2.2.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1993:
Nhật Bản là nước có quan hệ viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm và chính thức được phát triển từ năm 1975, nhưng đến năm 1979 Nhật Bản đình chỉ vốn ODA cho Việt Nam. Tháng 11 năm 1992 Nhật chính thức công bố nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên với lãi suất ưu đãi 1%/ năm trong vòng 30 năm, trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi.
Quyết định của Nhật Bản khôi phục viện trợ ODA cho Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực giữa hai quốc gia.
Về phía Nhật Bản, quyết định này phản ánh ý chí mạnh mẽ của Nhật nhằm đóng vai trò lớn hơn và độc lập hơn trong việc tạo lập một hệ thống mới những mối quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới, một vai trò tương ứng với tầm vóc kinh tế của Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Quyết định này cũng được xem như một dấu hiệu về việc công khai sự ủng hộ của Nhật đối với chính sách đổi mới toàn diện của Việt nam, giúp Việt Nam nhanh chónh hoà nhập với cộng đồng quốc tế mà trước hết là với tổ chức ASEAN, thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam; thiết lập các mối quan hệ về thương mại và đầu tư lâu dài với giới kinh doanh Nhật Bản.
Về phía Việt Nam, trong thực tế việc Nhật Bản quyết định viện trợ ODA trở lại cho Việt Nam vào thời điểm khi Mỹ vẫn chưa xoá bỏ lệnh cấm vận của họ với Việt Nam và tiếp tục gây áp lực ngăn cản Nhật Bản mở rộng viện trợ cho Việt Nam, do vậy nối lại viện trợ là một nguồn động viên hết sức to lớn cho Việt Nam. Nhật Bản viện trợ ODA trở lại không những chỉ giúp kích thích sự phát triển trên các mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam, thu hút nhiều nguồn viện trợ và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố và phát triển mở rộng quan hệ thương mại cũng như hợp tác kinh tế giữa hai nước, mà
50
còn đóng góp vào việc khái thác các nguồn viện trợ đa phương, tạo ra những cơ hội cho liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam và tạo ra động lực để cải thiện và mở rộng các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Cùng với việc cấp trở lại ODA song phương cho Việt Nam, Nhật Bản đã đóng vai trò tích cực trong việc giúp Việt Nam khai thác các nguồn viện trợ khác từ các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế như Ngân háng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác. Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ lớn nhất trong số 23 nước và 17 tổ chưc quốc tế tham dự Hội ghị các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử tại Paris vào tháng 11 năm 1993 nhằm mục đích thảo luận phương hướng trợ giúp đối với quá trình khôi phục kinh tế ở Việt Nam.
Năm 1992 là năm đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt thể hiện ở quan hệ viện trợ phát triển. Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước đứng đầu danh sách nhận viện trợ ODA song phương của Nhật Bản với số vốn là 281,24 triệu USD, đứng thứ 6 sau các nước như Inđônêxia là 1356,71 triệu USD, Trung Quốc: 1050,76 triệu USD, Philippin: 1030,67 triệu USD, Ấn Độ: 425,29 triệu USD và Thái Lan: 413,97 triệu USD. Nhật Bản cũng đã trở thành nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, tiếp theo là Thụy Điển: 59,01 triệu USD, Italia: 26,35 triệu USD và Pháp: 19,62 triệu USD.
Đến năm 1993, Việt Nam xếp thứ 9 trong số các nước nhận viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản với số tiền là 6720 triệu yên, sau Bănglađét với 19287 triệu yên rồi đến Philippin, Trung Quốc, Cămpuchia, Hylạp, Inđônêxia, Nêpan và Pakistan.Trong năm 1993 nhật Bản đã cam kết các khoản cho vay hàng hoá và cho vay dự án giúp Việt Nam xây dựng lại cơ sở hạ tầng về kinh tế và ký văn bản nghi nhớ vào tháng 1 năm 1994.
