Thực trạng hệ thống ngân hàng Trung Quốc trước cải cách (trước

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 35 - 40)

(trước 1997)

Trước khi tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất tập trung và phân khúc rất rõ ràng giữa các nhóm ngân hàng có chế độ sở hữu khác nhau: 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 3 ngân hàng chính sách đóng vai trò chủ đạo. Năm 1997, bảy ngân hàng này chiếm 2/3 tổng tiền gửi và 3/4 tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng (Bảng 2.1). Mặc dù có ngân hàng chính sách để quản lý và thực hiện các khoản vay theo chính sách, một phần đáng kể khoản vay chính sách (cho các doanh nghiệp nhà nước vay) vẫn là từ ngân hàng thương mại nhà nước. Các tổ chức tài chính khác kể cả Hợp tác xã tín dụng nông thôn chiếm 13% tổng số tiền gửi và 10% tổng dư nợ, ngân hàng thương mại quốc gia và khu vực chiếm 10% tổng số tiền gửi và 5% tổng dư nợ .

Bảng 2.1: Tiền gửi và cho vay của các tổ chức tài chính Trung Quốc năm 1997

Ngân hàng Tiền gửi

(%)

Tiền vay (%)

Ngân hàng Trung Ương

30

1. Ngân hàng Đầu tư và thương mại Trung Quốc 28 26

2. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc 14 13

3. Ngân hàng Trung Quốc 7 7

4. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc 16 15

Các ngân hàng Chính sách 0 16

1. Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Trung Quốc 0 11

2. Ngân hàng Phát triển nhà nước Trung Quốc 0 5

3. Ngân hàng Xuất nhập khẩu 0 0

Các tổ chức tài chính khác 35 22

1. Hợp tác xã Tín dụng nông thôn 13 10

2. Ngân hàng Thương mại Quốc gia 8 4

3. Ngân hàng Thương mại Địa phương 2 1

4. Hợp tác xã Tín dụng thành phố/Ngân hàng hợp tác xã đô thị

7 5

5.Tiết kiệm bưu điện 3

6. Các công ty đầu tư và tín thác quốc gia 1 1

Nguồn: Albert Part and Kafa Sehrt (2001)

Lợi nhuận thực tế của các ngân hàng thương mại nhà nước có thể thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận chung. Hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả chủ yếu là do việc cấp tín dụng lỏng lẻo.

31

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng thương mại nhà nước

Nguồn: Lardy (1999)

Những rủi ro trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc là do sự khác biệt với những tiêu chuẩn Basel, khả năng về vốn nhỏ hơn nhiều so với những tài liệu được công bố chính thức và giảm trong nhiều năm.

32

Biểu đồ 2.2: Vốn của Ngân hàng thương mại Nhà nước

Nguồn: Lardy (1999)

Chất lượng tín dụng rất thấp, nợ xấu cao và số liệu công bố được đánh giá là thấp hơn nhiều so với thực tế: Ước tính chính thức tỷ lệ nợ xấu của bốn ngân hàng thương mại nhà nước trong năm 1997 là 24%. Tuy nhiên, ước tính này dựa trên hệ thống phân loại nợ cũ của Trung Quốc. Các ước tính ở phương Tây thường cao hơn. Hơn nữa, nhiều khoản nợ xấu này không được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Erika Leung, et. al (2002), năm 1999, nợ xấu chiếm hơn 40% tổng dư nợ. Các ngân hàng Trung Quốc nhìn chung không có đủ dự trữ để giải quyết các khoản nợ xấu. Thủ tục xử lý nợ xấu cũng không phù hợp.

Ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hoạt động không hiệu quả hoặc mất khả năng thanh toán luôn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống ngân hàng (Dziobek, 1998). Các ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động như

33

công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế Trung Quốc. Chức năng sở hữu và điều hành không được tách biệt. Các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc không có cơ chế quản lý rủi ro và cũng không có động lực tạo ra lợi nhuận. Đây được đánh giá là nguyên nhân chính hay “lỗi” mang tính cấu trúc trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng và lợi nhuận thấp của ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc.

Nhìn chung, những vấn đề trên có thể không phải là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng xảy ra ở Trung Quốc, nhưng rõ ràng đã để lại những rủi ro và hạn chế triển vọng phát triển tại nước này. Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc ngày càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc tiêu cực. Trong khi đó, theo Lardy (1998), ngay cả những dữ liệu chính thức đã chỉ ra mức độ nợ xấu vượt quá ngưỡng 15% tổng dư nợ. Bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng mức độ sở hữu nhà nước ở các ngân hàng, hoặc sự tham gia của chính phủ trong việc cấp tín dụng là nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên:

- Nhận thức chưa đúng về mối quan hệ hàng hóa- tiền tệ, xem nhẹ quy luật giá trị và kinh tế thị trường, chỉ nhắm đến những mục tiêu cao siêu mà ít chú ý đến những kết quả trước mắt.

- Cải tạo quan hệ sản xuất mà ít chú ý đến phát triển lực lượng sản xuất.

- Quá chú trọng phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý đến công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.

34

- Chế độ quản lý tập trung, cứng nhắc, nhất là trong thành phần kinh tế quốc doanh. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

- Không kiểm soát được cơn sốt dân số, thực hiện đường lối đóng cửa hoàn toàn, kể cả với các nước xã hội chủ nghĩa. Kim ngạch buôn bán rất thấp.

Tất cả những hạn chế trên đòi hỏi phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để củng cố hệ thống ngân hàng và đưa các tổ chức tài chính yếu kém nhất thoát khỏi thị trường.

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)