Bảng 2.6 Tổng hợp tài sản, vốn quỹ, công nợ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở Hà Nội (Trang 59 - 61)

- Một số dịch vụ khác

Bảng 2.6 Tổng hợp tài sản, vốn quỹ, công nợ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

TT Danh mục Năm 2001

Năm 2005

1 Số HTX khảo sỏt hoặc cú bỏo cỏo 154 215

2 Tổng giỏ trị TSCĐ ( triệu đồng ) 104.387 112.786 Chia ra: - Tự cú 65.382 92.653 - Đi vay 242 107.411 - Khỏc 38.763 5.375 3 Tổng số vốn lưu động ( triệu đồng ) 41.980 23.957 4 Tổng số vốn do xó viờn đúng gúp 19.382 25.940 Trong đú: - Vốn cũ 16.039 20.565 - Vốn mới gúp cổ phần 978.4 5.375

5 Tổng giỏ trị cỏc quỹ của HTX 31.238 52.783

Trong đú: - Quỹ phỏt triển SX 17.411 25.698

6 Tổng số nợ HTX phải trả 9.028,8 8.890

7 Nợ HTX phải thu 29.372 46.010

( Nguồn các quận, huyện )

Năm 2005, số nợ phải trả bình quân một hợp tác xã là 41,35 triệu đồng, bằng 74,64% so với cùng kỳ năm 2001. Hầu hết các hợp tác xã chuyển đổi đã làm rõ về cơ sở pháp lý các khoản nợ hợp tác xã phảo trả và đã loại trừ khỏi phần vốn khi phân bổ vốn góp cho xã viên tham gia hợp tác xã mới. Nợ phải trả của hợp tác xã chủ yếu hợp tác xã nợ ngân hàng, các doanh nghiệp dịch vụ của nhà n-ớc. . . theo báo cáo ban đầu của các huyện, các hợp tác xã đề nghị nhà n-ớc xoá 12.548 triệu đồng khoản nợ đến thời điểm tr-ớc chuyển đổi (1996 ).

Vấn đề giải quyết nợ đọng trong xã viên và hộ gia đình ở hợp tác xã giữa các địa ph-ơng khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là cách thức tiến hành giải quyết khác nhau. Nơi nào tiến hành giải quyết một cách kiên quyết, triệt để không để tình trạng các hộ xã viên còn nợ đọng tham gia hợp tác xã, khấu trừ vào phần tài sản trong hợp tác xã sau khi phân chia cho các xã viên khi tiến hành chuyển đổi, đã nhanh chóng đạt kết quả. Ng-ợc lại do công tác tổ chức giải quyết ch-a triệt để bởi do nhiều nguyên nhân hạn chế khác nhau nh-: số hộ nợ hợp tác xã là những hộ nghèo, khó có thể thanh toán, tài sản của hợp tác xã cũ phân chia cho xã viên khi chuyển đổi không còn bao nhiêu do vậy không thể khấu trừ.

Nhìn chung hầu hết các hợp tác xã đã sử dụng phần tài sản vốn quỹ Uỷ ban nhân dân xã, ph-ờng bàn giao đúng mục đích. Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản vốn quỹ của các hợp tác xã còn ch-a hợp lý, hiệu quả ch-a cao, cụ thể:

+ Vốn bị chiếm dụng và vốn gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của hợp tác xã.

+ Tài sản cố định của các hợp tác xã sự dụng hiệu quả ch-a cao, một số tài sản không đ-ợc đ-a vào sử dụng, một số không đ-ợc tu sửa th-ờng xuyên cho nên hiệu quả sử dụng rất thấp….

2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Năm 2001 doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã đạt 352,73 triệu đồng. Nguồn thu chủ yếu là từ dịch vụ điện, dịch vụ nông nghiệp, ngoài ra một số thu từ sản xuất hay khoán thầu trên đất hợp tác xã đang sử dụng hoặc thuê đất của công của UBND xã. Đến năm 2005 doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã đạt 759,11 triệu đồng (tăng 283%), trong đó dịch vụ điện chiếm 44,76%, dịch vụ nông nghiệp 32,37% còn lại là các khoản thu từ dịch vụ th-ơng mại 7,66% và thu khác 7,2% và dịch vụ nông nghiệp.

Năm 2005, hoạt động cung cấp dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp góp phần quan trọng tao ra giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố đạt 1.451,2 tỷ đồng ( theo giá cố định năm 1994), tăng 1,3% so với năm 2003; trong đó giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản trên đất 1ha canh tác tăng từ 41,3 triệu đồng năm 2001 lên 52,2triệu đồng năm 2005, tăng 26% .

Đáng chú ý là các hợp tác xã ở các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm đã chủ động khai thác lợi thế về ngành nghề kinh doanh, mở rộng ngành nghề kinh doanh để phục vụ cho các hộ xã viên trên điạ bàn, nên doanh thu của các hợp tác xã ở các huyện nay tăng cao. Doanh thu dịch vụ của các hợp tác xã ở huyện Gia Lâm năm 2004 đạt trên 19.912 triệu đồng ( tăng 8% so với năm 2001 ). Mức tăng này chủ yếu là từ dịch vụ điện , doanh thu năm 2005 của các hợp tác xã này đạt 18.268 triệu đồng, năm 2004 là 16.623 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2005 ngành điện tiếp nhận và bán điện trực tiếp đến tại một số xã trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở Hà Nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)