2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa của C. Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (Trang 68 - 82)

Xuất khẩu hàng dệt may

Việt Nam (triệu USD) 49,3 952 2484 2720 2881 3396 4558 5425 Xuất khẩu hàng dệt may

Ấn Độ (triệu USD) 2633 2993 3212 3633 4616 5314 5104 5078 Thị phần tương đối của

Việt Nam / Ấn Độ (%) 1,87 31,81 77,35 74,77 64,22 67,53 89,42 106,8

Nguồn: Nguyễn Thị Tú (2009), Sức cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, Luận án TS Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr77

Có thể nhận thấy sự tăng lên của thị phần hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ khi xem xét sự thay đổi của tỷ số giữa thị phần dệt may Việt Nam và thị phần dệt may của nước khác, hay thị phần tương đối.

Bảng 2.4 cho thấy, trên thị trường Mỹ, thị phần dệt may Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng qua từng năm so với dệt may Ấn Độ. Nếu như năm 2001, dệt may Việt Nam chỉ bằng 1,87% thị phần dệt may Ấn Độ, thì đến 2003, con số này tăng khoảng trên 40 lần đạt 77,35%; Đến 2008, thị phần dệt may Việt Nam đã vượt và bằng 106,8% thị phần của Ấn Độ, như vậy thị phần Việt Nam đã mở rộng khoảng 57 lần trong 8 năm từ năm 2001.

2.2.2 Cnh tranh v giá tr - giá c ca hàng hóa Vit Nam

2.2.2.1Điểm mạnh trong cạnh tranh về giá trị - giá cả của hàng hóa Việt Nam

Những hàng hóa Việt Nam thậm lao động và tài nguyên (nông sản, dệt may, chế biến thủy hải sản…) có giá cả tương đối thấp hơn so với hàng hóa tương tự của các quốc gia khác.

Bảng 2.5: Giá gạo (FOB) ở một số nước ASEAN

Đơn vị: USD/Tấn Nước Phẩm cấp 2007 2008 Campuchia Gạo 5% tấm 523 668 Mi-an-ma Gạo 25% tấm 260 315 Thái Lan Gạo Hommali 562 902 Gạo 5% tấm 328 688 Việt Nam Gạo 5% tấm 310 601

Nguồn: ASEAN Agricultural Commodity Outlook [65]

Bảng trên cho thấy, giá cả gạo Việt Nam thường thấp tương đối so với các đối thủ cạnh tranh chính tại nhiều phân khúc thị trường [86]. Trong đó, gạo chất lượng cao của Việt Nam luôn có giá thấp hơn gạo chất lượng cao của

Thái Lan trong năm 2007, 2008. Tại thời điểm tháng 8/2009, giá gạo Việt Nam loại 5% tấm đã giảm xuống 392,94USD/tấn, loại 25% tấm giảm còn 340,39USD/tấn, nhưng gạo Thái Lan 5% tấm vẫn giữ mức 524,56USD/tấn, loại 25% tấm có giá 423,06USD/tấn [24, tr.37]. Giá cả lúa, gạo thấp phần lớn là do chi phí sản xuất lúa gạo Việt Nam rất thấp, thậm chí, chi phí sản xuất tại

đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp nhất thế giới.

Lợi thế về giá trị - giá cả của các loại hàng hóa trên chủ yếu xuất phát từ

lợi thế về sức lao động và tài nguyên nội địa có giá cả thấp.

Bảng 2.6: Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Thái Lan.

Đơn vị: USD/tấn

Năm Đồng bằng sông

Cửu Long Thái Lan

So sánh % Việt Nam/ Thái Lan 1997 8,97 9,37 95,6 1998 8,20 7,86 104,2 1999 7,01 8,62 81,4 2000 7,79 8,08 96,5 2001 6,53 7,36 86,3

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội nhập AFTA, Quỹ nghiên cứu IAE-MISPA

Bảng trên cho thấy, trong ngành gạo, chi phí sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long luôn thấp hơn Thái Lan khoảng 5 - 20%. Nguyên nhân là, chi phí lao động Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan, trong khi năng suất lao động của Việt Nam cao hơn 1,5 lần so với Thái Lan [51, tr.98]. Xét theo chỉ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC) của gạo Việt Nam xuất khẩu giai

đoạn 1995 -2000 là 0,49, của đồng bằng sông Cửu Long là 0,5, còn của Thái Lan là 0,9. Tức là, để tạo ra 100USD lúa hàng hóa, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chỉ cần 50USD, trong khi đó ở Thái Lan là 90USD [30].