Tháng 11 năm 1993 một nhóm chuyên gia Nhật Bản được cử sang Việt Nam giúp soạn thảo Bộ luật Dân sự và cải cách hệ thống quản lý điều hành chính ở các chính quyền địa phương. Tháng 8 năm 1994, Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Myazawa sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam đã ký các văn kiện về việc
51
viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 7.733 triệu yên.
2.2.1.2. Giai đoạn tƣ̀ năm 1993 đến năm 2010:
Những thành tựu đạt được trong cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ với các quốc gia, cũng như các tổ chức trên thế giới, khiến cho việc thu hút nguồn vốn ODA vào đất nước ngày càng tăng.
Chúng ta đều biết rằng cho đến năm 1989, Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn ODA chủ yếu từ Liên Xô cũ, các nước XHCN Đông Âu, Trung Quốc và một số nước tư bản phát triển (như Thụy Điển), một số tổ chức quốc tế (như UNDP), và một số tổ chức NGOs... Nhưng từ năm 1991, nguồn vốn ODA từ các nước XHCN chấm dứt, khiến cho Việt Nam hầu như không còn nguồn ODA lớn.
Nhưng bắt đầu từ năm 1993 trở đi, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế được nối lại trên cơ sở tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII. Tiếp theo đó, các Đại Hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX tiếp tục khẳng định chủ trương đường lối đối ngoại của Đảng ta, đó là Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.Cho đến nay Việt Nam có quan hệ hợp tác phát triển song phương với 28 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Pháp, Canada, Đan Mạch...) và 23 tổ chức quốc tế đa phương (ADB, UNDP, WB, EC, UNFPA...)
Ngoài ra các đối tác trong quan hệ hợp tác phát triển của Việt Nam còn phải kể đến các NGOs đang hoạt động tại Việt Nam với trên 350 tổ chức, giá trị viện trợ bình quân một năm hơn 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Trong số các nhà tài trợ, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm khoảng 70% tổng giá trị ODA đã cam kết, (trong đó Nhật Bản chiếm tới 40%)
Để thu hút, vận động ODA, từ năm 1993 đến năm 2002 chúng ta đã tổ chức 10 Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, trongđó có 3 lần họp tại Pháp, 1 lần họp tại Nhật Bản, còn lại đều họp tại Việt Nam. Thông qua 10 hội nghị này, các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp ODA cho nước ta với tổng lượng cam kết
52
đạt 22,31 tỷ USD (trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm 19%, đạt 4,24 tỷ USD và phần còn lại là vốn vay ưu đãi). Về cơ bản, lượng ODA cam kết trong giai đoạn 1993-2002 có xu hướng ngày càng tăng, trung bình mỗi năm đạt trên 2,2 tỷ USD, là mức cam kết cao hơn so với các nước đang phát triển khác. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997 chỉ làm giảm mức cam kết xuống một lượng không đáng kể trong 3 năm 1998, 1999, 2000 (giảm hơn 10%) rồi sau đó lại phục hồi nhanh chóng và đạt đỉnh cao vào năm 2002 là 2,5 tỷ USD. Điều đó gây bất ngờ cho các nhà phân tích kinh tế cũng như Chính phủ Việt Nam vì cùng thời gian này khối lượng FDI có xu hướng giảm. Như vậy, quy mô ODA cam kết khá cao, thể hiện sự quan tâm của các nhà tài trợ tới Việt Nam, một phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc tạo ra một yếu tố quan trọng là vốn phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước, mặt khác cũng đặt Việt Nam trước đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác giải ngân và sử dụng vốn có hiệu quả.
