Mục tiêu của giai đoạn 1

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 80 - 86)

Củng cố và xử lý những yếu kém hiện tại, nâng cao một bước tính lành mạnh, năng lực tài chính, quản trị của các NHTM .Trong giai đoạn này, tái cơ cấu NHTM cần tập trung giải quyết những yếu kém hiện tại, trước hết là xử lý tốt vấn đề thanh khoản của hệ thống và của một số TCTD; đánh giá phân loại sức khỏe của các TCTD theo từng nhóm để áp dụng những biện pháp tái cơ cấu thích hợp. Có thể tiến hành hợp nhất, sáp nhập, mua lại những ngân hàng yếu kém để tái cơ cấu vốn, cơ cấu lại nợ xấu làm trong sách bảng cân đối, qua đó mà tạo dựng những nên những ngân hàng mạnh hơn về qui mô cũng như chất lượng tài sản.

Đối với các Ngân hàng không nằm trong diện yếu kém phải sát nhập, hợp nhất, hoặc mua lại cũng thực hiện những biện pháp cơ cấu lại vốn tự có, cơ cấu nợ xấu, cơ cấu lại nguồn vốn nhằm hạn chế, tiền tới loại bỏ sở hữu chéo, giảm bớt những mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Đây là được xem như là bước khởi đầu của quá trình củng cố, nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, quản trị vốn của các NHTM.

75

Bên cạnh đó, cũng cần tiến hành đổi mới cơ chế chính sách của NHNN, trước hết là để tạo những điều kiện pháp lý cần thiết cho quá trình tái cơ cấu các NHTM, tiếp đó là tạo dựng môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động của các TCTD an toàn, hiệu quả; cải thiện môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng: Tăng cường minh bạch thông tin hoạt động ngân hàng; Sửa đổi chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho ngành ngân hàng, theo hướng tiếp cận dần chuẩn mực kế kế toán quốc tế; Thành lập công ty xếp hạng tín nhiệm; Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng; Hoàn thiện mô hình của bảo hiểm tiền gửi; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh toán; Hoàn thiện các thị trường tiền tệ; Nâng cao vai trò của các Hiệp hội...

Với một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, số lượng ngân hàng đang hoạt động hiện nay được xem là quá nhiều. Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến tháng 12-2011, Việt Nam có 5 NHTM nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 1 ngân hàng phát triển; 37 NHTM cổ phần tư nhân; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 18 công ty tài chính và 12 công ty cho thuê tài chính. Ngân hàng mọc lên như nấm và vốn điều lệ nhỏ đã dẫn đến sự yếu kém của hệ thống ngành ngân hàng.

Hiện tại, NHNN đang buộc các ngân hàng có vốn tối thiểu 5.000 tỷ và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015. Đây cũng là biện pháp mạnh để buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc, sáp nhập để trở thành những ngân hàng mạnh. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng: giải pháp tăng vốn điều lệ cơ học bằng sáp nhập các NH yếu kém chỉ làm tăng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản chứ chưa chắc đã cải thiện được mức độ an toàn sau

76

khi sáp nhập, vì vậy quá trình tái cấu trúc vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Phát biểu tại Hội nghị cuối kỳ 2011, nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ngày 6/12/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng những phương án cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém với chi phí ít nhất. Điều này cho thấy, Ngân hàng Nhà nước rất ủng hộ chủ trương mua bán, sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng, khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có một số ngân hàng tiến hành sáp nhập thành công.

Thương vụ đầu tiên là trường hợp Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) sáp nhập vào Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), chính thức ra mắt Ngân hàng Liên Việt Bưu điện (LienvietPost Bank) vào cuối tháng 7/2011. Thương vụ thứ hai là Ngân hàng Shinhan Vina sáp nhập vào Shinhan Việt Nam. Thống đốc NHNN đã có văn bản chấp thuận việc sáp nhập này hồi tháng 9/2011. Đây là 2 ngân hàng liên doanh nước ngoài có vốn điều lệ khá khiêm tốn. Sáp nhập thành công bước đầu sẽ giúp ngân hàng tăng quy mô vốn điều lệ và tiềm lực tài chính, tạo đà cho việc phát triển hoạt động sau này. Sự kiện sáp nhập của 3 ngân hàng Ficombank, SCB và Tinnghiabank mới đây là thương vụ thứ 3 nhưng là thương vụ đầu tiên nằm trong lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam do NHNN đặt ra, tiếp đó là ngân hàng Nhà Hà Nội sáp nhập vào ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), một số ngân hàng nhỏ khác đang trong lộ trình sáp nhập.... Sau sáp nhập, ngân hàng mới được thành lập sẽ có tổng tài sản ước trên 150.000 tỷ đồng với quy mô vốn điều lệ khoảng 10.600 tỷ đồng và trên 200 đơn vị chi nhánh, phòng giao dịch. Chắc

77

chắn đây sẽ chỉ là những hoạt động đầu tiên của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Quá trình tái cấu trúc không loại trừ khả năng buộc phá sản đối với các ngân hàng vừa nhỏ vừa yếu. Đó là các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, quản trị nội bộ yếu, nợ xấu cao, thanh khoản khó khăn... và đặc biệt là rủi ro đạo đức.

