3. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM
3.2 Giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
Xét trên giác độ hai thuộc tính của hàng hóa, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa cần phải dựa trên việc nâng cao sức sản xuất của lao động, tức là, phải phát triển sức lao động, khoa học công nghệ, tư liệu sản xuất, trình độ
quản lý và điều kiện tự nhiên.
3.2.1 Nâng cao trình độ lành nghề của người lao động Việt Nam
Trình độ của người lao động càng cao thì năng suất lao động càng cao, càng tạo được nhiều giá trị sử dụng với chất lượng cao mà tốn ít lao động, do
đó, giá trị từng đơn vị hàng hóa giảm xuống. Trình độ lành nghề có thể do đào tạo tại trường, có thể do tích lũy kinh nghiệm và tự rèn luyện trong quá trình lao động, hay do truyền từ đời này sang đời khác. Bởi vậy, cần phải tăng đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp cho giáo dục và đào tạo, khuyến khích tinh thần tự học của mỗi người lao động.
Thứ nhất, Nhà nước cần nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô hệ
thống giáo dục đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng, việc Nhà nước đẩy mạnh quy mô đào tạo là rất cần thiết. Trong đó, nhà nước cần thúc đẩy đào tạo nhiều ngành học mới, phù hợp với sự phát triển phân công lao động xã hội
đào tạo nghề nghiệp nhằm cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ lao động lành nghề. Đặc biệt là, Nhà nước cần chú trọng những chương trình đào tạo ngắn và vừa để tập trung vào một số kỹ năng nhất định, thay thế những chương trình học cồng kềnh, tập trung vào nhiều kỹ năng lao động nhưng ít
được vận dụng toàn bộ trong thực tế, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước và người học. Để sự mở rộng quy mô đào tạo đạt hiệu quả, việc phân cấp người học theo năng lực cần được đẩy mạnh. Theo đó, những người học có năng lực học không tốt có thể theo hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, những người có năng lực học tốt hơn, đặc biệt là những người có năng lực nghiên cứu cần
được giáo dục ở bậc học cao hơn, cơ sở giáo dục có chất lượng tốt hơn. Việc phân luồng người học vào các cơ sở đào tạo trình độ khác nhau sẽ giúp thị
trường lao động có nguồn cung lao động đa dạng, đáp ứng nhu cầu phong phú về lao động của chủ sử dụng lao động.
Về chất lượng giáo dục, nhà nước cần cải cách quá trình giáo dục và đào tạo nghiêm túc hơn, triệt để hơn nữa. Những giải pháp cơ bản là: phát triển cơ
sở vật chất cho giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo viên, cải cách chương trình học phù hợp thực tế… Những giải pháp này chỉđạt hiệu quả thiết thực khi nhà nước có đủ năng lực quản lý hoạt
động giáo dục. Như vậy, nhà nước phải cải cách công tác đánh giá chất lượng học tập và chất lượng đào tạo, khả năng quản lý của nhà nước đối với hoạt
động của cơ sở đào tạo các cấp. Cần phải xác định rằng, đổi mới quản lý giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mới cách đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, do Việt Nam đã gia nhập WTO, Nhà nước có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng giáo dục trong nước [90]. Trước hết,
Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống chính sách về vấn đề hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong các
lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hai là, Nhà nước cần đẩy mạnh song song quá trình đưa người học đi đào tạo ở nước ngoài và quá trình đào tạo quốc tế
tại Việt Nam. Ba là, Nhà nước cần cải tiến nền giáo dục Việt Nam tương thích với nền giáo dục thế giới, đặc biệt là chương trình học tại các trường đại học cần theo kịp với chương trình học quốc tế về mức độ hiện đại.
Thứ hai, doanh nghiệp tiếp tục đào tạo người lao động để phù hợp với
điều kiện sản xuất đặc thù
Quá trình đào tạo lao động tại doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa do sự khác biệt lớn giữa môi trường đào tạo và điều kiện sản xuất thực tế, do sự lạc hậu nhanh của kiến thức và kỹ năng được đào tạo so với sự phát triển xã hội, do tính đặc thù về môi trường làm việc, văn hóa ứng xử, cách thức tổ chức quản lý, hệ
thống tư liệu sản xuất tại mỗi doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải tự xây dựng chương trình đào tạo phù hợp yêu cầu sản xuất, thời gian đào tạo phải ngắn, chi phí đào tạo phải thấp. Ngoài ra, quá trình tựđào tạo của doanh nghiệp phải gắn với sản xuất thực tế.
Việc đào tạo người lao động trong doanh nghiệp cần được thực hiện linh hoạt, thường xuyên tùy vào trình độ sẵn có của người lao động, yêu cầu của nhiệm vụ cần thực thi, và mức độ phát triển của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Đặc biệt là, doanh nghiệp cần đào tạo người lao động mỗi khi doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới, áp dụng cách thức tổ chức quản lý mới.
