Indonesia là một trong những quốc gia nhận viện trợ ODA lớn nhất từ Nhật Bản. Kể từ thập niên 1960, Indonesia cùng với Đài Loan và Hàn Quốc trở thành những nước ưu tiên đối với ODA Nhật Bản. Vào đầu thập niên 70, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết những khoản viện trợ kinh tế lớn cho Indonesia và đã gia nhập Nhóm liên Chính phủ cho Indonesia (Intergovernmental Group for Indonesia - IGGI), một hiệp hội những nhà tài trợ. ODA của Nhật đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế và xã hội của Indonesia. (Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp)
Sở dĩ Nhật Bản ưu tiên viện trợ ODA cho Indonesia là vì:
- Indonesia có tầm quan trọng lớn với Nhật Bản về mặt kinh tế và chính trị, có mối quan hệ gần gũi về thương mại và đầu tư.
- Về mặt địa lý, Indonesia có vị trí quan trọng đối với vận tải đường biển của Nhật Bản. Nước này cũng cung cấp dầu lửa, khí đốt và các tài nguyên thiên nhiên khác cho Nhật.
- Indonesia có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của kinh tế Đông Nam Á và là thành viên chủ chốt trong khối ASEAN.
- Indonesia cần nhận viên trợ để xoá đói giảm nghèo và thu hẹp mất cana bằng khu vực. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài kinh tế Châu Á năm 1997 đã làm tình hình kinh tế và chính trị nước này mất ổn định. Indonesia cần khôi phục kinh tế và ổn định xã hội qua các biện pháp cải cách hợp lý.
43
cải thiện giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; (2) cải thiện trình độ giáo viên; (3) cải thiện giáo dục kỹ sư và kỹ thuật viên.
Indonesia thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và ưu tiên hàng đầu là phổ cập bắt buộc giáo dục trung học. Để đáp ứng những ưu tiên đó, Indonesia đã thu hút nguồn tài trợ từ JICA để thiết lập và phát triển hệ thống mô hình cho giáo dục trung học từ năm 1999, với trọng tâm hướng vào quản lý trường học có sự tham gia của cộng đồng. Theo chương trình "Phát triển giáo dục khu vực và chương trình cải tiến" Giai đoạn I và II được JICA tài trợ, giáo dục và ủy ban trường học đã được thành lập để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục địa phương, mà thành viên là các đại diện của phụ huynh và cộng đồng. Ngoài ra, các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đào tạo giáo viên và cải thiện cơ sở vật chất trường học đã được tiến hành, và được sự hỗ trợ của cộng đồng trong việc tham gia vào quản lý giáo dục. Để mở rộng hệ thống mô hình để các tỉnh khác, chương trình "Phát triển giáo dục khu vực và chương trình cải tiến" cũng được Indonesia thực hiện từ tháng 9 năm 2004, đặc biệt chú trọng tăng cường năng lực quản lý giáo dục địa phương.
Indonesia đã bắt đầu thiết lập các học viện bách khoa (đại học kỹ thuật) dành cho đào tạo trung cấp kỹ thuật kể từ đầu những năm 1980, phù hợp với chính sách quốc gia về phát triển công nghiệp. Nhật Bản đã viện trợ Indonessia trong việc thành lập Viện Đại học Bách khoa Surabaya năm 1986. Hợp tác kỹ thuật cũng đã được viện trợ cho "Dự án Viện Bách khoa Surabaya" từ năm 1987 đến năm 1994, nhằm đầu tư giáo cụ cho ngành kỹ thuật điện tử và kỹ thuật thông tin, đào tạo giáo viên kỹ thuật và nâng cao việc quản lý trường học. Để phổ biến các kinh nghiệm từ các học viện, Indonesia đã tổ chức chương trình đào tạo cho giáo viên cao đẳng, đại học ở các nước châu Á vào năm 1993. Từ năm 1999, một dự án mới về "Tăng cường Giáo dục bách khoa về kỹ thuật điện" đã được đưa ra, nhằm tạo ra một khóa học bốn năm đào tạo giáo viên trong các lĩnh vực điện (điện, điện tử viễn thông) và một khóa học ba năm về công nghệ thông tin. Trong năm tài khóa 2001 và 2002, viện trợ không hoàn lại cũng được Indonesia sử dụng cho xây dựng cơ sở vật chất cho trường học và mua sắm thiết bị phòng thí nghiệm.
44
1.5.2. Bài học đối với Việt Nam:
Phải xác định rằng có được nguồn vốn mới chỉ là tiền đề, điều quan trọng hơn hết là làm thế nào để hấp thụ, tiêu hoá nguồn vốn có hiệu quả.
