Đổi mới và hoàn thiện kỷ thuật công nghệ, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 81)

Công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho ngân hàng có thể áp dụng được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, kết hợp với việc trang bị tốt cơ sở vật chất sẽ làm cho hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trong thời gian tới chi nhánh cần:

- Nâng cấp hệ thống tin học, phát triển và thực hiện mạng lưới giao dịch trực tuyến, khắc phục tình trạng quá tải về đường truyền, nghẽn mạng, đảm bảo hoạt động giao dịch được thực hiện liên tục. Cũng cố cơ sở hạ tầng mạng, thiết bị truyền thông, trang thiết bị giao dịch hiện đại, đảm bảo không bị tụt hậu.

- Hoàn thiện và nâng cấp các chương trình phần mềm hỗ trợ cho hoạt động tín dụng như đổi mới hệ thống thông tin báo cáo, khai thác hiệu quả các dữ liệu hiện có trên hệ thống SIBS,...

74

- Thường xuyên nâng cấp, bảo trì hệ thống cơ sở vật chất cho quầy bàn giao dịch, phòng giao dịch theo thiết kế chung đảm bảo tính đồng bộ, mang hình ảnh và thương hiệu BIDV.

- Tăng cường hệ thống thông tin ngân hàng đảm bảo tính an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. 3.3. Một số kiến nghị

Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ngân hàng, cần có sự phối hợp và hỗ trợ của các bên liên quan đó là NHNN, Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và BIDV.

3.3.1. Kiến nghị với BIDV

Mọi hoạt động của Chi nhánh đều phải tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của BIDV. Mọi quyết định, đường lối, định hướng phát triển của BIDV đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của chi nhánh. Để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh, BIDV cần:

- Hoạch định một chiến lược về thị trường, khách hàng một cách rõ ràng và cụ thể, bổ sung hoàn thiện qui chế, quy trình cho vay theo hướng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phù hợp với đối tượng vay vốn.

- Cần có một qui chế về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ nói chung và CBTD nói riêng, nhằm tăng cường khả năng quản trị, hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tập thể, nâng cao ý thức tuân thủ qui định trong các hoạt động tại chi nhánh, góp phần thực hiện chuẩn mực văn hoá quản lý rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

- Tăng cường công tác thông tin và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, điều này sẽ giúp cho chi nhánh có những thông tin cần thiết và

75

kịp thời về khách hàng vay vốn và tình hình biến động của nền kinh tế để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

3.3.2. Kiến nghị với NHNN

- Tăng cường sức mạnh nội lực và khả năng tự bảo vệ của hệ thống ngân hàng, trong đó chú trọng chủ động áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, trong xu thế hội nhập nhiều ngân hàng nước ngoài với nhiều sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam, vì vậy cần tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

- Chú trọng cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng và DN có quan hệ tín dụng cung cấp các thông tin tín dụng cho CIC, phải có quy định, chế tài khi các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác.

76 KẾT LUẬN

Việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đối với các NHTM trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế hội nhập. Mặt khác, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ liên quan tới sự tồn tại và phát triển của bản thân các ngân hàng mà quan trọng hơn là ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt kinh tế của mỗi quốc gia.

Qua thời gian nghiên cứu phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh, luận văn đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Khái quát hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, qui mô, chất lượng tín dụng ngân hàng, về ảnh hưởng của các nhân tố đến qui mô và chất lượng tín dụng cũng như các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng.

2. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh qua đó thấy được những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

3. Trên cơ sở những luận cứ khoa học và thực tế hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh, cùng với định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Tĩnh, luận văn đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu đối với Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh, cũng như những kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

Với những kiến thức đã được trang bị tại trường học, cùng với những nhận thức thu nhận được về lý luận và thực tiễn từ hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh nói riêng, hy vọng những giải pháp, kiến nghị mà tác giả đưa ra sẽ góp phần vào việc nâng cao chất

77

lượng tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên, với khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo, các nhà quản lý cũng như các bạn đọc quan tâm để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản tài

chính, Hà Nội.

2. Đặng Hữu Mân (2008), “Cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ và những kiến

nghị đối với Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đã Nẵng,

số 4(27).2008.

3. Huỳnh Thế Du, Xử lý nợ xấu trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng

Trung Quốc và bài học cho Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế

Fubright.

4. Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010), Báo cáo thường niên. 5. Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010), Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh.

6. Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh (2008,2009,20010), Báo cáo tổng kết.

7. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng

thương mạ, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản Tài chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất

bản thống kê, Hà Nội.

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ

79

11. Quốc hội nước Cộng hoã xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật số

20/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

12.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-

NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005, Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

13. Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-

NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

14. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-

NHNN ngày 03/02/2005 về việc sữa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001.

Website

16. Http://bidv.com.vn 17. Http://sbv.gov.vn 18. Http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)