Đối với các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 104 - 109)

- Phục hồi lòng tin vào hệ thống ngân hàng

Hoạt động ngân hàng vận hành trơn tru được chủ yếu là nhờ dựa trên chữ tín. Vì thế, trước việc người dân và các doanh nghiệp đang thiếu niềm tin vào hệ thống ngân hàng, bước đầu tiên là khôi phục lại niềm tin của họ. Đây có lẽ là giải pháp quan trọng nhất và khó nhất. Để có được lòng tin tốt hơn của công chúng vào hệ thống ngân hàng, cần phải minh bạch hóa thông tin và thể hiện một kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ và quyết liệt.

- Thực hiện tái cấu trúc sở hữu vốn; công nghệ; nguồn nhân lực của từng ngân hàng phải được thực hiện ở bước tiếp theo.

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện quá trình tái cấu trúc sở hữu vốn đi liền với tăng vốn tự có trong mỗi ngân hàng một cách hợp lý hơn. Các NHTM Việt Nam hoạt động theo mô hình đa sở hữu tuy chưa dài, nhưng đủ khảng định những lợi thế của nó, mà nếu là hình thức đơn sở hữu sẽ khó có được - Đó là tính năng động trong kinh doanh, tính hiệu quả trong hoạt động, đó là sự gắn kết tránh nhiệm của người lao động với hoạt động của ngân hàng. Vì thế, một mặt tiếp tục cấp đủ vốn tự có thối thiểu và thực hiện cổ phần hóa 2 NHTM nhà nước còn lại, giảm tỷ lệ vốn nhà nước trong các NHTM nhà nước đã cổ phần hóa. Mặt khác, về mặt chính sách rất cần cân nhắc, nâng tỷ lệ tham gia của cổ đông chiến lược trong từng ngân hàng tối đa lên 25% (đối với các ngân hàng có qui mô

99

vốn lớn) và 30% (đối với các ngân hàng có qui mô vốn nhỏ) để đóng góp của các cổ đông chiến lược vào từng ngân hàng hiệu quả hơn.

Hai là: Công nghệ ngân hàng là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Công nghệ không chỉ giúp ngân hàng phát triển các sản phẩm/ dịch vụ hiện đại, gia tăng tiện ích cho khách hàng, mà còn giúp nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ ngân hàng, đầu tư cho công nghệ thông tin của ngân hàng chỉ vài ba năm đã trở nên lạc hậu. Khi công nghệ đã cản trở sự phát triển, rất cần tái cấu trúc, thay thế, đầu tư mới với những phương án cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động là rất quan trọng. Nhưng để tái cấu trúc được nền tảng công nghệ ngân hàng, đòi hỏi phải có vốn, đây là một khó khăn đối với một số ngân hàng Việt Nam. Vì thế, thông qua cơ chế vay lại từ nguồn ODA của Chính phủ, giúp các NHTM có vốn để đổi mới công nghệ ngân hàng. Cùng với nó là chuẩn hóa quy trình và quản lý nghiệp vụ theo hướng tự động hóa, tăng tính tiện ích khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

(Nguồn: “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần đặt trọng tâm vào tính hiệu quả và sự phát triển bền vững”, Nguyễn Thị Mùi- Trường Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực, Vietinbank).

Ba là: Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro trong ngân hàng.

Do có sự mất cân đối trong quá trình huy động và sử dụng vốn, do tính không ổn định của nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, nên tình trạng dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn với tỷ lệ lớn, hoặc vay mượn quá mức trên thị trường liên ngân hàng dễ dẫn đến rủi ro kỳ hạn và rủi ro thanh khoản. Khắc phục tình trạng này, mỗi ngân hàng cần có giải pháp đồng bộ và đủ mạnh để cấu trúc lại tài sản nợ - tài sản có. NHNN yêu cầu các NHTM phải rà soát lại chất lượng tín dụng và việc

100

đánh giá chất lượng tín dụng không chỉ quan tâm đến dư nợ cho vay khách hàng, mà còn phải quan tâm đến dư nợ đầu tư tài chính, uỷ thác đầu tư thông qua hoạt động của các quĩ đầu tư để xác định chuẩn xác chất lượng tài sản có của ngân hàng.

Xây dựng chiến lựợc quản lý rủi ro, trong đó phải xác định rõ rủi ro mức độ chấp nhận rủi ro nói chung (hay còn gọi là khẩu vị rủi ro) và mức sinh lời kỳ vọng chấp nhận tương ứng. Trên cơ sở chiến lược rủi ro này cần tạo ra một khuôn khổ kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng các hoạt động kinh doanh.