Muốn vậy thì cần có một lộ trình cụ thể theo từng bước:

Bước 1: Minh bạch hóa thông tin. Đây là bước đi đầu tiên hết sức quan trọng của quá trình tái cấu trúc. Các thông tin tài chính nói chung, thông tin về các khoản nợ nói riêng khá phức tạp, trong khi đó, không phải ngân hàng nào cũng minh bạch thông tin về các khoản nợ. Nếu không làm rõ được các khoản nợ, nghĩa là không làm rõ được các nguồn lực ngân hàng sử dụng còn bao nhiêu, mất bao nhiêu thì sẽ khó có hướng xử lý.

Vấn đề nợ xấu của các ngân hàng được coi là rất nhạy cảm, nhưng nhiệm vụ đầu tiên của việc tái cấu trúc là phải rà soát con số về nợ xấu. Nếu không biết được con số này, nói như TS Lê Xuân Nghĩa, chương trình tái cấu trúc sẽ trở nên vô nghĩa. Nhưng tới nay, mới chỉ có 8 NH niêm yết trên thị trường chứng khoán có công bố báo cáo tài chính, do đó, các con số nợ xấu mới được công khai (đến 30.9, Vietinbank nợ xấu chiếm 1,37% tổng dư nợ; tại Vietcombank con số này là 3,9%; tại ACB là 1,07%...). Còn đối với những NH còn lại, nợ xấu gần như là bí ẩn.

Nợ xấu và xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là vấn đề nóng trong năm 2012 khi tỷ lệ nợ xấu thực tế được cho là lớn hơn nhiều so với mức trên 3% tổng dư nợ mà NHNN công bố cuối tháng 8/2011. Theo lộ trình, từ ngày 1/4/2012, NHNN sẽ chính thức công bố đều đặn 5/12 chỉ tiêu an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng gồm CAR, ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dưnợ trong từng lĩnh vực. Theo đó, việc chính thức công khai tỷ

78

lệ nợ xấu của toàn hệ thống có thể có những ảnh hưởng nhất định đến niềm tin của người dân vào tính an toàn của hệ thống ngân hàng.

Bước 2: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sức khỏe ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó sẽ công bố 5 chỉ tiêu quan trọng của các ngân hàng thương mại theo chuẩn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Đây là các chỉ số cốt lõi trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia theo tiêu chuẩn của IMF, gồm:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

- Dư nợ của từng lĩnh vực trong tổng dư nợ - Chỉ số ROA (lợi nhuận trên tài sản)

- Chỉ số ROE (lợi nhuận trên vốn đầu tư)

Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là một bước tiến quan trọng của cơ quan này trong quá trình minh bạch hóa thông tin về hoạt động ngân hàng và được cộng đồng các tổ chức tài chính, các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-4-2012.

Bước 3: Khám sức khoẻ toàn bộ các ngân hàng. Theo các chuyên gia, việc cần làm ngay lúc này là cần xác định lại thực trạng bức tranh nợ xấu của các ngân hàng. Nếu không xử lý được vấn đề minh bạch thông tin để công bố thì đây sẽ là rào cản đối với quá tình tái cấu trúc. Việc xác định thực trạng về nợ xấu của ngân hàng có thể xác định thông qua con đường kế toán kiểm toán chính xác và nghiêm túc.

79

Bước 4: Phân loại ngân hàng theo từng nhóm để có các giải pháp phù hợp. Sau khi có kết quả “Khám sức khỏe cho Ngân hàng”, NHNN cần tiến hành đánh giá, phân loại theo từng nhóm để “Kê đơn” cho họ. Cần phải thuê tư vấn nước ngoài để đánh giá theo chuẩn mực quốc tế.

Đối với các Ngân hàng thương mại năng lực tài chính hạn chế, luôn luôn thiếu thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng chỉ đạo theo hướng thu hẹp phạm vi kinh doanh (có thể là địa giới hành chính, có thể là phạm vi kinh doanh, số lượng chi nhánh, hạn chế tốc độ tăng trưởng…). Việc sắp xếp cần dựa trên cơ sở tự nguyện theo hướng sáp nhập, hợp nhất, mua lại, thậm chí đóng cửa (loại bỏ), nhưng có định hướng rõ ràng từ cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế hiện nay, có một số ngân hàng cũng đang lên kế hoạch tìm hiểu và mua lại các ngân hàng khác. Ngân hàng Quân đội (MB) là một điển hình, họ đang tìm hiểu để xin ý kiến cổ đông về M&A, nhằm hiện thực hóa mục tiêu chiến lược lọt vào Top 3 NHTM cổ phần lớn nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015.

Trong trường hợp phải đóng cửa NHTM nào đó có thể lấy kinh phí xử lý từ nguồn bảo hiểm tiền gửi; có thể bán các khoản nợ sang các NHTM khác mạnh hơn. Tất nhiên, trong mọi trường hợp đều cần phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân gửi tiền vào các Ngân hàng này. Bên cạnh đó, vụ sáp nhập 3 ngân hàng mới đây cho thấy, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một vài NHTM lớn muốn hỗ trợ vốn với hạn mức nhất định cho một số NHTM nhỏ. NHNN cần lưu ý động thái này, để tránh một số NHTM có quy mô lớn hơn tham gia quá nhiều vào việc hỗ trợ vốn, điều này không dễ giải quyết được tận gốc vấn đề yếu kém của NH nhỏ, nhưng lại dễ làm suy yếu sức mạnh tài chính của chính các

80

NHTM lớn và sẽ gây bất ổn cho cả hệ thống trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)