Tình hình cung cấp ODA Nhật Bản nói chung

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 40)

Có thể phân chia lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản làm 04 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: (Từ 1954 đến 1963): Viện trợ mang ý nghĩa bồi thường chiến tranh. Giai đoạn này Nhật Bản cung cấp viện trợ chủ yếu cho một số quốc gia Đông Nam Á như Miến Điện, Philippine, Indonesia, Lào, Việt Nam. Từ năm 1958, Nhật Bản bắt đầu cung cấp các khoản cho vay dài hạn bằng đồng Yên với lãi suất thấp, nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác tiền tệ với các nước đang phát triển. Tổng giá trị các khoản cho vay này thường chiếm 30% dự toán ngân sách Viện trợ chính thức của Nhật Bản.

Giai đoạn 2: (Từ 1964 đến 1988): Tăng cường và đa dạng hoá viện trợ. Giai đoạn này nền kinh tế Nhật phát triển mạnh. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật muốn mở rộng quan hệ và gây ảnh hưởng với nhiều nước đang và chậm phát triển. Giai đoạn này, ngoài khu vực Đông Nam Á, Nhật đã mở rộng viện trợ ODA cho các khu vực khác như Đông Á, Phi Châu và Nam Mỹ.

33

viện trợ song phương. Nền kinh tế Nhật rất hùng mạnh trong giai đoạn này. Lần đầu tiên Nhật vượt qua Mỹ, trở thành quốc gia cung cấp viện trợ song phương lớn nhất trên thế giới vào năm 1989 (đạt 8,4 tỷ USD trong khi viện trợ của Mỹ là 8,1 tỷ USD). Đối tượng nước nhận viện trợ cũng được mở rộng đến hầu hết các khu vực trên thế giới.

Giai đoạn 4: (từ 1996 đến nay): Cắt giảm viện trợ và thay đổi mục tiên đầu tư Do suy thoái kinh tế trong nước dẫn đến thâm hụt ngân sách buộc Chính phủ Nhật Bản phải cắt giảm khối lượng viện trợ kể từ năm 1996. Đồng thời với quá trình cắt giảm viện trợ, mục tiêu viện trợ cũng có những thay đổi đáng chú ý.

Nhật Bản không chỉ cung cấp viện trợ ODA đối với các khu vực khác nhau trên thế giới kể trên, mà còn đặc biệt ưu tiên viện trợ cho các quốc gia láng giềng của mình nhất là các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

1.4.2. Tình hình cung cấp ODA Nhật Bản đối với các nước thuộc khu vực

Đông Nam Á nói riêng:

Đối với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đã thực hiện viện trợ nhằm vào mấy mục tiêu chính, đó là: Bảo vệ con người, Xoá đói giảm nghèo, Phát triển ổn định, Thực hiện các vấn đề mang tính toàn cầu và Bảo vệ hòa bình.

Mục đích bảo vệ con ngƣời:

Chính phủ thông qua đối thoại với các quốc gia cần nhận viện trợ ODA nhằm xác định một cách chính xác nhất nhu cầu của người dân, sau đó hoạch định những chương trình chính sách cụ thể cho từng nước. Ví dụ như đối với quốc gia Indonesia, là một đảo quốc thường xuyên phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như: bão, lũ, động đất, sóng thần, núi lửa, … Năm 1995, Chính phủ Nhật Bản đã chi 55,01 triệu USD cho 1 dự án đóng các tàu cứu nạn thiên tai ngoài biển khơi cho Indonesia và 44,05 triệu USD cho các dự án chống thiên tai núi lửa của 2 ngọn núi Merapi va Semeru chiếm gần 4% ODA cả năm của nước này. Trong khi ở các nước như Lào, do vị trí địa lí khá đặc biệt nên đất nước này thường ít chịu hậu quả của lũ lụt, động đất, núi lửa,… vì thế mà ODA giành cho phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai của Lào gần như 0%.