Mặt khác, cần minh bạch thông tin về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách mạnh mẽ để tăng niềm tin của người dân, của các khách hàng vào hoạt động của ngân hàng. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững.

Bốn là: Động lực để phát triển hiệu quả và bền vững ngân hàng là nguồn nhân lực ngân hàng. Hiện nay, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số vị trí đang diễn ra ở hầu hết các ngân hàng. Vì vậy, vấn đề cơ cấu lại nguồn nhân lực đi đôi với tuyển dụng mới, đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo các kỹ năng quản lý, điều hành ngân hàng một cách thường xuyên, cùng với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, người lao động là rất cần thiết trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống./.

101

KẾT LUẬN

Tái cơ cấu NHTM là công việc thường xuyên ở các nước để cải thiện hệ thống, tăng năng lực cạnh tranh, làm cho hệ thống thích ứng tốt nhất với sự thay đổi và các nhu cầu của nền kinh tế. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề đang còn tồn tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề: công tác quản trị yếu kém, chất lượng tài sản xấu, thanh khoản khó khăn và quy mô vốn nhỏ bé. Chính vì vậy, vấn đề này đang được coi là cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Để quá trình tái cấu trúc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn trước hết cần phải đánh giá đúng thực trạng để có các bước đi phù hợp.

NHNN cũng thể hiện mong muốn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua nhiều chính sách quan trọng trong năm 2011 để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là hoạt động nhạy cảm, phải làm sao để các ngân hàng vẫn hoạt động ổn định, góp phần ổn định, hỗ trợ việc phát triển kinh tế trong thời gian tới. Do đó, NHNN cần có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể, đồng thời cần có biện pháp giám sát thực hiện các mục tiêu một cách chặt chẽ, bởi tái cấu trúc ngân hàng là một bài toán khó khi vừa phải đảm bảo hệ thống ngân hàng lành mạnh nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dịch vụ đáp ứng cho người dân.

Thách thức cho các ngân hàng về các vấn đề như xử lý nợ xấu, tìm kiếm đối tác sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính, khó khăn đến từ chính sách tiền tệ chặt chẽ và quy mô tăng trưởng tín dụng hạn hẹp. Tuy nhiên, trong những khó khăn, vẫn còn rất nhiều cơ hội dành cho những ngân hàng có tiềm lực tài chính và nhận thức rõ được vị thế của mình trong hệ thống tài chính ngân hàng cũng trong như nền kinh tế./.

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Quách Mạnh Hào” (15/12/2011), “Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Công ty Chứng khoán Thăng Long.

2. Phạm Bảo Khánh, “ Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Trung Quốc- vai trò của quản trị công ty”, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

3. Nguyễn Phi Lân, “Kinh nghiệm các nước trong khu vực và Đông Âu về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 4. Lê Hoàng Nga, “Một vài hướng đi trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới”, Trung tâm NCKH & Đào tạo Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

5. Nguyễn Thị Mùi , “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần đặt trọng tâm vào tính hiệu quả và sự phát triển bền vững”, Trường Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực, Vietinbank.

6. Đặng Hoàng Thanh Nga, “Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của một số quốc gia và hàm ý đối với Việt Nam”, Viện Kinh tế- Học viện Chính trị, Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

7. Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt nam theo hướng nào”, Working Paper, StoxPlus.

8. Nguyễn Thị Kim Thanh (tháng 6/2011), “ Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng thông qua các giải pháp công nghệ thông tin”, Tạp chí ngân hàng số 11.

9. Trần Thị Thanh Tú (2012), “Các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng của Hàn Quốc- so sánh với Trung Quốc và Hàm ý chính sách cho Việt Nam. 10. Nguyễn Hồng Sơn (2011), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý về tư duy cho Việt Nam”, Hội thảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

103

quốc tế: “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”

Tiếng Anh:

8. International Monetary Fund (April 12, 2011), “Staff Report for the 2011 Article IV Consultation for Vietnam”.

9. International Monetary Fund and World bank (2005), Financial Sector Assessment Program.

10. Vietnam Banking Finance News (December 29, 2010), “Vietnam central bank proposes tasks for banking sector in 2011”.

Website: 11. http://www.sbv.gov.vn 12.http://www.banklawyersblog.com/3_bank_lawyers/2010/02/banks- average-roe-expected-to-plummet-no-fake-its-simple-financial- math.html 13. http://www.housingwire.com/2010/02/17/doomsday-regulation- scenario-laid- out?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=doomsday- regulation-scenario-laid-out 14. http://www.tinmoi.vn/nam-2012-tai-cau-truc-nen-kinh-te-phai-dat- len-hang-dau-12682118.html 15. http://www.vbsp.org.vn/viewarticle.php?artid=10241

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 104 - 109)