dạng hoá cả về loại hình, phương thức và nguồn lực… từng bước hoà nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Sự công bằng trong giáo dục nhờ đó cũng được tăng cường, tạo điều kiện để con em gia đình thuộc diện chính sách, con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình nghèo có điều kiện học tập lên cao, phát huy năng lực của mình.

Công tác thu hút, quản lý và sử dụng ODA của Nhật Bản trong ngành giáo dục của Việt Nam đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được xem xét, nghiên cứu hoàn thiện để tăng cường hiệu quả của nguồn vốn này.

Trong tương lai, để đạt được những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cũng như của riêng ngành giáo dục thì phải đầu tư nhiều hơn nữa vào ngành giáo dục vì giáo dục trong thế kỷ XXI là chìa khoá để tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn.

121

Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta và việc thu hút các nguồn lực bên ngoài. Nguồn cung cấp ODA trên thế giới đang ngày một suy giảm trong khi số lượng các nước xin tài trợ thì lại tăng lên. Vì vậy đòi hỏi Việt Nam nói chung cũng như ngành giáo dục phải nỗ lực hơn nữa nhằm tăng khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả hơn, để từ đó có thể xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực,nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội, giúp Việt Nam hội nhập và khẳng định tốt hơn vị trí của mình trên trường quốc tế.

122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các nghị định, thông tƣ, hƣớng dẫn:

1. Bộ GD và ĐT, Đề án chi tiết chiến lược giáo dục giai đoạn 2009-2015. 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (09/2001), Thông tư số 06/2001/TT-BKH hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng n guồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. 3. Bộ kế hoạch và Đầu tư (11/2004), Hội thảo Quy hoạch thu hút và sử dụng ODA đến năm 2010.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng quan ODA 15 năm của Việt Nam. 5. Chính Phủ (1998), Nghị định Số 90/1998/NĐ-Cp về Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

6. Chính Phủ (2001), Nghị định Số 17/2001/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

7. Diễn đàn Phát Triển của Viện Nghiên cứu chính sách Quốc gia (05/2002),

Hợp tác phát triển của Nhật Bản tại Việt Nam"- Diễn đàn Phát Triển của Viện Nghiên cứu chính sách Quốc gia.

8. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 350 tr.

9. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI - Chiến lược phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 200tr.

10. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 250 tr.

11. Đức Vương (05/1/2007), “ Định hướng vốn ODA giai đoạn 2006-2010”,

Thời báo Kinh tế Việt Nam, Hà Nội.

12. GS.TS.Nguyễn Đình Hương (2007), Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 300tr..

13. GS.TSKH.Vũ Ngọc Hải (2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 504tr..

123

14. GS- PTS. Tô Xuân Dân- PTS. Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế: lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống Kê, Hà Nội.

15. GS- TS Võ Thanh Thu (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê, Hà Nội.

16. Hà Thị Ngọc Danh (1998), "Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam", Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

17. Lê Quốc Hội (2007), Tài liệu định hướng sử dụng ODA.

18. Lê Văn Giang (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 280tr.

19. Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Quang Kính (2005), Giáo dục Việt Nam 1945-2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 450tr.

22. Nguyễn Thi ̣ Huyền (2008), Khai thác và sử dụng nguồn vốn ODA trong sự nghiê ̣p công nghiê ̣p hoá – hiê ̣n đại hoá ở Viê ̣t Nam, Luâ ̣n án tiến sĩ kinh tế.

23. PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 800tr .

24. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường (2005), Kinh doanh quốc tế (tập 2), Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội, 400tr..

25. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường (2002), Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tập 1), Nxb Thống Kê, 300tr.

26. ThS Hồ Công Lưu (2009), Mấy nét về nguồn viện trợ ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam, Khoa Việt nam học, đại học SP.Hà Nội.

27. Trần Đình Tuấn (1993), Những điều cần biết về ODA, Hà Nội.

28. TS. Phan Minh Ngọc (2006), "Đặc điểm và vai trò của vốn ODA Nhật trong phát triển kinh tế châu Á", Người Đại Biểu Nhân dân,( 303), tr. 7-8, Hà Nội.

124

30. UNDP (2001), Tổng quan Viện trợ phát triển chính thức Việt Nam.

31. Viện Sử học (2005), 60 năm nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Một số thành tựu chủ yếu, Nxb KHXH, Hà Nội, 452 tr.

32. Vũ Ngọc Hải (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 300tr.

Các trang web tham khảo :

1. Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn.

2. Trang web của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn.

3. Trang web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản

4. Trang web của Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản 5. Trang web của Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản

6. Trang web của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam: www.vcci.com.vn

7. http://www.worldbank.org.vn. 8. http://www.unicef.org.vn. 9. http://www.undp.org.vn. 10. http://www.unesco.org/education/efa 11. http://www.moet.edu.vn.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 125 - 132)