Các nguồn lực cho giáo dục

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 110)

Đảm bảo duy trì tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo trong tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) là 20% trong giai đoạn 2009-2014, phấn đấu đạt 21% vào năm 2015, trong đó tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ tài chính cho những học sinh, sinh viên thuộc các nhóm thiệt thòi và các nhóm được hưởng chính sách ưu tiên. Ngoài NSNN, nguồn lực cho giáo dục sẽ được huy động từ các tổ chức kinh tế-xã hội, được chia sẻ với người học và các hộ gia đình để đảm bảo có đủ nguồn tài chính thực hiện giáo dục có chất lượng.

Tỷ lệ hỗ trợ nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học trong NSNN đạt và duy trì ở mức 1,5% từ năm 2015.

Ngoài NSNN, nguồn lực cho giáo dục sẽ được huy động từ các tổ chức kinh tế-xã hội, được chia sẻ với người học và các hộ gia đình để đảm bảo có đủ nguồn tài chính thực hiện giáo dục có chất lượng.

Việc phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục được thực hiện dựa trên nhu cầu thực và kết quả hoạt động của từng cơ sở nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Nguồn lực cho giáo dục được quản lý và sử dụng có hiệu quả trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. Từ nay đến 2020, tất cả các cơ sở giáo dục đều được kiểm toán và công bố công khai kết quả kiểm toán.

103

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lƣợc phát triển giáo dục đến năm 2020.

Đơn vị: %.

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

Mầm non:

Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học lớp mẫu giáo 93% 95% 97%

Tỷ lệ xã, phường có trường, lớp mầm non 80% 95% 100%

Giáo dục phổ thông:

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiểu học được đến trường 98% 99% 99%

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi THCS được đến trường 95% 98% 99%

Giáo dục nghề nghiệp:

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo

(từ sơ cấp đến trung cấp và cao đẳng). 50% 55% 60% Trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề 30% 45% 55%

Giáo dục đại học:

Số sinh viên trên một vạn dân 200 300 450

Tỷ lệ sinh viên trên số dân trong độ tuổi (18-24) 22% 25% 35%

Giáo dục thƣờng xuyên:

Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên 96% 97% 98%

Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục trong tổng

NSNN 20% 21% 22%

104

3.2. Định hƣớng và quan điểm huy động, sử dụng nguồn vốn ODA phát triển giáo dục của Viê ̣t Nam:

3.2.1. Định hướng chung về vận động và sử dụng nguồn vốn ODA cho giáo dục thời kỳ 2011 – 2020:

3.2.1.1. Định hƣớng vận động và sử dụng nguồn vốn ODA:

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5-8%/năm và tạo bước đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt khoảng 300 tỷ USD (chiếm tối thiểu 41,5% GDP), trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 70% và nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 30%.

Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn ODA vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng.

Nhu cầu huy động vốn ODA

Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2011 - 2015 cần thực hiện được khoảng 14-16 tỷ USD vốn ODA. Để thực hiện được nguồn vốn ODA nêu trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 30 - 32 tỷ USD.

Về quan hệ hợp tác phát triển

Khi Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (MIC), tính chất, quy mô và các điều kiện cung cấp ODA cho Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định. Một số nhiều nhà tài trợ sẽ có những điều chỉnh chính sách trong quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam. Các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ tập trung nhiều hợp vào hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực,...đồng thời xuất hiện thêm nhiều kênh tín dụng mới kém ưu đãi hơn,…Ngoài ra, phương thức cung cấp viện trợ cũng có những thay đổi nhất định như áp dụng nhiều hơn phương pháp tiếp cận theo chương trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu,...

Trong bối cảnh trên, chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam phải có những điều chỉnh phù hợp, chú trọng nhiều hơn nữa đến hiệu quả sử dụng viện trợ,

105

với mục tiêu tối đa hóa sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam để phát triển hạ tầng kinh tế và xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015 và tạo tiền cho Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Về lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA

ODA cần được ưu tiên cho:

- Xét theo khu vực, ưu tiên cho các vùng miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống

- Xét theo ngành, ưu tiên cho giáo dục trung học và trung học cơ sở

- Cải thiện các cơ sở vật chất cho trẻ em đường phố mà theo dự tính số em này có thể gia tăng do việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

- Hỗ trợ cho 3 trong số 7 khu vực phát triển chiến lược theo kế hoạch 5 năm lần thứ 7 của Việt Nam, đó là:

- Việc thành lập các trường đại học theo vùng đạt được các tiêu chuẩn như các trường hiện tại

- Chuẩn bị đào tạo trình độ cao để cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao cho ngành công nghiệp công nghệ cao.