- Trước hết cần phải thay đổi nhận thức về vai trò và bản chất của viện trợ nước ngoài. Tính chất ưu đãi của nguồn vốn ODA (thời gian, lãi suất) thường làm cho các cơ quan trong nước (quản lý, tiếp nhận) có quan niệm hết sức dễ dãi, chủ quan về sự phân phối và sử dụng nguồn vốn này. Cần lưu ý rằng đây là nguồn vốn phải hoàn trả vốn gốc và lãi, vì vậy nếu sử dụng kém hiệu quả vẫn có thể rơi vào khủng hoảng nợ nần như đã từng xảy ra ở nhiều nước khác.
- Cần thiết lập các định hướng ưu tiên đầu tư và tiến hành nghiên cứu khả thi từng dự án chặt chẽ. Cần tránh xu hướng dang trải ODA trên một diện rộng bao quát nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc địa phương. Nên tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực, vùng lãnh thổ có lợi thế tương đối và các khả năng gây tác động phát triển lớn. Nên sử dụng ODA Nhật tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng then chốt có khả năng thu hồi vốn như điện, cảng biển sân bay và một số công trình giao thông khác.
- Vốn ODA của Nhật Bản không có những điều kiện ràng buộc chính thức (không gắn với những cam kết thực hiện chương trình kinh tế như IMF và WB) nhưng vốn ODA của Nhật tiềm ẩn 2 vấn đề có thể gây bất lợi cho việc sử dụng. Đó là:
+ Đồng tiền vay là đồng Yên, tuy gần đây sự tăng giá so với đồng đô la Mỹ có chững lại song rất khó dự báo hiện tượng này cho tương lai dài.
+ Lãi suất tiền vay ODA thay đổi theo các năm tài chính, ví dụ như năm 1992, 1993, lãi suất là 1%, năm 1994 là 1,8%… Dưới áp lực đồng yên lên giá, phía Nhật Bản đã tuyên bố giảm lãi suất tuy không nhiều. Vậy cần nghiên cứu để tìm ra các biện pháp để khai thác có hiệu quả ODA Nhật và hạn chế những mặt bất lợi có thể phát sinh như nghiên cứu tỷ giá tối đa giữa đồng Yên và đồng đô la là cơ sở để xác định chủ trương vay Yên, yêu cầu chính phủ Nhật Bản tăng viện trợ không hoàn lại để bù đắp thiệt thòi do đồng Yên lên giá, tổ chức thực hiện đúng tiến độ các dự
45
án để đảm bảo thời gian ân hận không bị rút ngắn, tổ chức chặt chẽ đấu thầu để giảm chi phí dự án.
- Nên tăng cường nguồn lực đối ứng trong nước. Khả năng hấp thụ viện trợ tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng nguồn lực trong nước. Nếu các nguồn lực trong nước quá yếu kém sẽ phát sinh hiện tượng viện trợ nước ngoài quá tải và không được sử dụng có hiệu quả. Để hấp thụ hoàn toàn và có hiệu quả nguồn ODA Nhật, cần khắc phục và cải thiện những vấn đề còn tồn tại đã nêu trên.
- Cải tiến cơ chế quản lý và điều phối viện trợ. Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng viện trợ của Nhật, nhiều cơ quan chức năng trong nước có liên quan nên cần có một cơ chế nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng thông suốt của cả một hệ thống. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trực thuộc chính phủ nhằm thực hiện các dự án đúng tiến độ, tổ chức chặt chẽ đấu thầu để giảm chi phí dự án.
46
CHƢƠNG 2:
THƢ̣C TRẠNG THU HÚT, SƢ̉ DỤNG VỐN ODA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VƢ̣C GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TƢ̀ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Khái quát về mục tiêu chính sách ODA Nhật Bản đối với giáo dục của Việt Nam:
Trong các phương thức viện trợ của mình, Nhật thường dành phần cho vay với điều kiện ưu đãi cho các dự án nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường … Trong khi đó, phần viện trợ không hoàn lại Nhật Bản thường dành cho mục tiêu phát triển con người như y tế, cung cấp nước sạch, cải thiện điều kiện giáo dục ở nhà trường, bảo tồn khai thác các di sản văn hoá dân tộc… Vì thế, việc mở rộng quan hệ phi nhà nước là một điều kiện quan trọng để duy trì nguồn ODA từ Nhật đối với Việt Nam cũng như các nguồn viện trợ khác.
Từ năm 2007, có một điểm khác biệt trong cơ chế nhận hỗ trợ ODA so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại, chứ không phải theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hàng đầu vào 3 lĩnh vực sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
- Cải thiện đời sống dân cư và các lĩnh vực xã hội.
- Hoàn thiện thể chế, pháp luật. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
47
Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoá đói, giảm nghèo.
Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dụng nhiều công trình hạ tầng kinh tế – xã hội; cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học – kỹ thuật của Việt Nam. Một số lượng lớn chuyên gia và người tình nguyện Nhật Bản hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, thông qua ODA, Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng…
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA Nhật Bản hướng vào việc hỗ trợ thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý.