34

Đối với các quốc gia chưa thực sự mạnh về mặt hành chính, Chính phủ Nhật Bản cũng chủ trương giúp họ tăng cường công suất hoạt động của bộ máy Nhà nước và củng cố an toàn đường biên giới. Đây cũng là một trong những chính sách nhằm bảo vệ con người song Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra những nguy cơ về việc ODA trong lĩnh vực này có khi lại không trực tiếp có lợi cho người dân. Do đặc điểm khá ổn định nên ODA Nhật Bản thường không sử dụng cho mục đích này ở Đông Nam Á.

Chính phủ Nhật Bản xác định rõ: con người không chỉ là đối tượng nhận viện trợ mà còn là động lực cho sự phát triển của một quốc gia, do đó để hỗ trợ thiết thực cho một quốc gia thì không thể thiếu đi vai trò của giáo dục và dạy nghề, cùng với các dịch vụ cần thiết khác như: y tế, các viện nghiên cứu, các trụ sở hành chính, …

Chính phủ cũng đưa ra các chính sách viện trợ ODA giúp cho những người có nguy cơ bị đe doạ bởi một số các hiểm hoạ. Ví dụ như hàng năm, Nhật Bản đều có khoản viện trợ cho Philipines nhằm phát triển việc sản xuất lương thực trong nước: 1996: 16,05 triệu USD, 1997: 15,5 triệu USD, 1998: 17,5 triệu USD.

Các nhà viện trợ ODA Nhật Bản cũng chính là những người tích cực nhất trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, cái nôi của văn minh thế giới với những nền văn hoá lớn như: Trung Quốc, Việt Nam, … những công trình kiến trúc tuyệt đẹp như Angkorvat, Vạn lý trường thành, … và hàng loạt những phong tục tập quán tốt đẹp. Song trong qua trình viện trợ ODA, Chính phủ Nhật Bản cũng đã thực hiện những động thái hết sức quan trọng đó là phân biệt giữa những mỹ tục và hủ tục, làm sao để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của con người.

Với đặc điểm là một khu vực có vị trí địa lí phức tạp, nhiều vùng đất còn xa xôi, hoang dã vì thế mà để tất cả những chính sách có thể trở thành hiện thực và có hiệu quả, Nhật Bản đã cung cấp một số lượng lớn các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực: kinh tế học, xã hội học, nhân học,…, hoạt động “xuyên địa hình” nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho các quốc gia.

35

Theo ước tính ở các quốc gia đang phát triển có khoảng 1,1 tỉ người sống trong cảnh đói nghèo với thu nhập bình quân dưới 1 US$/ 1 ngày. Mục tiêu Phát triển trong Thiên niên kỷ mới của Thế giới tháng 9 năm 2000 đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 phải thực hiện thành công xoá đói giảm nghèo, bình đẳng nam nữ, chống đại dịch HIV/AIDS, y tế và giáo dục. ODA Nhật Bản thực hiện tại Đông Nam Á cũng nhằm hướng tới mục tiêu này.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng vấn nạn nghèo đói không chỉ dừng lại ở vấn đề thu nhập ít hay tiêu dùng thấp mà còn là ở vấn đề mang tính chính trị và xã hội như việc thiếu các phương tiện và cơ sở để có thể sử dụng các dịch vụ công cộng, trường học bệnh viện, … Viện trợ chính để xóa đói giảm nghèo phải vừa bao gồm việc phát triển kinh tế vừa phát triển xã hội, ví dụ như: vừa viện trợ không hoàn lại cho kinh tế vừa phải dùng vốn ODA để nâng cao kiến thức xã hội cho nhân dân, đồng thời xây dựng đường sá, cầu cống, bệnh viện, trừơng học không chỉ ở những đô thị mà còn ở những vùng sâu vùng xa nơi mà tỷ lệ dân nghèo cao.

Những vấn đề phức tạp và mang tính đặc thù ở từng nơi khiến cho nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các quốc gia là hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi một chính sách viện trợ áp dụng riêng biệt cho từng quốc gia. Ví dụ như Indonesia là một quốc gia với hơn 80 % dân số là người theo Đạo Hồi, do đó việc viện trợ ODA cho dân nghèo ở quốc gia này cũng phải tính đến các yếu tố như thực phẩm không phải là thịt heo, yếu tố phân biệt nam nữ trong tôn giáo này cũng đòi hỏi các công trình kiến trúc khi xây dựng cũng phải hết sức khéo léo và tinh tế, tránh gây khó khăn cho những người sử dụng.

