Biểu hiện mới của giá trị hàng hóa trong nền kinh tế hiện đạ

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa của C. Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (Trang 38 - 41)

Th nht, giá tr hàng hóa ngày càng gim nh s phát trin ca khoa

hc công ngh

Sự phát triển khoa học công nghệ làm tăng sức sản xuất của lao động, nhờ

thế, số lượng và chất lượng giá trị sử dụng tăng lên trong khi lượng lao động kết tinh trong từng đơn vị hàng hóa giảm xuống, hay giá trị hàng hóa giảm dần.

Khi hệ thống tư liệu sản xuất được hiện đại hóa thì những thao tác khéo léo của người lao động sẽ dần được thay thế bằng hoạt động lặp đi lặp lại của hệ thống máy móc. Nhờ đó, người lao động có thể đứng bên cạnh quá trình sản xuất chứ không phải trực tiếp tạo ra sản phẩm như trước kia. Do vậy, hao phí lao động trong quá trình sản xuất nói chung sẽ giảm đi nhanh chóng, giá trị hàng hóa kết tinh, vì thế, cũng giảm xuống đáng kể cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Tuy người lao động hao phí ít lao động hơn, sản xuất trong thời gian ngắn hơn nhưng giá trị sử dụng vẫn được đảm bảo như trước, thậm chí tốt hơn trước. Vì máy móc đã bắt chước ngày càng hoàn hảo lao động cụ thể, nhờ đó tạo ra giá trị sử dụng tốt, ổn định trong khi lao động trừu tượng giảm xuống tương ứng.

Th hai, trong quá trình to ra giá tr, lao động phc tp được s

dng ngày càng nhiu trong khi lao động gin đơn được thay thế bng hot

động ca máy móc.

Sự tham gia của lao động giản đơn vào quá trình sản xuất ngày càng giảm xuống do bị máy móc thay thế [67, tr.347]. Dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học công nghệ, công cụ lao động (chủ yếu là hệ thống máy móc) có thể mô phỏng những động tác lao động của con người, làm cho lao động của con người dần dần được thay thế bằng sự hoạt động của hệ thống máy

vác được thay bằng hoạt động của hệ thống băng tải. Tương tự, giai đoạn

đóng gói sản phẩm cũng do máy tự động đảm nhiệm, chỉ cần một số công nhân đứng bên cạnh giám sát. Như vậy là, sự thay thế lao động giản đơn phụ

thuộc vào khả năng mô phỏng lao động ấy của máy móc. Sự thay thế này mang lại cho người sản xuất nhiều lợi ích: giá trị cá biệt của từng hàng hóa giảm xuống; tiết kiệm được tiền công trả cho lao động; rút ngắn được thời gian sản xuất; đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng; có thể sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn mà giá trị sử dụng vẫn đảm bảo…

Mặt khác, sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo đã tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng, kiến thức vượt trội so với trước, nhờ đó, số lượng lao

động phức tạp trong xã hội và tính phức tạp của lao động ấy tăng lên. Số

lượng lao động phức tạp đứng bên cạnh để giám sát và điều tiết quá trình sản xuất tăng lên.

Th ba, trong s kết tinh giá tr hàng hóa, lao động sng gim xung,

lao động quá kh tăng lên.

Khi áp dụng máy móc hiện đại và thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất thì trong cùng khoảng thời gian, lao động sống có thể vận dụng nhiều hơn lao động vật hóa (trong tư liệu sản xuất) so với trước kia. Do đó, để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, lao động sống giảm xuống, trong khi lao động quá khứ tham gia sản xuất tăng lên. Như vậy, cơ cấu giá trị trong hàng hóa thay đổi theo hướng: bộ phận giá trị kết tinh từ lao động sống giảm xuống, bộ

phận giá trị do lao động quá khứ kết tinh tăng lên.

C.Mác đã phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động sống – lao động quá khứ

trong khi phân tích sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản ở thế kỷ XIX. Theo đó, trong tổng tư bản ứng trước, phần tư bản thuê sức lao động sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ so với tư bản mua tư liệu lao động. Cuối thế kỷ XX,

đầu thế kỷ XXI, xu hướng này ngày càng rõ hơn nhờ sự phát triển của các phương thức truyền tin, mạng internet, hệ thống máy vi tính… cho phép

người lao động có thể điều khiển tư liệu lao động trên quy mô lớn trong khi vẫn đảm bảo tính chính xác, tính chi tiết cho sựđiều khiển ấy.

Th tư, xu hướng toàn cu hóa kinh tế đã chuyn hóa giá tr thành

giá tr xã hi quc tế ca hàng hóa

Khi hàng hóa được trao đổi trên thị trường thế giới, giá trị hàng hóa là giá trị xã hội quốc tế, thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ không phải do thị

trường nội địa quyết định mà do cả thị trường thế giới quy định. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế mạnh mẽ bao nhiêu thì giá trị hàng hóa càng có tính chất quốc tế bấy nhiêu, vì, các nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất là sức lao

động và tư liệu sản xuất sẽ được khai thác trên toàn cầu.

Giá trị xã hội quốc tế biểu hiện ra ngoài thành giá cả thị trường thế giới. Vì thị trường thế giới rộng lớn và nhiều biến động nên giá cả thị trường thế

giới cũng biến động nhiều, đặc biệt là những hàng hóa quan trọng với thế giới như dầu mỏ, vàng, sắt, thép, gạo… Mặc dù giá trị xã hội quốc tế là yếu tố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính điều tiết giá cả trên thị trường quốc tế, nhưng các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội khác cũng ảnh hưởng rất mạnh đến mức giá cả này: Tình hình phát triển kinh tế của các nước phát triển nhất, tình hình chính trị - xã hội của các khu vực nhiều tài nguyên thiên nhiên, tình hình dịch bệnh, thiên tai trên toàn cầu, quan hệ giữa các quốc gia, chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia…, giữ vai trò quan trọng đảm bảo giá cả trên thị trường thế giới biến động xoay quanh giá trị xã hội quốc tế.

Những người sản xuất tiên tiến trên thị trường thế giới thường bán hàng hóa tại mức giá thấp hơn giá hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, nhưng vẫn bán cao hơn giá trị cá biệt của hàng hóa của họ [5, tr.361]. Những người sản xuất khác bị thúc đẩy phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa xuống thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội quốc tế thì hàng hóa mới có thể được tiêu thụ trên quy mô thị trường lớn và với khối lượng lớn.

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa của C. Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (Trang 38 - 41)