- Chính sách tín dụng: Đối với mỗi NHTM trong từng thời kỳ khác nhau có các chính sách tín dụng khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển của từng thời kỳ.Chính sách tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hoạt động như huy động vốn, cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, rủi ro tín dụng,...Chính vì vậy chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp vời từng thời kỳ phát triển sẽ giúp ngân hàng đạt được chất lượng tín dụng tốt, thu hút được lượng khách hàng lớn từ đó mở rộng qui mô tín dụng, đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, phân tán được rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của cơ quan quản lý. Như vậy, qui mô và chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không, có phù hợp hay không.
26
- Thông tin tín dụng: Tốc độ tăng trưởng, mở rộng tín dụng của các NHTM đang tạo ra một nhu cầu rất lớn về thông tin tín dụng, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ro trong quá trình quyết định cho vay, quyết định đầu tư. Nguồn thông tin tín dụng bao gồm các thông tin về khách hàng, về thị trường, công nghệ, về các tổ chức kinh tế, tín dụng quốc tế có thể thu thập được từ chính bản thân ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng khác hay từ các hãng chuyên cung cấp thông tin, từ đài báo, internet,...Việc thu thập các thông tin tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác sẽ giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá nguồn lực của khách hàng, khả năng hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và có thể dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra từ đó có quyết định cấp tín dụng nhanh hơn, chính xác hơn và việc quản lý quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng cũng tốt hơn, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Ngược lại, một khi các thông tin tín dụng không được thu thập một cách đầy đủ, kịp thời sẽ dẫn đến quyết định cho vay có thể sai lệch, việc đầu tư vốn của ngân hàng không đưa lại hiệu quả, rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy việc tăng cường thông tin tín dụng nhằm phòng tránh rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng là điều mà các NHTM cần quan tâm trong điều kiện hiện nay.
- Trình độ công nghệ của ngân hàng: Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng hoạt động trong môi trường pháp lý thông thoáng, không phân biệt đối xử, các sản phẩm dịch vụ gần như tương đương nhau thì công nghệ là yếu tố hàng đầu mà các NHTM dành ưu thế cạnh tranh, giành được niềm tin của khách hàng. Với một nền công nghệ hiện đại, các thông tin về khách hàng, dư nợ, huy động vốn,... sẽ được quản lý một cách khoa học, giảm thiểu thời gian trong việc lập các báo cáo. Mặt khác, công nghệ hiện đại còn cho phép ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tốt hơn, đưa ra các quyết
27
định đúng đắn hơn trong việc hoạch định đường lối kinh doanh của mình, nhờ đó giảm thiểu rủi ro bằng cách nâng cao chất lượng kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm chủ động phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn, giúp các cán bộ tín dụng điều hành công việc theo đúng qui trình, đúng pháp luật. Mặt khác, nắm được những sai sót, lệch lạc trong hoạt động tín dụng giúp cho người quản lý có biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời có giải pháp ứng phó và phòng ngừa rủi ro có thể phát sinh, tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần được tiến hành công khai, minh bạch và có một cơ chế hoạt động riêng, ít chịu tác động của các bộ phận khác trong ngân hàng. Để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ có hiệu quả ngân hàng cần sắp xếp, bố trí một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ và có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, có như vậy mới đảm bảo được việc nâng cao chất lượng tín dụng.
- Công tác tổ chức cán bộ, chất lượng cán bộ ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện cho việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng được thực hiện kịp thời, không bỏ lở cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng. Và đây chính là cơ sở để mở rộng qui mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng.
Bên cạnh đó, con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động của các NHTM. CBTD là người tham gia trực tiếp trong toàn bộ qui trình tín dụng từ khâu tiếp cận khách hàng đến khâu thu hồi nợ vay, vì vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ
28
và đạo đức của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Để đánh giá chất lượng cán bộ phải được thực hiện một cách tổng hợp trên nhiều góc độ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách và khả năng tác nghiệp, khả năng nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế chính trị xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và của nền kinh tế, đặc biệt là đạo đức của cán bộ, đây thực sự là nhân tố quyết định đến chất lượng cũng như qui mô hoạt động tín dụng của các NHTM.
Như vậy khả năng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, để đạt được hiệu quả trong các hoạt động tín dụng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngân hàng, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng để từ đó có biện pháp hợp lý, khai thác có hiệu quả các nhân tố tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực mà nó đem lại.
