Bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nga

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 61 - 70)

a. Thiết lập khung thể chế cho nền kinh tế thị trường

Tất cả các hệ thống đều cần loại kỉ luật. Các công cụ hành chính đã áp đặt kỉ luật này trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Một nền kinh tế thị trường, mặt khác, cần kỉ luật thị trường, bao gồm nhiều yếu tố:

- Thay cho các chỉ thị đến từ một nhà chức trách trung ương, các điều khoản được thỏa thuận giữa người mua và người bán, những người dàn xếp một hợp đồng. Việc thực hiện các hợp đồng phải được thực thi, bằng các công cụ pháp lí và các áp lực đạo đức.

- Cần đến kỉ luật tài chính. Những người mua phải thanh toán hóa đơn của họ, những người bán phải trả các món vay của họ, và các cá nhân và các hãng phải đóng các khoản thuế của họ.

56

- Không được phép dung thứ “ràng buộc ngân sách mềm”, nơi nhà nước cứu trợ các doanh nghiệp thua lỗ, bị rắc rối tài chính bằng các công cụ khác nhau: các khoản bao cấp, các khoản giảm thuế hay dung thứ việc không nộp thuế, các khoản tín dụng mềm, miễn giảm các khoản nợ, v.v. Tính mềm của ràng buộc ngân sách xói mòn tính hiệu quả, làm yếu phản ứng của các nhà quản lí doanh nghiệp đối với giá cả và chi phí, tạo ra cầu tùy tiện và có nhiều tác động có hại khác. Làm cứng ràng buộc ngân sách thực hiện sự lựa chọn tự nhiên. Các doanh nghiệp sinh lợi được phép sống sót trong khi các hãng không sinh lợi bị buộc phải rút khỏi thị trường.

- Thỏa mãn các đòi hỏi vừa được nhắc tới cần phải tạo ra một hạ tầng cơ sở pháp lí cho lĩnh vực kinh doanh. Cần pháp luật kinh doanh mới, bao gồm luật kế toán, luật phá sản, luật hợp đồng và nhiều luật thương mại khác tương thích với một nền kinh tế thị trường. Cũng cần đến các tòa án độc lập với chính phủ và các lực lượng chính trị, có khả năng đưa ra các quyết định có tính chuyên nghiệp, vô tư. Củng cố nền kinh tế thị trường là không thể tách rời được khỏi việc thiết lập một nhà nước pháp quyền.

Thực thi hợp đồng, kỉ luật tài chính, ràng buộc ngân sách cứng, và thiết lập nền pháp trị là các điều kiện cần cho một nền kinh tế thị trường hoạt động tốt.Các nước Đông Âu thành công nhất, như Hungary, Ba Lan và Estonia, đã tiến bộ nhiều trong thỏa mãn các điều kiện này. Nơi điều này đã không xảy ra ở mức cần thiết, như ở Nga hay Ukraine, sự tàn phá vô chính phủ đã tích lại trong nền kinh tế. Những đòi hỏi này cần phải được thỏa mãn ở Việt Nam.

Trong thiết lập các điều kiện thể chế cho một nền kinh tế thị trường, cần chú ý đặc biệt đến khu vực tài chính, đặc biệt đến các ngân

57

hàng. Các ngân hàng trong nền kinh tế tập trung, kiểu cũ đã đơn giản là các thủ quỹ của nhà nước, chuyển tiền đến nơi mà bộ máy quan liêu muốn. Tín dụng ngân hàng đã chỉ là các khoản vay trên danh nghĩa. Đã không phải chịu sự trừng phạt nào vì không hoàn trả đều đặn. Các khoản tín dụng mềm của ngân hàng đã là một trong những cách chủ yếu để làm mềm ràng buộc ngân sách. Biến đổi hệ thống ngân hàng đã xảy ra chậm ở Đông Âu. Các khoản nợ khó đòi do các ngân hàng tích tụ đã trở thành hình thức trong đó một phần lớn các tổn thất kinh doanh hiện ra.

