Nâng cao hiệu lực điều tiết của nhà nước để thúc đẩy cạnh tranh

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa của C. Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (Trang 87 - 88)

3. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM

3.1.3Nâng cao hiệu lực điều tiết của nhà nước để thúc đẩy cạnh tranh

hàng hóa lành mnh

Một là, hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế, đối xử công bằng với các chủ thể kinh tế nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Trong đó, nhà nước cần đặc biệt chú trọng thực thi nghiêm Luật Cạnh tranh (thi hành từ năm 2005).

Hai là, hoàn thiện môi trường kinh tế (xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa…) để tạo điều kiện thúc đẩy và duy trì tính cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế. Nhà nước phải tích cực tham gia vào việc phát triển con người, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống tư liệu sản xuất, khai thác hiệu quả tài nguyên thông qua các chính sách giáo dục, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa…

Ba là, giảm tối đa các can thiệp phi thị trường của nhà nước. Vai trò của nhà nước chỉ nên điều tiết thị trường sao cho vừa nương theo quy luật thị

trường, vừa tạo môi trường thúc đẩy sự cạnh tranh hàng hóa, tức là theo phương châm “thị trường ở mọi lúc mọi nơi, nhà nước ở những lúc, những nơi cần thiết”.

Trong những năm đã qua, sự điều tiết thị trường của nhà nước không tạo ra sự cạnh tranh công bằng, mà ngược lại, tình trạng độc quyền diễn ra khá phổ biến trong thị trường điện, thị trường viễn thông, thị trường dịch vụ

ngân hàng… làm cho hai thuộc tính của các hàng hóa này vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, nhà nước cần nhanh chóng đổi mới cách thức và phạm vi

điều tiết thị trường để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Về cách thức,

Nhà nước cần chuyển từ điều tiết trực tiếp, can thiệp sâu vào hoạt động vi mô của các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước) bằng mệnh lệnh hành chính, sang điều hành gián tiếp, ở tầm vĩ mô bằng các biện pháp kinh tế

(gồm các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế) là chủ yếu

động định hướng phát triển kinh tế vĩ mô (xây dựng chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế, xây dựng các quy hoạch phát triển…); các hoạt động phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và hàng hóa có tính chất công cộng (giáo dục, y tế,hoạt động văn hóa); Các hoạt động tạo lập khuôn khổ thể chế điều hành thị

trường (khuôn khổ thể chế hỗ trợ thị trường và bảo hộ quyền sở hữu, khuôn khổ thể chế đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, khuôn khổ thể chế tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh, thúc đẩy khoa học công nghệ…) [37, tr.217].

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa của C. Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (Trang 87 - 88)