Trong lĩnh vực dệt may, tiền thuê nhân công Việt Nam thấp hơn tiền công tại các nước phát triển và đang phát triển. Ví dụ, giá thuê sức lao động Việt Nam thấp hơn khoảng 20%-30% so với lao động Thái Lan [74]. Tuy nhiên, do sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nên giá cả

hàng dệt may Việt Nam vẫn tương đối cao so với hàng hóa Trung Quốc, Ấn

Độ [89].

Như vây, nhờ tận dụng lao động và điều kiện tự nhiên thuận lợi vào sản xuất, giá cả hàng hóa Việt Nam thấp hơn so với hàng hóa từ các nước khác có trình độ sản xuất tương tự. Đó là là điều kiện tốt để hàng hóa Việt Nam cạnh tranh với nhiều đối thủ khác.

2.2.2.2Điểm yếu trong cạnh tranh về giá trị - giá cả của hàng hóa Việt Nam

Khả năng hạ thấp giá trị còn hạn chế do năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam chưa tăng nhanh. Chẳng hạn, trong ngành dệt may, năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may chỉ ở mức trung bình so với nhà sản xuất từ nhiều quốc gia khác.

Bảng 2.7: Năng suất của một số thiết bị dệt may sử dụng tại Việt Nam

Ngành Việt Nam

Cao nhất thế giới Trung bình Cao nhất

Kéo sợi (cọc/người) 90 246 300

Dệt thoi (máy/người) 10 – 12 32 50

May sơ-mi

(sản phẩm/người/8h) 12,2 19,5 30

Quần Kaki

(sản phẩm/người/8h) 10,2 13,5 20

Nguồn: Luận án TS Kinh tế “Sức cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ”, Nguyễn Thị Tú, 2009, tr113.

Bảng số liệu cho thấy, năng suất kéo sợi của doanh nghiệp Việt Nam trung bình chỉ bằng 30% so với những nhà sản xuất tiên tiến của thế giới. Doanh nghiệp dệt thoi cũng chỉ có năng lực sản xuất tương đương 20% năng lực dệt thoi của mức cao nhất thế giới. Trong ngành may, năng suất lao động tốt nhất của Việt Nam (19,5 sản phẩm/người/8h) cũng chỉ bằng hơn 60% năng suất lao động cao nhất của thế giới. So sánh với các đối thủ cạnh tranh, năng suất lao động bình quân ở ngành may mặc Việt Nam chỉ bằng 80% của Trung Quốc, và 60% so với mức trung bình của các doanh nghiệp tại Hồng Kông, Malaysia. Như vậy, năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam còn cách mức đỉnh cao năng suất lao động một khoảng cách rất xa.

Năng suất lao động chưa cao, một mặt, là do trình độ khoa học công nghệ còn thấp. Theo số liệu thống kê, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới khoảng 2-3 thế

hệ, có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu là công nghệ của những năm 1980, 75% thiết bị đã hết khấu hao. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ chiếm 10%, mức độ trung bình là 38%, mức độ lạc hậu là 52%. Trong khi đó, sự đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ chiếm 0,2-0,3% doanh thu, so với mức 5% của Ấn Độ hay 10% của Hàn Quốc. Do vậy, theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đổi mới công nghệ là một trong những năng lực yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam [57, tr.14]. Chẳng hạn, công nghệ dệt may Việt Nam còn lạc hậu, mức độ đổi mới công nghệ chậm, các thiết bị hiện đại của các nước có công nghệ nguồn như Đức, Thụy Sỹ, Italia, Pháp... mới chiếm khoảng 30% tổng số thiết bị ngành dệt may Việt Nam [49, tr.103]. Nhiều chuyên gia đánh giá, trình độ công nghệ ngành dệt Việt Nam lạc hậu khoảng 10-15 năm so với các nước tiên tiến, trong khi đó, trình độ tự động hóa chỉđạt

12/2004, 46% thiết bị kéo sợi đã được sử dụng trên 20 năm với chất lượng xuống cấp nghiêm trọng. Năng suất lao động của dệt vải chỉ bằng khoảng 30% năng suất lao động của Trung Quốc [49, tr.104]. Các doanh nghiệp dệt thoi trong Vitas vẫn đang sử dụng 62% máy dệt thoi cũ. Trong lĩnh vực dệt kim, tập đoàn dệt may Vinatex chỉ có 5% thiết bị hiện đại sản xuất sau năm 2000.

