Thực hiện phân loại nợ theo cách thức mới

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 100 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3.4. Thực hiện phân loại nợ theo cách thức mới

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, chuyển dịch từ việc phân loại nợ theo Điều 6 sang theo Điều 7 của Quyết định 493. Việc điều chỉnh chính sách phân loại nợ có 3 tác dụng chính: một là, tác dụng nâng cao chất lƣợng quản trị nội bộ của bản thân SHB ; hai là đòi hỏi của các tổ chức, đối tác, nhất là các tổ chức quốc tế; và ba là yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trong đó, nhu cầutự hoàn thiện về quản lý của SHB là yếu tố xuyên suốt của sự đổi mới này.

Phân loại nợ theo Điều 6 chủ yếu dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử việc thanh toán tiền gốc, lãi của khách hàng cho khoản nợ đó theo lịch trả nợ đã thoả thuận khi vay. Mặc dù theo quy định của Điều 6, ngoài tình trạng của từng khoản nợ, các tổ chức tín dụng có thể căn cứ thêm khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại nợ. Nhƣng vì chƣa chuẩn hóa, tự động hóa việc đánh giá này nên trên thực tế SHB căn cứ chính vào tình trạng trả nợ thực tế. Xét ở khía cạnh này thì việc phân loại nợ theo Điều 6 là cho vay rồi mới phân loại nợ.

Phân loại nợ theo Điều 7 sẽ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo đó định kỳ (hàng quý) các khách hàng sẽ đƣợc đánh giá và xếp vào 1 hạng nào đó, ví dụ là AA, BB+ hay CCC. Căn cứ kết quả xếp hạng tín dụng này, ngân hàng sẽ phân loại toàn bộ dƣ nợ của khách hàng vào 1 nhóm nợ, ví dụ nếu là AA thì phân vào nhóm 1, nếu là CC thì phân vào nhóm 3.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)