29 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH 2.1. Giới thiệu sơ lược về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh Phát triển Hà Tĩnh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên giao dịch tiếng anh là: BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM, tên viết tắt là BIDV được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng chính phủ. Trải qua hơn 55 năm hoạt động xây dựng và trưởng thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi khác nhau:
- Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26 tháng 04 năm 1957 - Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
BIDV là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, gần 600 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Trọng tâm hoạt động và nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước, đồng thời thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới và là ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương.
30
Với tư cách là đơn vị thành viên thuộc BIDV, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh tiền thân là Ngân hàng ĐT&PT Nghệ Tĩnh được thành lập 01/09/1991 với 72 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, 18% cán bộ có trình độ đại học và tương đương chưa am hiểu về cơ chế thị trường, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ bao cấp. Khi mới thành lập, Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh thực hiện chức năng cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cho vay những dự án dài hạn theo kế hoạch của Nhà nước, đến năm 1995 chức năng này được chuyển về Sở Tài Chính khi đó Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh bắt đầu chuyển mình thâm nhập vào cơ chế thị trường, thực hiện huy động vốn và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, từ đó không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ thanh toán.
Trải qua nhiều năm hoạt động, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế của địa phương nói riêng và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước nói chung. Phạm vi hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoạt động theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của chi nhánh và sự phát triển toàn diện của cán bộ công nhân viên.
Trong những năm qua sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên cùng sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng III và nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Đến nay, số lượng cán bộ công nhân viên đã không ngừng mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng, tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh hiện nay là 125 người trong đó tỷ lệ nam chiếm 59/125, trình độ đại học và trên đại học là 95 người, trình độ C tiếng anh chiếm 45%, có 02 đồng chí trình độ chính trị cao cấp, về tuổi đời chủ yếu là dưới 35 tuổi chiếm 47%, từ 36-40 chiếm 27%, cán bộ vào ngành
31
dưới 3 năm là 40 người. Ban giám đốc có trình độ kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành tốt, kết quả kinh doanh trong nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đều tăng trưởng khá qua các năm, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức cho phép.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Dưới ban giám đốc gồm 8 phòng chức năng và 3 phòng giao dịch. Tám phòng chức năng tương ứng với 5 khối: Khối quan hệ khách hàng gồm Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp và Phòng quan hệ khách hàng cá nhân; Khối quản lý rủi ro gồm Phòng quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp gồm Phòng quản trị tín dụng, Quản lý và dịch vụ Kho quỹ, Giao dịch khách hàng; Khối quản lý nội bộ gồm Phòng Tài chính kế toán, Tổ chức hành chính và Phòng Kế hoạch tổng hợp. Ba phòng chức năng là Phòng Giao dịch Kỳ Anh và Phòng Giao dịch Hồng Lĩnh, Phòng giao dịch Thành phố hoạt động như một chi nhánh phụ thuộc, thực hiện gần như đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ của một ngân hàng: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, bảo lãnh,...
Tất cả các phòng ban đều thuộc quyền quản lý trực tiếp của ban giám đốc, do vậy các thông tin về hoạt động của phòng nghiệp vụ đều được phản ánh kịp thời, trực tiếp lên ban giám đốc, tránh được thông tin sai lệch, chậm trễ và giúp cho ban giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi và việc phân cấp không bị chồng chéo, góp phần nâng cao năng suất lao động.
2.2. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh Hà Tĩnh
32
2.2.1.1. Quy định chung trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh Hà Tĩnh
Ngày 31/12/2001 NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ngày 03/02/2005 NHNN ban hành quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.
Ngày 16/07/2004 BIDV đã ban hành quyết định số 203/QĐ-HĐQT về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng, ngày 27/12/2005 ban hành quyết định số 285/QĐ-HĐQT về việc sửa đổi, bổ sung quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16/07/2004 của Chủ tịch HĐQT, theo đó qui định như sau:
* Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐTD.
- Hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong HĐTD
* Điều kiện vay vốn
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng trong thời hạn cam kết.
33
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng qui định của chính phủ, hướng dẫn của NHNN Việt Nam và của ngân hàng.
* Thể loại cho vay
Ngân hàng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển.
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
* Thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Việc thoả thuận thời hạn cho vay phải căn cứ vào chu kỳ SXKD, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; Đối với các cá nhân là người nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
34
- Tổng Giám đốc quyết định thời hạn cho vay dài hạn tối đa đối với