Chính sách ODA cho giáo dục của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 33)

1.3.1. ODA song phương:

Chính sách ODA của Nhật Bản chủ yếu được thực hiện thông qua 2 tổ chức là: Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan hợp tác và phát triển Nhật Bản (JICA). JBIC và JICA là tổ chức xúc tiến hợp tác quốc tế và trực tiếp tổ chức thực hiện tài trợ thông qua việc triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực trên các lĩnh vực cho các nước đang phát triển.

JBIC và JICA có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện chính sách ODA đối với từng quốc gia và đó là những hoạt động rất có trọng tâm để cấp vốn theo lĩnh vực và theo vùng khu vực. Hàng năm, JICA và JBIC đều phối hợp tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị, bồi dưỡng các kiến thức cơ bản nhằm để giúp cho các nước tiếp cận với nguồn vốn vay từ JBIC, trong đó có các khóa học chuyên đề liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn ODA cho công tác bảo vệ môi trường dành cho các cán bộ quản lý, chuyên gia làm việc cho Chính phủ, chủ yếu là các nước đang phát triển. Đây là những khóa học ngắn hạn do JICA và JBIC phối hợp tổ chức hàng năm dành cho các học viên đến từ các nước đang phát triển, có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực môi trường với Nhật Bản. Mục đích của khóa học nhằm giúp các học viên hiểu thêm về các thủ tục cần thiết cũng như các điểm quan trọng trong việc thực hiện các dự án sử dụng vốn vay từ JBIC để cải thiện môi

26

trường và phòng chống ô nhiễm, đồng thời thông qua khóa học này, các học viên cũng có thêm kinh nghiệm của Nhật Bản cũng như một số các quốc gia khác trong các chính sách, công nghệ để cải thiện môi trường và phòng chống ô nhiễm. Nội dung của những khóa học này gồm các chuyên đề và các hoạt động khảo sát thực tế tại các cơ sở xử lý rác thải ở Nhật Bản, nhìn chung là thiết thực và giúp cho các học viên đến từ các nước có một cách nhìn tổng quát và tiếp thu được một số kỹ năng cần thiết cho việc xúc tiến, xây dựng vŕ tổ chức thực hiện các dự án môi trường liên quan đến tài trợ của Nhật Bản.

Nhằm giúp cho các nước tiếp cận được tốt với nguồn vốn vay từ JBIC, ngoài các bài giảng giới thiệu về các chính sách môi trường của Nhật Bản, JBIC cũng giới thiệu rất kỹ về các chính sách hoạt động quốc gia của JBIC đối với các nước. Đối với Việt Nam hiện nay, chiến lược hoạt động cơ bản của JBIC là Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo có chú trọng tới Môi trường và Phát triển nguồn nhân lực với những lĩnh vực hoạt động chính như: Trợ giúp hạ tầng cơ sở kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế; Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo; Góp phần bảo vệ và quản lý môi trường; Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn vốn ODA của Nhật Bản được chia ra làm 2 loại đó là ODA song phương và ODA đa phương. Trong đó, ODA song phương bao gồm viện trợ (Grants) và tín dụng (Loans). ODA đa phương được thực hiện thông qua kênh các tổ chức quốc tế mà Nhật Bản đóng góp vào như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á... Lĩnh vực hoạt động được ưu tiên cấp vốn, trước đây, ODA Nhật chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng KTXH như: điện, khí đốt, giao thông vận tải, viễn thông và nông nghiệp. Những năm gần đây, ODA Nhật Bản bắt đầu ưu tięn hơn cho công tác bảo vệ môi trường, các vấn đề xă hội, phát triển nguồn nhân lực.

