Quá trình cải cách Hệ thống ngân hàng Nga

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 57 - 61)

a) Quá trình cải cách:

Đối với các nước thuộc Liên Xô (cũ) và Đông Âu, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường khó khăn hơn Trng Quốc nhiều. Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn, nhưng mô hình phát triển dựa nhiều vào gia tăng vốn và lao động,

52

cũng như sự cào bằng trong thu nhập, đã kìm hãm sự năng động, cản trở tiến bộ của khoa học - công nghệ.

Công cuộc cải tổ vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước vì nhiều lý do đã không thành công, khiến Liên Xô tan rã, các nước Đông Âu từ chỗ là một hệ thống gắn bó về kinh tế - chính trị, phải tự lựa chọn con đường phát triển của mình. Liệu pháp sốc “500 ngày chuyển sang kinh tế thị trường” đã được lựa chọn trong bối cảnh đầy thử thách. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, từ 1991-2000, hầu hết các nước thuộc Liên Xô (cũ) và Đông Âu đều rơi vào suy thoái, với mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên, liều thuốc đắng này đã phát huy tác dụng, trong 10 năm tiếp theo (2001-2010), tăng trưởng của các nước này có bước tiến vượt bậc, phần lớn ở mức 5%/năm trở lên, thể chế kinh tế đã chuyển được sang kinh tế thị trường.

Ngoài Liên bang Nga là nước vốn có tiềm lực kinh tế mạnh, điển hình của việc chuyển đổi thành công là Ba Lan và Hungary. Đây là những nước đi đầu trong mở cửa, cải tổ khu vực doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa và hội nhập quốc tế. Hàng loạt biện pháp liên quan đến cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, hệ thống thuế, kiểm soát ngân sách đã được thực hiện.

Đối mặt với khả năng đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, các nhà chức trách của Nga cũng như đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (NHTG) đã thành lập nhóm nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp ứng cứu đối với hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở các nguyên nhân dẫn tới mất khả năng thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, giải pháp đầu tiên và trước mắt của Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng Nga là tạo thêm thanh khoản cho các ngân hàng, NHTW Nga giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM và cung cấp

53

thanh khoản khẩn cấp hỗ trợ đối với các NHTM thiếu thanh khoản và có khả năng mất thanh khoản. Bên cạnh đó, một lệnh hoãn thanh toán tạm thời đối với các khoản nợ và hợp đồng ngoại hối có kỳ hạn. Ngoài ra, để đối phó với tình trạng người gửi tiền có thể rút tiền hàng loạt khỏi các ngân hàng, NHTW Nga cho phép người gửi tiền có thể chuyển tiền từ các ngân hàng sang ngân hàng Sberbank, một ngân hàng được sở hữu bởi Chính phủ (NHTW Nga sở hữu 60,25%). Các chuyên gia kinh tế của IMF cũng khuyến cáo rằng, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng và việc hàng loạt các NHTM ra đời kể từ năm 1989, việc hợp nhất một số NHTM yếu kém và mất khả năng thanh khoản là cần thiết. Tiếp theo, các cơ quan chức năng của Nga đã thống nhất tập trung nỗ lực để tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng với lộ trình trong 03 năm. Theo đó:

Thứ nhất, 18 ngân hàng lớn tại Nga, chủ yếu có trụ sở tại Moscow, sẽ được đánh giá lại theo chuẩn mực kế toán phương Tây. Những NHTM nào bị phát hiện mất khả năng thanh khoản và không thể tồn tại được sẽ buộc phải đóng cửa và bị thanh lý tài sản, ngược lại, những NHTM nào đáp ứng được tiêu chí đề ra của NHTW sẽ trở thành những trụ cột của hệ thống ngân hàng trong hỗ trợ Chính phủ tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, một khuôn khổ pháp lý vững chắc, đầy đủ và cần thiết cần được xây dựng và điều chỉnh để giúp hệ thống ngân hàng phục hồi và hoạt động một cách an toàn, cụ thể là xây dựng Luật Phá sản và Luật tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng như sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan.

Thứ ba, một khuôn khổ thể chế phù hợp là cần thiết, bao gồm việc tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của NHTW cũng như thành lập

54

một cơ quan giám sát sự phục hồi của các NHTM trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Một Ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (IACC) có chức năng, nhiệm vụ trong công tác tư vấn cho Chính phủ về mặt kỹ thuật cũng được thành lập.

b)Kết quả:

Trong năm 1999, hai ngân hàng lớn của Nga bao gồm (Mentep và Promstroi) đã tuyên bố phá sản và tiến hành các thủ tục theo Luật Phá sản. Cũng trong năm này, NHTW Nga đã rút giấy phép của hơn 20 NHTM và tái cấu trúc lại 03 NHTM khu vực lớn của Nga. Đối với các NHTM nhỏ, Chính phủ Nga khuyến khích tái cơ cấu trên cơ sở tự nguyện sáp nhập hoặc được mua lại bởi các NHTM lớn. Bên cạnh đó, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cũng được củng cố lại trên cơ sở củng cố các nghiệp vụ của các Vụ, Cục liên quan đến hoạt động thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa và cấp giấy phép thành lập các NHTM dưới sự giám sát chặt chẽ của một Phó Thống đốc NHTW, các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS) cũng từng bước được áp dụng với lộ trình thực hiện vào cuối năm 2000 và kết thúc vào cuối năm 2001.

Nhằm duy trì và thúc đẩy các tiến bộ đã đạt được trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, một chương trình hành động cho năm 2000 và các năm tiếp theo cũng đã được Chính phủ đề ra, theo đó, Chương trình hành động với tầm nhìn trung hạn chủ yếu tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm:

- Tiếp tục củng cố khu vực ngân hàng;

- Tạo ra một số lượng nhỏ các ngân hàng nòng cốt trong hệ thống, đặc biệt là hạn chế việc cấp giấy phép thành lập các ngân hàng mới;

55

- Xây dựng một môi trường cạnh tranh và minh bạch cho hệ thống ngân hàng.

Mặc dù, nỗ lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Liên Bang Nga cũng vấp phải những khó khăn liên quan tới các yếu tố chính trị cũng như mức độ chẫm chễ trong tiến độ thực thi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo lộ trình, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới thì quá trình tái cơ cấu ngân hàng của Chính phủ Nga đã có lợi thế rất lớn đó là sự hậu thuẫn về chính trị của Chính phủ và sự đồng thuận trong toàn hệ thống ngân hàng. Kết quả, nỗ lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã đem lại một môi trường thuận lợi cho các NHTM hoạt động hiệu quả, an toàn hơn cũng như tạo nền tảng ổn định cho phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)