Do đó, Nhật Bản đã thực hiện:

- Hỗ trợ lực lượng chuyên gia “xuyên địa hình” nhằm tăng cường tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo mà qua mỗi quốc gia Đông Nam Á lại thay đổi hết sức phức tạp, đồng thời thực hiện kênh liên kết thông tin với chính phủ nước sở tại, các viện nghiên cứu, các công trình nghiên cứu cá nhân trong và ngoài nước. Ví dụ như đối với vấn đề HIV/AIDS ở Việt Nam, một số lượng lớn những người bị nhiễm HIV/AIDS là gái mãi dâm sống trôi dạt ở những địa bàn miền núi gần biên giới,

36

những nỗ lực nhằm giảm nguy cơ lây lan đại dịch ở khu vực này là hết sức khó khăn do địa hình trắc trở, trình độ hiểu biết của người dân chưa cao, cơ chế quản lí cũng còn lỏng lẻo, do đó để vốn ODA có thể viện trợ cho chương trình ngăn chặn đại dịch ở khu vực này có hiệu quả buộc các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu và giải quyết nhiều vấn đề liên quan như nguồn gốc, cách thức hoạt động của gái mãi dâm, địa hình khu vực, nâng cao hiểu biết của người dân và giáo dục cách phòng chống cho người dân địa phương song đồng thời cũng phải tránh thái độ kỳ thị đối với những nạn nhân của đại căn bệnh thế kỷ này.

- Trực tiếp giúp đỡ những người nghèo.

 Phát triển các công trình công cộng ở những khu dân cư nghèo như công trình trường học, bệnh viện, nhà ở, công trình nước sạch, điện khí hoá, các sân bay, hải cảng, phương tiện giao thông, liên lạc, … Ví dụ dự án phát triển hệ thống đường ray xe điện ngầm ở Manila (Philipines) với kinh phí ODA (vốn ODA) là 263,44 triệu USD.

 Nâng cao mức thu nhập và tiêu dùng cho sinh hoạt của người dân thông qua việc xây dựng các chợ, siêu thị, khu nuôi thả cá, đường nông thôn, hệ thống tưới tiêu, hỗ trợ các dự án kinh doanh vừa và nhỏ, tạo công ăn việc làm, nâng cao tay nghề cho dân nghèo nông thôn.

 Thực hiện việc hỗ trợ cho dân nghèo trước nguy cơ như khủng hoảng kinh tế, tội phạm, thiên tai, tệ nạn xã hội, … thông qua các hình thức như bảo hiểm lao động, trợ cấp thất nghiệp, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Trong cơn động đất Sumatra và sóng thần đã ảnh hưởng nặng nề tới các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, ….

- Xoá đói giảm nghèo thông qua phát triển kinh tế.

 Tạo công ăn việc làm, chú trọng hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nhằm tạo tối đa công ăn việc làm song đồng thời cũng chú trọng đến việc bảo đảm an toàn lao động và điều kiện lao động thuận lợi. Chính phủ Nhật Bản cũng đề cao việc phát triển du lịch nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành dịch vụ cực kì lợi nhuận trong khi khu vực Đông Nam Á lại là một vùng

37 đất đầy tiềm năng.

 Phát triển cân bằng và đồng đều giữa các khu vực: đồng thời với tốc độ phát triển nhanh ở các khu đô thị triệu dân thì ở nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng lực lượng lao động trẻ bỏ quê hương đến các thành phố tìm kiếm cơ hội, dẫn đến một nguy cơ trước mắt là nghề nông dần bị bỏ quên và một tương lai xã hội không đủ cung cấp cho nhu cầu lương thực trong nước. Chình phủ Nhật Bản cũng đã dành một số lượng vốn ODA nhất định cho việc phát tểin nông nghiệp và công tác nghiên cứu cây trồng, kĩ thuật canh tác, … đồng thời phát triển lưu thông và phấn phối sản phẩm.

- Hỗ trợ cho việc xây dựng các thể chế, chính sách phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển.