Không nền kinh tế thị trường nào có thể hoạt động một cách lành mạnh mà không có một hệ thống tín dụng lành mạnh. Kinh nghiệm Đông Âu gợi ý rằng hệ thống ngân hàng không thể tự đổi mới mình đơn giản từ những nguồn lực của chính nó. Cần thiết để cho các ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp, được vốn hóa tốt tham gia vào khu vực tài chính, hoạt động thông qua công ti con, liên danh với một ngân hàng có sẵn, hay qua hình thức nào khác trong khuôn khổ thương mại. Phải thực hiện một quan điểm hoạt động ngân hàng thận trọng, bảo thủ, thay cho việc phân phát tiền mặt cẩu thả đã xảy ra trước đây.

b. Khu vực ngân hàng phải được làm sạch và tái cơ cấu, sao cho nó có thể hoạt động trên những nguyên tắc hoạt động ngân hàng thương mại, thận trọng: Kinh nghiệm ở Nga cho thấy rằng cải cách hệ thống ngân hàng càng bị trì hoãn lâu, thì nguy cơ của một khủng hoảng tài chính quốc gia hay suy thoái nghiêm trọng càng lớn.

c. Các nước chuyển đổi thành công đều nhận thức đúng về sự cần thiết chuyển đổi và có cách tiếp cận hợp lý về cải cách và mở cửa, đặc biệt là vai trò của Chính phủ trong các quyết sách này: mặc dù không lựa chọn liệu pháp sốc như các nước thuộc Liên Xô (cũ) và Đông

58

Âu, nhưng việc chuyển đổi thành công sang cơ chế kinh tế thị trường của các nước này cũng đặt ra câu hỏi: phải chăng Việt Nam có thể rút ngắn quá trình chuyển đổi để thực sự tạo động lực cho phát triển.

2.3. So sánh mô hình “phục hồi” và “cấp mới” qua hai trường hợp nghiên cứu và những thuận lợi, khó khăn nếu áp dụng vào Việt Nam

Qua phân tích ở trên có thể rút ra những điểm khác nhau giữa hai mô hình và nhìn nhận những khó khăn cũng như thuận lợi qua bảng sau:

59

Bảng 2.4: Bảng so sánh 02 mô hình “phục hồi” và “cấp mới”

Nga Trung Quốc

Việt Nam nếu áp dụng

Khó khăn Thuận lợi

Tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém

Hơn 2000 quỹ tín dụng nhân dân đã được sáp nhập vào thành 88 NH đô thị, một số NH mới đã được thành lập từ việc sáp nhập các quỹ đầu tư và các quỹ TDND. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do hoạt động của các quỹ TDND rất yếu kém nên tình hình của 88 NH sau khi sáp nhập không được cải thiện nhiều.

Các NH phải thường không “chủ động” sáp nhập

Việc quản lý, điều hành các NH sau khi sáp nhập nếu không thay đổi sẽ không cải thiện tình hình, thậm chí tồi hơn

Đã có kinh nghiệm trong việc sáp nhập các NH yếu kém

Quốc hữu hóa và bán cho nhà đầu tư nước ngoài

(không thực hiện) Nguy cơ thôn tín bởi ngân

hàng nước ngoài nếu các NH trong nước không đủ mạnh để cạnh tranh

Chính phủ cần một lượng vốn lớn để bơm vào các NH, sau đó, thu hồi lại nhanh chóng bằng việc bán cho đối tác nước ngoài mạnh.

60

Nga Trung Quốc

Việt Nam nếu áp dụng

Khó khăn Thuận lợi

Rời khỏi thị trường Chỉ có 1 NHTM, 3 công ty tín thác và đầu tư

bị đóng cửa với tổng số nợ không có khả năng thanh toán là 120 tỷ NDT.

Việc đóng cửa Ngân hàng khác với phá sản Ngân hàng. Tuy nhiên, đối với GITIC, một Công ty tín thác và đầu tư lớn nhất của TQ, sau khi NHTW tuyên bố đóng cửa năm 1998 thì sau 5 tháng sau, công ty này nộp đơn xin phá sản.