Thứ ba, doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động không ngừng tự rèn luyện để nâng cao ý thức và kỹ năng lao động.
Sự nỗ lực, sáng tạo của người lao động luôn gắn với chính sách lương, thưởng và kỷ luật của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải ban hành những quy định hấp dẫn về tiền lương, tiền thưởng và các hình thức kỷ
nâng cao trình độ lao động, có ý thức lao động tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp, làm cho hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn. Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả lao động của mỗi công nhân phải được thực hiện minh bạch, công bằng dựa trên hiệu quả thực tế của mỗi người. Khi đó, người lao
động sẽ thi đua không ngừng để tự nâng cao trình độ lao động, tự giác thực hiện kỷ luật lao động.
Bên cạnh đó, người lao động phải có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là phải coi mỗi hàng hóa như là tác phẩm cá nhân. Đó là những yếu tố bên trong quan trọng thúc đẩy từng người lao động không ngừng tự hoàn thiện kỹ năng lao động, tham gia sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, sáng tạo hơn.
3.2.2 Tăng năng lực nội sinh về khoa học công nghệ Việt Nam
Đồng thời với chiến lược phát triển giáo dục, Việt Nam cần phát triển khoa học công nghệ dựa trên năng lực nội sinh. Sự phát triển này có ý nghĩa lâu dài không chỉ để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam mà còn giúp cải thiện nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội.
Sự phát triển khoa học công nghệ đòi hỏi sự tham gia của mọi lực lượng, trong đó, nhiệm vụ chính thuộc về Nhà nước và doanh nghiệp, vì đây là hai lực lượng thụ hưởng trực tiếp thành tựu khoa học công nghệ và có đủ năng lực để tạo ra những thành tựu đó.
Một là, nhà nước tạo điều kiện phát triển nền khoa học công nghệ Việt Nam
Một trong những giải pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ là nhà nước phải nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực này, bởi vì, dù đã dành nhiều ưu tiên để đầu tư và phát triển khoa học công nghệ
trong nhiều năm nhưng nền khoa học công nghệ Việt Nam chưa đạt được nhiều thành tựu lớn, có tính chất bước ngoặt. Vì sự hạn chế nhiều nguồn lực,
nhà nước cần đầu tư có trọng điểm những lĩnh vực khoa học lý thuyết và ứng dụng quan trọng mà ít hấp dẫn khu vực tư nhân đầu tư. Đồng thời, nhà nước cần đổi mới cách thức quản lý hoạt động khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu giám sát và đánh giá kết quả các hoạt động nghiên cứu khoa học, theo hướng: tăng sự tự chủ cho các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học nhưng vẫn đảm bảo các nguồn lực đã đầu tư được sử dụng đúng mục đích, không lãng phí, tạo ra kết quả nghiên cứu thực chất.
Nhà nước cần tạo cơ chế và điều kiện để phát triển thị trường khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh. Thị trường này sẽ là cầu nối giữa hoạt động nghiên cứu và hoạt động ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ. Thông qua thị trường khoa học công nghệ, lực lượng nghiên cứu sẽ
phát triển những công nghệ phù hợp nhất với đòi hỏi của nền kinh tế, và ngược lại, các nhà sản xuất có thể tìm kiếm, đặt hàng giải pháp công nghệ đang thiếu. Để hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ, trước hết, nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý cho thị trường hoạt động. Thứ hai,
hệ thống pháp luật về thị trường cần được bảo đảm thực thi nghiêm chỉnh, đặc biệt là pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì đây là cơ sở cho mọi hoạt
động trên thị trường khoa học công nghệ. Thứ ba, trong vai trò người quản lý thị trường, nhà nước cần đảm bảo hoạt động trao đổi trên thị trường diễn ra lành mạnh. Thứ tư, trong vai trò người cung ứng, các cơ quan nghiên cứu của nhà nước cần bám sát nhu cầu thị trường hơn nữa để cung cấp sản phẩm khoa học công nghệ phù hợp. Các cơ quan nhà nước phải không ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu bằng cách nâng cao trình độ các nhà khoa học, đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong đội ngũ nhà khoa học Việt Nam, nhà nước cần chủ động xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh với trình độ nghiên cứu cao.
nghiên cứu, làm gia tăng động lực cải tiến công nghệ hơn nữa, buộc những người mua phải khai thác sản phẩm khoa học công nghệ hiệu quả hơn, và thu hút nhiều hơn các công ty công nghệ, những nhà nghiên cứu xuất sắc cung cấp sản phẩm tốt nhất cho nền kinh tế Việt Nam thông qua thị trường khoa học công nghệ. Các biện pháp để bảo hộ hàng hóa có sở hữu trí tuệ là: 1), Nhà
nước đẩy mạnh sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa. Trong đó, thanh tra (nhà nước và chuyên ngành), ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế cần được phân công rõ chức năng, quyền hạn, tránh chồng
chéo; 2), khuyến khích thành lập các hội, trung tâm bảo vệ sở hữu trí tuệ cho các loại tài sản trí tuệ, đồng thời, cần có chính sách khuyến khích, động viên các đối tượng trong xã hội, nhất là các doanh nghiệp,tham gia tích cực hơn vào bảo vệ sở hữu trí tuệ [29].