Thông qua việc nghiên cứu các thể thức cho vay, có thể thấy loại hình cho vay 2 bước của JBIC là tương đối thích hợp. Thể thức này hiện đã được tiến hành ở

27

Việt Nam với một số dự án ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực môi trường. Đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, là một đơn vị mới thành lập, vốn ngân sách hạn chế, chưa đa dạng nguồn vốn hoạt động nên đã gặp không ít khó khăn trong khi xem xét các thủ tục cho vay, nên qua đây cần nhanh chóng xây dựng một kế hoạch dài hạn về hợp tác quốc tế, vận động nguồn vốn quốc tế cho Quỹ trên cơ sở phát triển quan hệ sẵn có với JICA, JBIC và Ngân hàng Thế giới. Do đó, cần xây dựng một dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho Quỹ, có thể mở rộng cho cả các đối tượng là các Quỹ địa phương với sự bảo trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối tác nước ngoài có thể là JICA và một số tổ chức quốc tế khác. Mục đích chính là nhằm hoàn thiện các thể chế, quy chế hoạt động mà quỹ đang xây dựng nhằm phù hợp với các chuẩn mực tài chính quốc tế. Ngoài ra, dự án này còn hướng tới việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thẩm định và cán bộ quản lý các dự án bảo vệ môi trường. Khi triển khai các dự án này, JICA sẽ là đầu mối mời các chuyên gia của JBIC và các tổ chức tài chính có kinh nghiệm về lĩnh vực môi trường để đào tạo tại chỗ hoặc gửi cán bộ đi học tập tại nước ngoài.

Với các chính sách hoạt động cùng với các phương hướng tích cực và tiến bộ để ủng hộ nỗ lực của Việt Nam, trước những thách thức nhằm giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế. Nhật Bản nói chung và JIC nói riêng đã có rất nhiều các hoạt động thiết thực tại Việt Nam. Tại Hội nghị đối thoại chính sách môi trường Việt Nam - Nhật Bản, một lần nữa nhấn mạnh vào các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt Nhật Bản sẽ tập trung ưu tiên hỗ trợ cho Việt Nam về môi trường, trong một số lĩnh vực như: Bảo tồn và khôi phục rừng, nâng cao chất lượng nước và không khí, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải, hiệu ứng nhà kính. Đây là những hứa hẹn mở ra những bước tiến mới trong quan hệ hợp tác môi trường giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Chính sách ODA cho giáo dục của JICA:

o Mục tiêu của JICA trong lĩnh vực giáo dục:

(1) JICA coi giáo dục là một quyền con người cơ bản:

28

sống của người dân, chẳng hạn như : đọc, viết và tính toán . Đó là mô ̣t quyền lợi cơ bản của mọi con người . Chỉ khi con người hài lòng với nhu cầu của mình về những tri thức cơ bản thì ho ̣ mới có tể nâng cao sự lựa cho ̣n của mình trong cuộc sống và phát triển sự độc lập của bản than . JICA sẽ cố gắng tiếp tục mở rộng cơ hội giáo dục cho các nước đang phát triển.

(2) Đóng góp vào sự phát triển xã hội và kinh tế:

Cung cấp những cơ hô ̣i giáo dục cho mỗi cá nhân để góp p hần nâng cao vi ̣ thế con người và khả năng đóng góp của họ đối với sự phát triển kinh tế và xã hô ̣i . Chẳng ha ̣n, bằng viê ̣c đưa tới nhiều cơ hô ̣i giáo du ̣c cho nữ giới đã tạo điều kiện cho tiến bộ xã hội và góp phần đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề như : tỉ lệ sinh đẻ cao, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh hoă ̣c nhiễm HIV /AIDS, nâng cao tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, tăng cường nguồn nhân lực không chỉ thông qua giáo dục cơ bản mà còn thông qua đào ta ̣o kỹ thuật và đào tạo dạy nghề; đào ta ̣o giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c và sau đa ̣i học.

