Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 86 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Trên cơ sở phân loại khách hàng dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, SHB xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng theo hƣớng thiết lập mối quan hệ toàn diện, lâu dài và có nhiều ƣu đãi đối với các khách hàng có ít rủi ro, hạn chế quan hệ và không ƣu đãi đối với những khách hàng có rủi ro trung bình và dừng quan hệ, thu hồi nợ đối với các khách hàng có độ rủi ro cao.

Cần xây dựng một Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới phù hợp với thực tế hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng trong tình hình mới bằng cách đánh giá khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Trên cơ sở mức độ rủi ro tƣơng ứng với từng khách hàng, Ngân hàng cần có chính sách cụ thể áp dụng với từng nhóm khách hàng với một số đặc điểm chính nhƣ sau:

Bảng 3.1: Chính sách khách hàng doanh nghiệp

Hạng Đặc điểm Chính sách áp dụng

AA -Tình hình tài chính lành mạnh

- Kinh doanh có hiệu quả, ổn định

- Năng lực quản trị tốt

-Triển vọng phát triển lâu dài, bền vững

-Ít bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi từ môi trƣờng kinh doanh

-Khả năng trả nợ trong ngắn hạn, trung dài hạn tốt

-Có uy tín trong quan hệ với ngân hàng

-Sản phẩm: cung cấp đầy đủ sản phẩm tín dụng và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng

-Tài sản bảo đảm: đƣợc vay vốn tín chấp

-Lãi suất, phí: đƣợc ƣu đãi nhất

-Chăm sóc khách hàng: thƣờng xuyên và ƣu tiên

A - Tình hình tài chính ổn định

-Kinh doanh có hiệu quả

- Năng lực quản trị tƣơng đối tốt

-Sản phẩm: cung cấp đầy đủ sản phẩm tín dụng, thận trọng trong cho vay trung và dài hạn

bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh

-Khả năng trả nợ trong ngắn hạn tốt, khả năng trả nợ trung dài hạn tƣơng đối tốt

- Có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng

có thể cho tín chấp một phần trong ngắn hạn đối với một số trƣờng hợp, sản phẩm

-Lãi suất, phí: ƣu đãi

- Chăm sóc khách hàng: thƣờng xuyên BB -Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn,

nhƣng có một số hạn chế, có thể xấu đi nếu môi trƣờng kinh doanh chuyển biến bất lợi

-Hiệu quả kinh doanh ở mức trung bình

-Năng lực quản trị có một số hạn chế

-Có khả năng trả nợ trong ngắn hạn tốt

- Sản phẩm: cung cấp đầy đủ sản phẩm tín dụng ngắn hạn, đánh giá kỹ và hạn chế cho vay trung dài hạn

- TSBĐ: các khoản vay phải có tài sản bảo đảm đầy đủ theo đúng quy định

- Lãi suất, phí: không ƣu đãi

- Chăm sóc khách hàng: bình thƣờng, chú trọng kiểm tra mục đích sử dụng vốn

B - Tình hình tài chính trung bình, có một nguy cơ tiểm ẩn

- Hiệu quả kinh doanh tƣơng đối thấp dễ bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng kinh doanh

- Khả năng trả nợ ít đƣợc đảm bảo, có thể gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ

- Sản phẩm: hạn chế cho vay, giảm dần dƣ nợ, chỉ cho vay ngắn hạn, đánh giá kỹ chu kỳ kinh doanh và dòng tiền

-TSBĐ: tất cả các khoản vay phải có tài sản bảo đảm đầy đủ theo đúng quy định, tìm cách bổ sung đầy đủ tài sản bảo đảm

- Lãi suất, phí: không ƣu đãi

-Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên, chặt chẽ mục đích sử dụng vốn, dòng tiền để thu nợ kịp thời

CC - Tình hình tài chính yếu, đang vật lộn để duy trì hoạt động

- Hiệu quả kinh doanh thấp, nhiều biến động, có thể có năm lỗ

- Năng lực quản trị kém

-Khả năng trả nợ không đƣợc đảm bảo, đã phát sinh nợ quá hạn hoặc gia hạn nợ nhiều lần, có khả năng không trả đƣợc nợ

-Không cho vay trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, số dƣ tiền gửi

-Tìm cách bổ sung tài sản bảo đảm

-Có thể khởi kiện để thu hồi nợ nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ

C -Tình hình tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn

- Hiệu quả kinh doanh thấp, có thua lỗ

- Năng lực quản trị kém

-Khả năng trả nợ không đảm bảo, có khả năng mất vốn

-Không cấp tín dụng mới

-Khởi kiện thu hồi nợ theo quy định

Bảng 3.2: Chính sách khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh

Hạng Đặc điểm Chính sách áp dụng

AA - Tình hình tài chính cá nhân tốt, thu nhập cao, ổn định

-Nhân thân, địa vị xã hội tốt. Có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, điều hành

-Có uy tín trong quan hệ với ngân hàng

-Khả năng trả nợ rất tốt

-Sản phẩm: cung cấp đầy đủ sản phẩm tín dụng và đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng

-Lãi suất, phí: Ƣu đãi

-TSBĐ: Theo quy định A - Tình hình tài chính cá nhân, thu nhập tốt

-Nhân thân, địa vị xã hội tốt. Có kinh nghiệm trong kinh doanh, điều hành

-Có uy tín trong quan hệ với ngân hàng

- Khả năng trả nợ tốt

-Sản phẩm: cung cấp đầy đủ sản phẩm tín dụng

- Lãi suất, phí: Ƣu đãi

- TSBĐ: Theo quy định BB -Tình hình tài chính cá nhân, thu nhập khá

-Nhân thân, địa vị xã hội rõ ràng. Kinh nghiệm trong kinh doanh, điều hành ít

- Tƣơng đối có uy tín trong quan hệ với ngân hàng

- Khả năng trả nợ trong ngắn hạn đảm bảo

- Sản phẩm: hạn chế sản phẩm tín dụng dài hạn, số tiền phù hợp với thu nhập của khách hàng

-TSBĐ: theo quy định

- Lãi suất, phí: không ƣu đãi B - Tình hình tài chính cá nhân, thu nhập

trung bình

- Nhân thân, địa vị xã hội rõ ràng

- Có khả năng trả trễ hạn một số lần

- Có khả năng trả nợ nhƣng dễ bị ảnh hƣởng bởi các biến động

- Sản phẩm: hạn chế sản phẩm tín dụng trung dài hạn, số tiền cho vay ít, phù hợp với thu nhập

- TSBĐ: theo quy định

- Lãi suất, phí: không ƣu đãi C - Tình hình tài chính cá nhân, thu nhập

thấp

- Trả trễ hạn một số lần

-Khả năng trả nợ kém, nếu có biến động xấu sẽ không có khả năng trả nợ

-Sản phẩm: không cho vay, giảm dần dƣ nợ, trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, số dƣ tiền gửi

-TSBĐ: tìm cách bổ sung tài sản bảo đảm nếu có thể

(Nguồn: tác giả tổng hợp và đề xuất)

Việc đƣa ra chính sách tín dụng hợp lý đối với từng đối tƣợng khách hàng nhằm hƣớng tới khách hàng ít rủi ro: Trên cơ sở phân tích, đánh giá các doanh nghiệp thông qua xếp hạng tín dụng mới giúp SHB có thể hạn chế đƣợc rủi ro

khách hàng tốt; hạn chế, loại trừ các khách hàng yếu kém,...

Ngân hàng thực hiện xếp hạng khách hàng vay, đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng có diễn biến bình thƣờng hay không, đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ đƣa ra các chính sách tín dụng hợp lý để đảm bảo thu hồi đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn, bao gồm xác lập các điều kiện quản lý rủi ro trƣớc khi cho vay (điều kiện về lãi suất, tài sản bảo đảm, vốn tự có tham gia dự án), xác lập các điều kiện quản lý sau khi cho vay (phƣơng thức cho vay, tần suất kiểm tra doanh nghiệp, các yêu cầu về báo cáo bổ sung).

Hệ thống xếp hạng tín dụng tốt hơn giúp cho việc quản lý chất lƣợng tín dụng đƣợc tăng cƣờng. Xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm mục đích sử dụng cho phân tích tín dụng, bao gồm báo cáo về cơ cấu rủi ro theo danh mục cho vay, trích lập dự phòng rủi ro khi cho vay, phân bổ danh mục cho vay. Việc xây dựng thành công hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng. Nó không chỉ giúp ngân hàng phân loại nợ trung thực hơn mà còn là công cụ tƣ vấn, giúp ban lãnh đạo có định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, hƣớng nhiều hơn về khách hàng. Đồng thời thông qua hệ thống xếp hạng này giúp ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493, quá trình này sẽ phản ánh chính xác thực trạng nợ xấu, để có giải pháp quyết liệt, thích hợp, nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách kinh doanh tín dụng theo hƣớng an toàn và hiệu quả thay vì tự đánh lừa mình, dẫn đến mất khả năng kiểm soát khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)