Ông Tsuno Motonori, trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam khẳng định: “Trong chính sách hỗ trợ cho Châu Á và chiến lược phát triển của chính phủ Nhật, Việt Nam được xác định là một trong những nước quan trọng nhất”. Trong Bản tuyên bố chung sau cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 10 năm 2009 khi Thủ tướng Nhật đến Hà Nội, Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản cũng đã thống nhất phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược. Và bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thứ hai nhận được nhiều vốn vay từ Nhật Bản, đứng thứ nhất là Ấn Độ với mức vay 200 tỷ Yên/năm.
Thực tế , Nhật Bản đang nhìn Việt Nam như 1 thị trường đầy tiềm năng: vì trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam là thị trường có triển vọng đứng thứ tư toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Mặt khác vì tỉ lệ rủi ro thấp của Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam: "Việt Namđược nhiều nhà đầu tư coi là nơi để phân bổ rủi ro. Các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản rất chú ý tới yếu tố này vì Việt Nam đang nổi lên là một nơi thay thế đầu tư khá lý
48
tưởng do kết hợp được cả các yếu tố khác như nguồn lao động có kỹ năng, chi phí nhân công thấp, môi trường đầu tư được cải thiện, không có khủng bố, có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư…" (Trích lời ông TaiHui - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế khu vực Đông Nam Ácủa ngân hàng Standard Chartered). Báo Nihon Keizai ngày 21/8/1995 từng nêu lên 7 thế mạnh của Việt Nam: lực lượng lao động cần cù, chịu khó và có trình độ văn hoá cao, tài nguyên thiên nhiên giàu có như dầu lửa, khí đốt, than, quặng, sắt, bô xít, nền nông nghiệp đầy tiềm năng, bờ biển dài, tiềm năng nguồn du lịch phong phú, được kích thích bởi tốc độ tăng trưởng nhanh của các nước châu Á xung quanh, tình hình chính trị ổn định.
Mă ̣t khác , Việt Nam và Nhật Bản có nhiều tiếng nói chung và điểm tương đồng. Con người, đất nước Việt Nam và Nhật Bản đều cần cù, chịu khó, tiết kiệm và tinh thần phấn đấu vươn lên, có lối sống cộng đồng chặt chẽ, có nhiều đặc điểm văn hoá hàng nghìn năm cùng tồn tại trong điều kiện văn minh nông nghiệp lúa nước, cùng tiếp thu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, và tâm lý tương tự. Có giả thiết cho rằng, sở dĩ, Nhật Bản luôn là đối tác viện trợ hàng đầu cho Việt Nam là vì, một góc độ nào đó xuất phát từ mối bang giao mềm mỏng và nhân hoà của chúng ta trong chiều dài lịch sử với Nhật Bản, không hẳn là phải chờ đến những năm gần đây khi hai nước hướng tới mục tiêu trở thành đối tác chiến lược của nhau. Nhà nghiên cứu Chương Thâu đặt vấn đề: liệu mối quan hệ “đồng văn đồng chủng” từ hơn 100 năm trước dường như vẫn còn đó dấu ấn, nhiều tình cảm tốt đẹp đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân hai nước. ODA bản chất là tiền đóng thuế của nhân dân nước tài trợ thông qua cơ quan Chính phủ Nhật Bản và người dân Việt Nam ở các vùng quê đang được hưởng lợi trong việc sử dụng các công trình công cộng xây dựng bằng ODA. Ngài Izuki Ikuo - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Việt Nam cũng bày tỏ “người dân Nhật Bản theo dõi các dự án ODA rất chặt chẽ. Chúng tôi sẽ theo dõi hiệu quả của các dự án để xem cuộc sống của người dân ở vùng mà dự án đầu tư được cải thiện như thế nào và giải thích cho người dân đóng thuế ở Nhật Bản”. Tất nhiên, điều này cần có thời gian và những luận cứ khoa học để khẳng định.
49
2.2. Thƣ̣c tra ̣ng thu hút và sử dụng:
2.2.1. Tình hình thu hút:
2.2.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1993:
Nhật Bản là nước có quan hệ viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm và chính thức được phát triển từ năm 1975, nhưng đến năm 1979 Nhật Bản đình chỉ vốn ODA cho Việt Nam. Tháng 11 năm 1992 Nhật chính thức công bố nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên với lãi suất ưu đãi 1%/ năm trong vòng 30 năm, trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi.
Quyết định của Nhật Bản khôi phục viện trợ ODA cho Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực giữa hai quốc gia.
Về phía Nhật Bản, quyết định này phản ánh ý chí mạnh mẽ của Nhật nhằm đóng vai trò lớn hơn và độc lập hơn trong việc tạo lập một hệ thống mới những mối quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới, một vai trò tương ứng với tầm vóc kinh tế của Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Quyết