(3) Khuyến khích sự hiểu biết lẫn nhau cho một xã hội đa văn hóa:

Nếu mọi người tiếp thu kiến thức rộng, kỹ năng khác nhau, và nhận thức văn hoá sâu sắc, họ có thể làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ về các ngữ cảnh , bao gồm chính bản than ho ̣ và thế giới xung quanh, nảy nở ý thức về những giá trị và sự hiểu biết lẫn nhau với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, và góp phần vào việc tạo ra các một xã hội hòa bình đa văn hóa. Trên thế giới hiê ̣n nay, nơi xung đột thường xuyên xảy ra, vai trò của giáo dục đã trở nên ngày càng quan trọng hơn. JICA sẽ mở rộng hoạt động và đổi mới nhâ ̣n thức về tầm quan trọng của giáo dục trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong một xã hội đa văn hóa.

JICA tin rằng giáo dục là cốt lõi của tất cả các vấn đề phát triển. Điều này là bắt nguồn từ kinh nghiệm của Nhật Bản. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục như là cơ sở cho sự phát triển của mình, Nhật Bản tiến hành phát triển khoa học và công nghệ và tăng trưởng công nghiệp bằng cách nâng cao năng lực của người dân thông qua giáo dục - đặc biệt là trong quá trình hiện đại hóa từ giữa thế kỷ 19.

29

Thông qua quá trình đó, Nhật Bản cũng tạo ra một xã hội công bằng bằng cách bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả mọi người để nhận được giáo dục. Dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản, JICA sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển để tăng cường hệ thống giáo dục và các tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, và mở rộng mạng lưới nhân lực để thúc đẩy phát triển xã hội và kinh tế.

o Nhƣ̃ng ƣu tiên hỗ trợ của JICA cho ngành giáo dục:

(1) Đối với giáo dục cơ bản:

Ưu tiên tiếp tục được trao cho giáo dục tiểu học và trung học, coi đó là cốt lõi của giáo dục cơ bản.

Hiện vẫn còn nhiều trẻ em trên thế giới không đươ ̣c đến trường hoặc không học hết tiểu ho ̣c . Nguyên nhân chính trực tiếp là do thiếu các cơ sở vâ ̣t chất cho trường học. Ngay cả khi trẻ em có thể đi học thì cũng không thể đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu do chất lượng giáo dục kém. Điều này khiến nhiều em phải ho ̣c la ̣i lớp hoă ̣c bỏ ho ̣c giữa chừng. Chất lượng giáo dục thấp là do thiếu sách giáo khoa và các tài liệu giáo dục khác, tình trạng thiếu thốn, chất lượng kém của giáo viên và thiết kế chương trình giảng dạy không đủ. Có nhiều vấn đề đằng sau chất lượng thấp của giáo viên, mà cần phải được giải quyết. Nhiều giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tế để trang bi ̣ cho ho ̣c sinh. Thêm vào đó, nhâ ̣n thức xã hội về nghề giảng dạy còn thấp và ít tạo động lực về kinh tế cho giáo viên.

Để đương đầu với những vấn đề này, JICA, dựa trên kinh nghiệm của mình, sẽ tập trung tăng cường năng lực của giáo viên thông qua đào tạo, thành lập hệ thống quản lý trường ho ̣c có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng cơ sở vật chất trường học bởi các nhà thầu địa phương, và phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trung ương và địa phương.

Trước những vấn đề nảy sinh đặc biệt nghiêm trọng ở tiểu vùng Sahara Châu Phi, JICA tập trung hỗ trợ toàn diện dựa trên các tiêu chí của Kế hoạch Hành động TICAD IV Yokohama: (1) mở rộng truy cập (mang đến các cơ hội giáo dục cho khoảng 400.000 trẻ em thông qua xây dựng từ 1.000 trường tiểu học và trung học với 5.500 phòng học); (2) nâng cao chất lượng giáo dục (đào tạo đến 100.000 giáo

30

viên khoa học và toán học); (3) cải thiện quản lý trường học (mở rộng dự án Trường học cho mọi người, một mô hình có sự tham gia của cộng đồng để cải thiện năng lực quản lý cho 10.000 trường).