- Chuẩn bị cho việc đào tạo nghề trên toàn quốc trong thời gian sớm nhất.

Về đối tượng sử dụng vốn ODA:

ODA cần mở rộng đối tượng tiếp cận, không phân biệt thành phần kinh tế, theo hướng sử dụng ODA như là “vốn mồi” để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển các dự án hạ tầng kinh tế và xã hội đòi hỏi vốn lớn và thời gian thu hồi vốn dài theo mô hình hợp tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân (PPP).

3.2.1.2. Định hƣớng sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển giáo dục của Việt Nam:

Thứ nhất, ngành giáo dục đã được nhà nước xếp ưu tiên trong việc tiếp nhận nguồn vốn ODA (viện trợ không hoàn lại) sau y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình với tiêu chí trước mắt là tập trung cải tạo và xây dựng một số trừơng ĐH ở một số lĩnh vực quan trọng; cải cách giáo dục TH, trung học và dạy nghề; tăng cường khả

106

năng sư phạm và thể chế cũng như tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và thị trường lao động...

Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo dăc biệt là giáo dục đào tạo kỹ năng công nghiệp, coi giáo dục là hạt nhân của phát triển: Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy để có thể phát triển và tăng trưởng, các quốc gia cần phải tạo ra và phát huy được nguồn lực vô cùng quí giá, nguồn vốn nhân lực. Các nước Đông Nam Á đã có những bước phát triển ngoạn mục trong những năm 1990 cũng một phần lớn nhờ vào nỗ lực của họ trong việc phát triển nguồn nhân lực. Ví dụ, vào đầu những năm 1980 Singapore có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, bất chấp những hạn chế của nước này về diện tích, chi phí lao động khá cao so với các nước láng giềng, thị trường nhỏ hẹp, Singapore đã đầu tư vào giáo dục đào tạo kỹ năng công nghiệp và dạy nghề để tạo để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi lực lượng lao động từ các ngành sản xuất truyền thống, công nghệ thấp sang các ngành công nghiệp chế tạo và định hướng xuất khẩu, nâng cao trình độ công nghệ của các quốc gia này. Việt Nam là nước đi sau có thể tiếp thu bài học này.

Thứ hai, Nhà nước có những biện pháp tiếp tục thu hút nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ song phương và đa phương đồng thời có kế hoạch giải ngân và tổ chức tốt vốn đối ứng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra những tiền để cần thiết cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền giáo dục Việt Nam nói chung.

3.2.2. Quan điểm huy động và sử dụng ODA Nhật Bản đối với phát triển giáo dục của Việt Nam:

Quan điểm 1: ODA là nguồn vốn nước ngoài cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam:

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam còn là nước đang phát triển, nhu cầu về vốn thực hiện CNH-HĐH rất lớn. Trong khi nguồn vốn trong nước chưa đủ đáp ứng thì nguồn vốn nước ngoài, trong đó vốn ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc huy động và sử dụng vốn ODA của

107

Nhật Bản cũng được thực hiện theo phương châm: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Chính phủ cần soạn thảo một chiến lược vay ODA của Nhật thật rõ ràng cụ thể và chi tiết để vừa mở rộng quan hệ với các đối tác cung cấp ODA nói chung và Nhật Bản nói riêng, vừa có chương trình sử dụng hiệu quả đối với ODA Nhật Bản trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Quan điểm 2: ODA là nguồn vốn ưu đãi song cần được sử dụng đúng mục đích và có hiệu qủa:

Nguồn vốn ODA là nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cho nên Chính phủ cần thiết phải hiểu rằng nguồn vốn này không phải vô tận mà ngày càng giảm. Do đó, cần tập trung sử dụng vốn ODA cho những mục tiêu quan trọng của Nhà nước mà không cần sử dụng để thay thế đầu tư của khu vực tư nhân. Điều này có nghĩa là trong những ngành nghề hoặc khu vực mà đầu tư tư nhân có thể đảm đương được thì không nên dùng vốn ODA để cạnh tranh với tư nhân và đẩy đầu tư tư nhân ra ngoài.

Quan điểm 3: Cần thiết phải tăng tỷ trọng vốn ODA cho giáo dục.