Hai là, doanh nghiệp Việt Nam chú trọng hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)
Trong cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ nhanh chóng ra đời và cũng nhanh chóng bị thay thế. Điều này cho thấy, các nhà sản xuất muốn tồn tại và thắng trong cạnh tranh cần đầu tư đủ lớn cho công tác nghiên cứu và triển khai thành tựu khoa học để bắt kịp tốc độ thay đổi đó. Chẳng hạn, hàng năm, tập đoàn MICROSOFT đầu tư nguồn ngân sách khổng lồ cho hoạt
động nghiên cứu và triển khai: trên 6 tỷ USD năm 2002, trên 7 tỷ USD năm 2004 [103], gần 9 tỷ USD năm 2009 [116], và sử dụng hơn 850 nhà nghiên cứu xuất sắc để nghiên cứu hơn 55 lĩnh vực [111]. Kết quả là, MICROSOFT
đã nhận được hơn 10000 bằng sáng chế [110], phát hành hơn 5100 ấn phẩm [111]. Năng lực nghiên cứu đó giúp MICROSOFT thường xuyên đưa ra thị
trường những sản phẩm công nghệ có sức cạnh tranh cao như hệ điều hành Microsoft Windows, phần mềm văn phòng Microsoft Office.
Để nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai công nghệ, yếu tố nguồn nhân lực là quan trọng nhất, đặc biệt là đội ngũ nhà khoa học. Năng lực sáng tạo và nghiên cứu của lực lượng lao động đó chỉ phát huy có hiệu quả trong môi trường khuyến khích sự đổi mới và cải tiến kỹ thuật. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện chính sách phát triển khoa học công nghệ với phương châm: Huy động sự tham gia của mọi người lao động để cải tiến, đổi mới kỹ thuật – công nghệ hiện đại, trao phần thưởng xứng đáng cho những sáng kiến để cổ vũ người lao động luôn tìm tòi và khám phá.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể mua những giải pháp công nghệ để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây chỉ nên coi là giải pháp tạm thời, không phải là giải pháp cơ bản, toàn diện. Việc mua giải pháp công nghệ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, nên doanh nghiệp cần tham khảo kỹ về
giá cả, phương thức chuyển giao, điều kiện hoạt động sau khi chuyển giao, khả năng tự áp dụng giải pháp công nghệ của doanh nghiệp…
Song song với việc nghiên cứu và triển khai công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với những thành tựu công nghệđó đểđảm bảo rằng doanh nghiệp được độc quyền khai thác tài sản trí tuệ này. Nhờ vậy, sức cạnh tranh của hàng hóa sẽ được củng cố vững chắc. Một mặt, doanh nghiệp cần nắm vững các trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại thị trường trong nước. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến đăng ký ở những nước khác để bảo hộ cho công nghệ, hàng hóa của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chủđộng phối hợp với các cơ quan thực thi. Chẳng hạn, tại Mỹ, các công ty đều có những bộ
phận riêng hoặc thuê các công ty luật, công ty thám tử tư để bảo vệ bản quyền. Trong trường hợp bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các công ty đều có hình thức phối hợp về phương tiện, hỗ trợ kinh phí cho các lực lượng thực thi. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kết hợp với các tổ chức phi chính phủđóng vai
Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam, Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Chống hàng giả
và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam.
3.2.3 Cải tiến cách thức tổ chức và quản lý hoạt động kinh tế
Để nâng cao năng suất lao động nhằm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa phải tối ưu hóa sự kết hợp hiệu quả các yếu tố sản xuất sao cho với số
lượng yếu tố sản xuất nhất định, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều hàng hóa hơn, có giá trị sử dụng cao hơn. Sự tối ưu hóa trong quá trình sản xuất chỉ
xuất hiện khi việc cải tiến cách thức tổ chức và quản lý sản xuất được đẩy mạnh ở cấp độ nhà nước và doanh nghiệp.
Một là, nhà nước đẩy mạnh cải cách cách thức tổ chức và quản lý sản xuất trong xã hội
Do nền sản xuất xã hội thay đổi ngày càng mạnh mẽ nên các công cụ
quản lý sản xuất trên quy mô xã hội cũng cần phải được hiện đại hóa, trong
đó, luật pháp, các chính sách kinh tế là những công cụ quan trọng nhất. Cải cách hệ thống pháp luật cần được điều chỉnh sao cho người dân và các doanh nghiệp dễ hiểu và để các cơ quan thi hành pháp luật dễ vận dụng, thực hiện.
Đặc biệt, pháp luật về kinh tế phải đảm bảo tính lành mạnh, công bằng trong các hoạt động kinh tếđa dạng của người dân và doanh nghiệp. Các chính sách