Mặt khác, trong quá trình tạo ra giá trị, lao động giản đơn vẫn phổ biến làm cho giá trị hàng hóa khó giảm nhanh. Chẳng hạn, lực lượng lao động có trình độ cao trong ngành dệt may còn hạn chế, chỉ 7,12% trong ngành dệt, 4,01% trong ngành may. Điều này ngăn cản việc sử dụng hệ thống tư liệu sản xuất hiện đại. Những dạng lao động quan trọng nhất trong ngành dệt may là lao động sản xuất, lao động quản lý và lao động kỹ thuật đều chưa đáp ứng

đòi hỏi về chất lượng lao động trong quá trình sản xuất.

Khả năng hạ thấp giá trị hàng hóa còn bị hạn chế bởi hiệu quả quản lý sản xuất và lưu thông hàng hóa của nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất thấp.

Quy trình quản lý ISO đã phổ biến trên thế giới từ rất lâu nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức tới việc áp dụng quy trình này. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO đối với sức cạnh tranh hàng hóa, lo ngại phải chi phí lớn nếu chuyển đổi cách thức quản lý sản xuất. Một số doanh nghiệp đã áp dụng mô hình quản lý ISO lại thực hiện một cách nửa vời, không triệt để, làm cho hiệu quả của sự đổi mới phương thức quản lý không cao. Những nghiên cứu dưới góc độ quản trị kinh doanh cho thấy, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam quản lý sản xuất dựa theo kinh nghiệm, dựa trên cảm tính mà ít học hỏi và vận dụng nghiêm túc tri thức quản lý, nên không tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên.

Có thể nói, những hạn chế trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, sử

làm cho năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp Việt Nam không tăng nhanh, và do vậy, không giảm nhanh giá trị hàng hóa. Trong chừng mực nào

đó, điều này làm việc sản xuất hàng hóa Việt Nam mất đi những lợi thế từ sức lao động rẻ và tài nguyên sẵn có.

2.2.3 Cnh tranh v giá tr s dng ca hàng hóa Vit Nam

2.2.3.1Điểm mạnh trong cạnh tranh về giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam

Điểm mạnh của hàng hóa Việt Nam là phục vụ khá tốt nhu cầu tiêu dùng, do vậy, hàng tiêu dùng Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối tốt trên thị trường trong nước và nước ngoài. Minh chứng là, trong nhiều năm, 8/10 hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng cá nhân: gạo, hàng dệt may, giày dép, hải sản, sản phẩm gỗ, cà phê, cao su, máy vi tính và linh kiện điện tử [2, tr.83]. Ngoài những hàng hóa trên, Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhiều loại hàng hóa tiêu dùng khác: chè, dây cáp điện, hạt điều, sản phẩm nhựa [91].

Giá trị sử dụng của nhiều hàng tiêu dùng Việt Nam phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đòi hỏi của khách hàng trong nước. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng sản xuất những hàng hóa có chất lượng trung bình, đáp ứng được đòi hỏi không quá khắt khe của khách hàng. Chẳng hạn,

đối với mặt hàng ẩm thực, khách hàng thường tiêu dùng thực phẩm được cung cấp bởi những người sản xuất nổi tiếng trong vùng. Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam thường mang các đặc trưng văn hóa Việt nên dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn hàng hóa nước ngoài (chẳng hạn: giày, dép, thực phẩm…). Trong khi đó, các khiếm khuyết về giá trị sử dụng như không

đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe con người, gây hại đến môi trường, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng… có thể bị bỏ qua do chính người

trình tiêu dùng. Do vậy, hàng hóa Việt Nam chiếm lĩnh và mở rộng các phân khúc thị trường bình dân. Tuy nhiên, ngay trên những thị trường đó, hàng hóa Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa Trung Quốc, các nước ASEAN khác. Tại thị trường cao cấp, chỉ một bộ phận nhỏ giá trị sử

dụng hàng hóa Việt Nam đáp ứng được những nhu cầu cao, đa dạng, độc đáo, khắt khe của khách hàng.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng hóa Việt Nam ngày càng đạt nhiều tiến bộ với sự đa dạng giá trị sử dụng, chất lượng cao hơn. Trên thị

trường trong nước, thương hiệu hàng hóa Việt Nam từng bước được khẳng

định. Kết quả bình chọn thương hiệu mạnh Việt Nam hàng năm cho thấy chỉ

doanh nghiệp nào sản xuất hiệu quả, chủ động cải tiến giá trị sử dụng của hàng hóa, hạ giá cả, có chiến lược hợp lý để phát triển thương hiệu thì mới tạo dựng được dấu ấn, sự nhận biết về giá trị sử dụng trong tâm trí khách hàng. Số lượng thương hiệu Việt tăng lên nhanh chóng trong danh sách Thương hiệu mạnh Việt Nam. Trong 100 thương hiệu mạnh được bình chọn hàng năm, nhiều hàng hóa Việt Nam đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như bia Hà Nội, bia Sài Gòn, bóng đèn Điện Quang, chè Thái Nguyên, cà phê Trung Nguyên…

2.2.3.2Điểm yếu trong cạnh tranh về giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam

Những điểm yếu của giá trị sử dụng hàng hóa Việt Nam là tương đối nhiều, điều này giải thích cho sức cạnh tranh không cao của hàng hóa Việt Nam.

Một là, chưa đáp ứng xu thế cạnh tranh chung là gắn thêm dịch vụ vào giá trị sử dụng hàng hóa, một bộ phận không nhỏ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu với những giá trị sử dụng chưa hoàn chỉnh, dưới dạng thô hoặc được chế

biến đơn giản. Do vậy, những giá trị sử dụng đó không đáp ứng nhu cầu khách hàng cuối cùng mà chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của người sản xuất,

người bán lẻ trung gian. Ví dụ, sau khoảng 17 năm mở rộng xuất khẩu, đến 2009, 95% khối lượng trà Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô và chỉ 5% dưới dạng thành phẩm. Chênh lệch giữa giá bán thành phẩm và nguyên liệu là rất lớn, gấp từ năm đến mười lần. Chẳng hạn một số khách hàng tại Anh mua trà nguyên liệu của Việt Nam chỉ với giá 1,3 USD/kg, nhưng sau khi chế biến thành phẩm, họ bán với giá 9,8 USD/kg [97]. Tình hình này làm cho các doanh nghiệp chè Việt Nam thu lợi nhuận thấp và do

đó, không thểđầu tư nâng cấp quá trình sản xuất, chế biến chè hoàn chỉnh. Có thể thấy, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam rất yếu, mới cạnh tranh được

ở mức độ hàng hóa dạng thô, chưa đủ khả năng cạnh tranh ở mức độ hàng hóa hoàn chỉnh.

Hai là, mức độ đa dạng giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam so với các hàng hóa Trung Quốc, Thái Lan… còn nhiều hạn chế. Trong từng loại hàng hóa, mỗi nhóm khách hàng có đòi hỏi khác nhau về giá trị sử dụng nhưng hàng hóa Việt Nam mới đáp ứng được những nhu cầu chung nhất, chưa phải là những nhu cầu cá biệt. Chẳng hạn, hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ còn đơn điệu về kiểu cách, nghèo nàn về mẫu mốt chưa đáp ứng tốt thị

hiếu đa dạng của một xã hội tiêu dùng. Thị trường này nhập khẩu trên 800 loại hàng dệt may nhưng hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam hầu như chỉ là những sản phẩm may mặc dệt kim. Yếu tố hấp dẫn khách hàng Mỹ là sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam quá chú trọng vào khâu gia công cho đối tác nước ngoài mà ít quan tâm tới công tác thiết kế chất liệu vải mới, kiểu dệt, thiết kế kiểu dáng sản phẩm... [49, tr.97].

Đồng thời, hàng hóa Việt Nam chưa thân thiện với người tiêu dùng, có mức độ phù hợp với khách hàng chưa cao do không chú trọng việc tìm hiểu nhu cầu thị trường. Ví dụ, khi xuất khẩu sang thị trường Campuchia, nhiều

Một phần của tài liệu Lý luận hàng hóa của C. Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)