(2) Đối với giáo dục đại học:

Trong những năm gần đây, do cải tiến trong giáo dục cơ bản và sự phát triển của xã hội tri thức, nhu cầu về giáo dục đại học ngày càng nhiều. Đáp ứng nhu cầu này, số lượng sinh viên đã ngày càng tăng ở các nước đang phát triển.

Giáo dục đại học ở các nước đang phát triển vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức: thiếu đô ̣i ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm , thiếu các trang thiết bi ̣ cơ bản cho giáo dục và nghiên cứu. Hơn nữa, còn thách thức không nhỏ trong viê ̣c nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chấ t lượng và sự đánh giá của chính các trường đại học nói riêng và của cả hệ thống giáo dục đại học nói chung.

JICA sẽ làm việc thêm với các trường đại học Nhật Bản để cải thiện giáo dục ở các nước đang phát triển và khả năng nghiên cứu của sinh viên ở các trường đại học của họ.

1.3.2. ODA đa phương:

Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác hỗ trợ trong dự án: Chương trình Hỗ trợ ngân sách mục tiêu để thực hiện Kế hoạch quốc gia Giáo dục cho mọi người.

Chương trình này nhằ m hỗ trợ các địa phương có trường học chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng trường tối thiểu và các chỉ số về kết quả học tập của học sinh cũng thấp. Nhóm trẻ hưởng lợi từ chương trình chủ yếu gồm trẻ em nghèo, trẻ em thuộc dân tộc thiểu số, trẻ em gái, và trẻ em khuyết tật.

Chương trình cũng hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao năng lực để tăng cường công tác quản lý, quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục của chính phủ. Hợp phần này của dự án sẽ được cấp vốn thông qua quỹ hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực. Các nguồn tài chính này chủ yếu dành để hỗ trợ các cấp từ trung ương, đến địa phương trong việc lập kế hoạch, mua sắm đấu thầu, quản lý tài chính, và cải thiện các vấn đề về thể chế, cũng

31

như tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong cả quá trình thực hiện dự án. Chương trình hỗ trợ ngân sách thông qua mục tiêu là mô hình hỗ trợ và sử dụng vốn ODA thông qua ngân sách giáo dục của Việt Nam nhằm tăng cường cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục cơ bản cho các đối tượng có khó khăn về giáo dục. Chương trình này được thực hiện thông qua hệ thống quản lý hiện hành của chính phủ. Nó sẽ tạo ra sự thay đổi trong công tác xây dung kế hoạch, xác định mục tiêu yêu tiên để phân bổ kinh phí. Nó cũng sẽ góp phần tăng cường công tác giám sát và đánh giá các hoạt động của ngành dựa trên cơ sở thực hiện chính sách phân cấp quản lí trong giáo dục.

Theo mục tiêu, các tỉnh, huyện sẽ xác định địa điểm đầu tư dựa trên các tiêu chí của mức chất lượng tối thiểu đã được Bộ GD-ĐT ban hành. Việc thực hiện và quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia cho giáo dục sẽ được tăng cường và giám sát chặt chẽ thông qua chương trình này. Kết quả mong muốn là chất lượng giáo dục cơ bản của Việt nam sẽ ngày càng được nâng cao; công tác quản lý giáo dục của Việt Nam sẽ hình thành cơ chế mới nhằm xác định đầu tư dựa trên nhu cầu thực tế của các trường để đạt được các yêu cầu đầu ra công bằng như nhau; cơ chế và quy trình giám sát việc thực hiện các chương trình giáo dục sẽ được cải tiến nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách của Chính phủ.

Chương trình trên là biểu hiện sự hài hòa các thủ tục của chính phủ cũng như của các nhà tài trợ khác nhau cho một nỗ lực chung là hỗ trợ Chinh Phủ thực hiện mục tiêu xóa đói giảm ngèo và tăng trưởng thông qua việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đảm bảo sự bình đẳng về chất lượng cũng như hiệu quả nguồn đầu tư”.

Ngân hàng Thế giới cùng năm nhà tài trợ quốc tế khác gồm Bỉ, Canađa,

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)