Chấp nhận có thể xảy ra khủng hoảng hay đỗ vỡ dây chuyền khi một số NH bị đóng cửa hay phá sản Lành mạnh hóa các NH, giúp phân loại NH rõ nét, các NH mạnh sẽ tồn tại và cạnh tranh, các NH yếu kém chấp nhận đóng cửa, nếu không tìm được NH mạnh hơn để sáp nhập hoặc không có kế hoạch hồi phục rõ nét

Tái cơ cấu các ngân hàng có cơ hội tồn tại

(không thực hiện) Tạo cơ chế khuyến khích các

NH còn có khả năng tồn tại sáp nhập để phát triển hơn

Lành mạnh hóa các NH, giúp phân loại NH rõ nét, các NH mạnh sẽ tồn tại và cạnh tranh

61

Nga Trung Quốc

Việt Nam nếu áp dụng

Khó khăn Thuận lợi

Tăng vốn và giải quyết nợ xấu

Tái cơ cấu vốn của các NHTM Nhà nước Tăng vốn của NHTM NN bằng

vốn Ngân sách nhà nước sẽ rất khó khăn, muốn tăng vốn của cổ đông thì buộc phải cổ phần hóa hoặc tăng tỷ lệ nắm giữ của cổ đông không phải nhà nước

Chuẩn mực kế toán quốc tế về nợ xấu chưa bắt buộc áp dụng nên chưa chính xác về số liệu.

Cải thiện tình hình tài chính NH rõ nét sau tái cấu trúc

Sáp nhập các ngân hàng tốt

(không thực hiện) Các NH lớn không muốn sáp

nhập vì sau khi sáp nhập sẽ “ suy giảm” hình ảnh, thương hiệu cá nhân của NH, thay đổi bộ máy tổ chức, quản lý điều hành

Tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi thế nhờ qui mô, tăng khả năng cạnh tranh với NH nước ngoài

62

Nga Trung Quốc

Việt Nam nếu áp dụng

Khó khăn Thuận lợi

Cải thiện các qui định pháp luật có liên quan

Rất phức tạp và mất nhiều thời gian

Hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống NH sau tái cấu trúc Nâng cao hiệu quả quản

lý ngân hàng

Đòi hỏi công nghê, hỗ trợ kỹ thuật lớn. Số lượng chi nhánh quá nhiều và gia tăng mạnh về lực lượng lao động trong ngành NH

Hiệu quả hoạt động kinh doanh được cải thiện, đảm bảo an toàn.

Nguồn tài chính cho tái cấu trúc

Chính phủ đã phát hành tổng số 270 tỷ Nhân dân tệ nhằm mục đích tăng vốn cho 4 NHTM Nhà nước lớn nhất, để tăng CAR của các NH này lên mức 8%. Tuy nhiên, các NHTM cổ phần và các Quỹ TDND không được nhà nước cấp thêm vốn. Các CTTCchính chủ yếu được dưới dạng CTCP cũng phải tăng vốn chủ yếu từ các cổ đông.

Gánh nặng ngân sách tăng. Thiếu công bằng giữa NH yếu kém được nhà nước bơm vốn để cứu, trong khi NH quản lý tốt thì không được hỗ trợ

Hiệu quả tái cấu trúc có thể được nhìn nhận ngay, rõ nét: cải thiện tình hình tài chính NH sau tái cấu trúc

63

Nga Trung Quốc

Việt Nam nếu áp dụng

Khó khăn Thuận lợi

Mua lại nợ xấu 4 công ty quản lý tài sản đã được thành lập

để giải quyết các khoản nợ xấu ở 4 ngân hàng thương mại nhà nước bằng cách bán tài sản, thu hồi tiền hoặc xóa nợ trong trường hợp không thu hồi

Xóa nợ xấu của các NHTM Nhà nước

Công ty mua bán nợ AMC chưa hoạt động thực sự hiệu quả

Hiệu quả tái cấu trúc có thể được nhìn nhận ngay, rõ nét: cải thiện tình hình tài chính NH sau tái cấu trúc

Chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu

NHTW Trung quốc đã phải chuyển 5 tỷ NDT của công ty quản lý quỹ đầu tư Everbright – 1 trong những tổ chức cho vay lớn nhất- khi công ty này không có khả năng thanh toán, từ nợ thành vốn chủ sở hữu. Biện pháp này được xem như trường hợp “người cho vay cuối cùng” của NHTW đối với ngân hàng, và hiệu ứng biên tiêu cực sẽ nảy sinh.

Chưa có hành lang pháp lý. Rủi ro đạo đức gia tăng.

64

Chương 3

Một số hàm ý chính sách cho việc cải cách hệ thống NHTM của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)