 Viện trợ xây dựng các cơ quan Nhà nước ở khắp các địa phương nhằm đưa người nghèo đến gần các hoạt động hành chính và chính trị hơn để họ có những kiến thức rõ ràng về luật pháp, quyền hạn và nghĩa vụ công dân, quyền con người,…

 Hỗ trợ trong việc nâng cao hệu quả làm việc của các cơ quan hữu quan, tư vấn và hỗ trợ các chuyên gia tư vấn giúp các cơ quan Nhà nước xây dựng một chiến thuật phát triển kinh tế phù hợp với địa phương mình.

 Ngay khi có khủng hoảng kinh tế thì Chính phủ Nhật Bản cũng chuẩn bị sẵn sàng để gửi các chuyên gia kinh tế của họ sang tư vấn cho các nước bạn nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do khủng hoảng gây ra và khắc phục nhanh nhất hậu quả đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định.

Mục tiêu phát triển ổn định:

Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á hiện có rất ít quốc gia có kinh tế có thể tự đứng vững dựa trên tiền thuế và vốn quốc gia, song để phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi các quốc gia này cần phải có một cơ sở hạ tầng tối thiểu để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ nhu cầu kể trên hàng năm, Nhật Bản dùng ODA viện trợ cho hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng như: đường sá, cầu cống, hải cảng, sân bay, … ngoài ra còn có trạm thu phát sóng, các thiết bị dẫn dầu, dẫn gas,

38

các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ thông tin,…

Phát triển nguồn lực con người: thông qua giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ đại học và trên đại học, đội ngũ nhân lực tay nghề cao trên mọi lĩnh vực không chỉ ở kỹ thuật, công nghệ thông tin mà còn ở các lĩnh vực xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, …

Hỗ trợ cho việc tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, các nước trong khu vực đồng thời trở thàng những bạn hàng tin cậy, Nhật Bản đã hỗ trợ cho các nước trong việc phát triển tổ chức ASEAN, các ASEAN+1, ASEAN+1+1, ASEAN+1+1+1, hỗ trợ các nước xây dựng một môi trường đầu tư sao cho có lợi ích cao nhất cho khu vực, và xây dựng các tiêu chuẩn hàng hóa, chất lượng sản phẩm phù hợp với chuẩn quốc tế.

Các vấn đề mang tính toàn cầu:

Các vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: (1) hiệu ứng nhà kính, vấn đề tái sử dụng rác, và vấn đề tiết kiệm năng lượng, (2) ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và vấn đề rác thải, (3) bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Hỗ trợ các quốc gia thiết lập các thể chế và luật định nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường, xây dựng các cơ sở phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường như: các trạm kiểm lâm, các máy đo nồng độ ô nhiễm nước, …

- Nhật Bản đưa ra những kế hoạch và chương trình bảo vệ môi trường và phối hợp hành động cùng các quốc gia phát triển nhằm không chỉ bảo vệ môi trường của quốc gia mà còn có thể bảo vệ môi trường toàn cầu.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hội thảo, chuyên đề, tuyên truyền và giáo dục trên các phương tiện thông tin, từ các trường học, đến tận những vùng sâu vùng xa.

Bảo vệ hòa bình:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhân loại đứng trước một khung cảnh tang thương từ sự giết chóc, tàn sát và xung đột. Hầu như tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều là nạn nhận của cuộc chiến này. Vì thế, trong vai trò là một nước bại trận sau chiến tranh và là một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, Nhật Bản đã

39

từng bước thực hiện việc bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực. Các nguồn vốn ODA Nhật Bản tài trợ cho các nước không nằm ngoài mục đích ngăn chặn xung đột và tái xung đột.

- Hỗ trợ các nước phát triển kinh tế bằng các hình thức như trên.

- Khắc phục hậu quả sau chiến tranh, bù đắp những mất mát mà các quốc gia này đã phải gánh chịu.

- Nhật Bản thực hiện các cam kết về việc viện trợ lâu dài, liền mạch tuỳ theo tình hình cụ thể ở từng thời điểm của các bên.

1.5. Kinh nghiệm của một số nƣớc thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản trong

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)