Hoạt động chủ yếu của các NHTM là đi vay để cho vay, vì vậy để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi các NHTM trước hết phải có một nguồn vốn đủ mạnh, vững chắc để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Xuất phát từ lý do đó đòi hỏi chi nhánh phải đặc biệt quan tâm đến các biện pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn.
70
- Mở rộng mạng lưới hoạt động không chỉ là xu thế vận động tất yếu mà còn là phương thức nâng cao hiệu quả huy động vốn, tăng uy tín, vị thế, tầm ảnh hưởng và khả năng cạnh tranh của các NHTM.
- Đổi mới, đa dạng hoá các phương thức huy động vốn: Các lợi thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng thường có độ bền không cao do dễ bị sao chép, bắt chước. Chính vì vậy các NHTM phải luôn tự đổi mới các sản phẩm huy động vốn, hình thức huy động vốn nhằm liên tục tạo ra lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường. Mặt khác, trước quá trình hội nhập và môi trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi chi nhánh cần năng động, sáng tạo hơn nữa để đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn. Các sản phẩm huy động vốn mới phải là những sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh cao, đối với những sản phẩm truyền thống có thể cải tiến để đưa thêm vào những nội dung mới, tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng để có thể đẩy mạnh việc mở tài khoản thanh toán của các cá nhân và DN trong và ngoài nước, đây là cơ hội thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp cho ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn: Các sản phẩm huy động vốn được đưa ra phải là những sản phẩm tốt nhất, có nhiều tính năng nỗi trội, lôi cuốn và hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó cần có đội ngũ cán bộ thực hiện nghiệp vụ huy động vốn trẻ trung, năng động, có tính sáng tạo, có trình độ học vấn, có khả năng tiếp cận với khách hàng và tư vấn khách hàng tốt, tạo được niềm tin của khách hàng, có khả năng chịu được áp lực trong công việc và mong muốn công hiến cho sự phát triển chung của chi nhánh