Nâng cao năng lực quản lý dự án ODA của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 124 - 125)

Năng lực của các ban quản lý dự án phụ thuộc phần lớn vào năng lực cá nhân của những cán bộ phụ trách dự án, từ cán bộ quản lý cấp địa phương đến các cán bộ quản lý cấp trung ương. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý này là yếu tố sống còn quyết định sự thành công của dự án. Nhưng theo đánh giá của các cơ quan quản lý và một số nhà tài trợ nước ngoài thì năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ

117

của những cán bộ tham gia quản lý, thực hiện các dự án ODA còn hạn chế, nên ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả thực hiện dự án. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả sử dụng của các dự án ODA trong ngành giáo dục thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý bằng các nguồn vốn này là rất quan trọng. Trong thời gian tới, Chính phủ cũng như các bộ ngành cần tập trung nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ bằng các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược cán bộ chuyên trách quản lý, kết hợp đào tạo tại chỗ cán bộ hiện có với đào tạo lâu dài đội ngũ cán bộ kế cận.

- Khuyến khích các cán bộ quản lý tự nghiên cứu nâng cao năng lực về chuyên môn và ngoại ngữ trong việc mình phụ trách.

- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý dự án ODA, các chương trình đào tạo cần được thiết kế cho từng chức danh khác nhau của ban quản lý dự án, và cần có đánh giá sau đào tạo và cấp chứng chỉ.

- Áp dụng những biện pháp nhằm thu hút các cán bộ có năng lực và trình độ từ các nơi khác tham gia vào việc thực hiện các dự án vay vốn và tài trợ.

- Tổ chức các khoá đào tạo mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, kể cả chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy; cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo do các cơ quan trung ương, viện nghiên cứu trường đại học tổ chức và các khoá đào tạo về quản lý ở nước ngoài.

- Vận động các nhà tài trợ nước ngoài tài trợ cho các khoá học nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)