Cùng với vốn trong nước, ODA được đầu tư vào các chương trình mục tiêu phát triển giáo dục vì theo kinh ngiệm của một số nước Châu Á có nền kinh tế phát triển nhanh như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia thì đầu tư giáo dục là khoản đầu tư có hiệu quả nhất bởi lẽ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển con người, tạo những yếu tố tiềm năng phát triển đất nước.

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản cho giáo dục Việt Nam trong thời gian tới: ODA của Nhật Bản cho giáo dục Việt Nam trong thời gian tới:

3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút nguồn vốn ODA Nhật Bản cho giáo dục Việt Nam thời gian tới:

Việc thu hút vốn ODA phụ thuộc rất lớn vào quan hệ của nhà tài trợ với các nước nhận nguồn vốn ODA. Xuất phát từ đặc điểm của ODA là nguồn hỗ trợ phát triển nên các nhà tài trợ luôn đánh giá cao những nước sử dụng ODA có hiệu quả.

108

Trong những năm qua, Việt Nam đã được các nhà tài trợ đánh giá cao về việc sử dụng nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có ODA dành cho phát triển giáo dục. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều dự án ODA với mục đích phát triển giáo dục có hiệu quả hơn, có thể xem xét một số giải pháp sau:

3.3.1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý:

Môi trường pháp lý là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc thu hút đầu tư cuả các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là trong vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Môi trường pháp lý không chỉ bao gồm các quy định pháp luật về ODA mà còn bao gồm các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu, thuế … liên quan đến hoạt động ODA. Do vậy, môi trường pháp lý tác động rất lớn đến lòng tin của các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam. Thông qua các quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, các nhà tài trợ có thể biết nước nhận viện trợ quản lý và sử dụng nguồn viện trợ như thế nào, có hiệu quả hay không.

Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường pháp lý về ODA ban hành nhiều văn bản điều chỉnh một số lĩnh vực liên quan đến ODA nhưng hệ thống văn bản pháp lý về ODA vẫn còn nhiều yếu điểm. Vì vậy, Chính phủ phải phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu để soạn thảo ra các quy chế, thông tư liên quan đến vấn đề ODA sao cho tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật ở Việt Nam.

 Ngoài việc cần phải có một chiến lược sử dụng vốn rõ ràng theo mục tiêu phát triển giáo dục từng thời kỳ, từng cấp và loại hình giáo dục thì cũng cần phải có hệ thống pháp luật và chính sách hoàn chỉnh nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi.

 Nghiên cứu xây dựng Luật hay Pháp lệnh về quản lý vay nợ và viện trợ nước ngoài đối với phát triển giáo dục: Văn bản pháp lý này phải điều chỉnh tất cả các quan hệ liên quan đến vốn ODA của Nhật cho phát triển giáo dục như quá trình quyết định và phê duyệt dự án, quản lý dự án... theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, quy định rõ tránh nhiệm của từng cấp tham gia. Phân loại các dự án ODA

109

Nhật Bản nhằm thống nhất các quy trình lập kế hoạch, phân bổ vốn, kiểm soát chi, thống nhất định mức chi tiêu cho các hoạt động phát triển giáo dục có nội dung giống nhau, thống nhất các thủ tục quyết toán làm cho việc quản lý đơn giản hơn cũng như làm giảm đầu mối quản lý dự án, từ đó giảm chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư.

 Định hướng phân cấp quản lý các dự án ODA của Nhật cho phát triển giáo dục: Phân cấp nhiều hơn và phù hợp với năng lực thực tế của từng cấp, đặc biệt là trao quyền rộng rãi cho các tổ chức và cá nhân có liên quan trực tiếp tới dự án, kèm theo chề độ trách nhiệm. Phân cấp mạnh hơn cho cấp dưới, đồng thời với việc hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên.

 Đơn giản hóa thủ tục hành chính và hoàn thiện, thống nhất cơ chế tài chính cho giáo dục: Cần rà soát lại và loại bỏ ngay những quy định về thủ tục xét duyệt không cần thiết, các thủ tục rườm rà và tốn phí thời gian. Cơ chế tài chính phải được xem xét và quy định cụ thể trong khi duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và nêu trong quy định đầu tư dự án. Cải tiến quy trình lập kế hoạch ngân sách và giải ngân của dự án ODA cho phát triển giáo dục phù hợp với các nhà tài trợ.

3.3.1.2. Xác định hƣớng huy động và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản:

Trên cơ sở các Nghị quyết các Đại hội Đảng đã đề ra và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cần đưa ra một chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Chiến lược này cần tập trung vào việc sử dụng nguồn ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)