Bảng 2.1: Cam kết, ký kết, giải ngân ODA cho Việt Nam giai đoạn 1993-2010
Đơn vị: Triê ̣u USD
Năm Cam kết ODA Ký kết ODA Giải ngân ODA Lƣợng tăng giảm tƣơng đối (%) Lƣợng tăng giảm tuyệt đối
(tỷ USD) 1993 1861 817 413 1994 1959 2598 725 5,27 0,098 1995 2311 1444 737 18,03 0,353 1996 2431 1602 900 5,15 0,119 1997 2377 1686 1000 -2,18 -0,053 1998 2192 2444 1242 -7,78 -0,185 1999 2146 1503 1350 -2,10 -0,046 2000 2400 1768 1650 11,84 0,254
53 2001 2399 2418 1500 -0,04 -0,001 2002 2462 1805 1528 2,63 0,063 2003 2839 1757 1421 15,27 0,376 2004 3441 2568 1650 21,21 0,602 2005 3748 2515 1787 8,95 0,308 2006 4457 2824 1785 18,60 0,697 2007 5426 3795 2176 22,07 0,981 2008 5400 3526 2136 -7,57 -0,411 2009 8063 5400 60,78 3,048 2010 7880 -2,27 -0,183 2011 7900 0,25 0,02 Tổng 71300
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI).
Trong khoảng thời gian từ năm 1993 - 2003, viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đạt khoảng 8,7 tỉ USD, chiếm khoảng 30% tổng vốn ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỉ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù Nhật tiếp tục cắt giảm 5,8% vốn ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỉ Yên, giảm khoảng 1% so với năm 2002. Từ năm 2002 - 2006, tổng vốn viện trợ Nhật Bản cho Việt Nam vào khoảng 479 tỉ Yên, tương đương 4,1 tỉ USD.
Không chỉ quan tâm đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, Chính phủ Nhật Bản cũng dành nhiều khoản vay và hỗ trợ ưu đãi để phát triển giáo dục Việt Nam. Từ năm 1992 - 2003, Chính phủ Nhật đã thực hiện 213 dự án viện trợ trực tiếp cho địa phương để xây hàng chục trường học, nâng cấp thiết bị y tế cho các
54
bệnh viện vùng sâu và nâng cấp thiết bị đào tạo cơ khí trường Đại học Giao thông vận tải. Từ năm 2002 - 2006, Chính phủ Nhật tiến hành viện trợ cho 26 dự án chính liên quan đến xây dựng trường tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp thiết bị y tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề với tổng vốn 213 triệu Yên. Trong năm 2007, Chính phủ Nhật cũng đã viện trợ cho 3 dự án, trong đó có 1 dự án cung cấp máy in chữ nổi cho người mù.
Trong năm tài khóa 2010 (kết thúc ngày 31-3-2011), vốn vay của Nhật Bản cam kết cho Việt Nam lên tới hơn 86,5 tỷ Yên, tương đương 1 tỷ 41 triệu USD dành cho 6 dự án có mức phù hợp, mức ưu tiên và tính cấp bách cao với nhu cầu của Việt Nam.
Trong năm 2011, các đối tác là các nước phát triển cam kết hỗ trợ phát triển Việt Nam với tư cách là nước có thu nhập trung bình với số vốn ODA cam kết là 7,9 tỷ USD. Trong đó, số vốn của các nhà tài trợ song phương là 3,3 tỷ USD, các nhà tài trợ đa phương là 4,6 tỷ USD. Trong số các nhà tài trợ song phương, Nhật Bản đứng đầu về số vốn ODA cam kết, đạt 1,76 tỷ USD. Tiếp theo là Hàn Quốc, Pháp, Đức lần lượt là 412 triệu USD; 221 triệu USD và 199 triệu USD… Phía nhà tài trợ có tổ chức, Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ đa phương đứng đầu với cam kết hỗ trợ vốn ODA trên 2,6 tỷ USD; Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 1,5 tỷ USD…
Dưới đây là số liệu về lượng vốn ODA cam kết cho Việt Nam của 10 nhà tài trơ ̣ hàng đầu cho Viê ̣t Nam trong giai đoạn từ 1993 – 2009, dựa theo nguồn số liê ̣u tổng hơ ̣p của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bảng 2.2: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt
Nam giai đoạn 1993-2009. Đơn vị: Triệu USD.
Nhà tài trợ Số lƣợng vốn cam kết
Nhật Bản 8.469,73
55 ADB 2.900,97 Pháp 912,26 Đức 597,35 Đan Mạch 549,48 Thuỵ Điển 412,83 Trung Quốc 301,08 Ôxtrâylia 282,32 EU 269,83
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhìn trên bảng số liệu ta thấy Nhật Bản là nước viện trợ cho lớn nhất cho Việt Nam. ODA Nhật Bản tăng dần ngay cả trong những năm nền kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn nhất, và trong ba năm trở lại đây, 2006, 2007,2008. Nhật Bản luôn là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Từ 1992-2007 đạt khoảng 13 tỷ USD, chiếm khoảng 30 % tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,5 tỷ USD. Ngày 31-3-2009, với số tiền 900 triệu USD cho tài khóa 2008 được ký đã nâng tổng số tiền cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 lên con số 6 tỷ USD (so với 5 tỷ USD của năm 2007). Với con số này, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam năm 2008 vừa qua đã đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.Theo số liê ̣u của Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầu tư , trong giai đoạn 2006 – 2010, Viê ̣t Nam đa ̣t mức kỷ lục về cam kết ODA (năm 2007) là 5,426 tỷ USD. Trong đó, cam kết viện trợ song phương đạt hơn 2,6 tỷ USD, cam kết đa phương đạt hơn 2,55 tỷ USD và cam kết của các tổ chức phi chính phủ quốc tế là 250 triệu USD. Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, Nhật Bản và Ngân hàng thế giới là những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với hơn 1 tỷ USD tài trợ. Sang đến năm 2008, cam kết ODA lại giảm gần 8% ở mức 5,015 tỷ USD. Lý giải cho sự sụt giảm là bởi thế giới đang đứng trước khủng hoảng kinh tế trầm trọng bắt đầu từ hệ thống ngân hàng của nước Mỹ và một nguyên nhân chủ quan trong nước mang lại là vụ tham nhũng PCI bị lôi ra ánh sáng (vụ các quan chức công ty
56
PCI của Nhật hối lộ 2,6 triệu USD cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban quản lý Dự án đại lộ Đông Tây) đã khiến những dự án của Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba bị tạm dừng. Như vậy cam kết ODA năm 2008 đã vắng bóng một nhà tài trợ song phương khá quan trọng là Nhật Bản. Trái với viễn cảnh năm 2008, Hội nghị CG năm 2009, các nhà tài trợ đã cam kết dành 8,063 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam trong năm 2010, mức kỷ lục từ trước đến nay.
Đơn vị: tỷ Yên
Biểu đồ 2.1: Viện trợ phát triển chính thức ODA Nhật Bản cho Việt Nam Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tƣ.
ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2005 đạt xấp xỉ 10,5 tỉ USD; năm 2006 đạt 835,6 triệu USD; năm 2007 đạt 890 triệu USD. Năm 2008, kinh tế Nhật Bản tiếp tục có nhiều khó khăn, trong khi ODA của Nhật Bản dành cho quốc tế nói chung đã giảm nhiều, nhưng ODA cam kết theo kế hoạch dành cho Việt Nam là 1,1 tỉ USD. Ngày 31-3-2009, với số tiền 900 triệu USD cho tài khóa 2008 được ký đã nâng tổng số tiền cam kết của các nhà tài trợ cho Việt
57
Nam năm 2008 lên con số 6 tỉ USD (so với 5 tỉ USD của năm 2007). Với con số này, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam năm 2008 vừa qua đã đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam bằng khoảng 40% tổng tài trợ ODA của nước ngoài và các tổ chức quốc tế cung cấp cho Việt Nam, trong đó riêng viện trợ không hoàn lại chiếm hơn 10%, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài.