Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 26)

Có rất nhiều chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng, trong đó có các chỉ tiêu cơ bản sau:

* Cơ cấu cho vay

Tỷ trọng doanh số cho vay i =

Doanh số cho vay i

*100% (1.1) Tổng doanh số cho vay

Doanh số cho vay i có thể phân theo thành phần kinh tế, loại tiền, kỳ hạn,...Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng từng loại cho vay trên tổng doanh số cho vay. Từ đó có thể biết được cơ cấu cho vay có phù hợp hay không.

* Tỷ lệ tài sản đảm bảo

Tỷ lệ tài sản đảm bảo = Giá trị tài sản đảm bảo cho dư nợ vay (1.2) Tổng dư nợ tín dụng

Tài sản đảm bảo gồm tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản của bên bảo lãnh. Khi thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ ngân hàng có quyền lựa chọn những tài sản đủ điều kiện làm đảm bảo cho tiền vay: Tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh; Tài sản đó phải được phép giao dịch, tức là pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bão lãnh và các giao dịch khác; Đối

19

với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong thời gian vay vốn;...

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo cho dư nợ vay trên tổng dư nợ vay đã đúng qui định hay chưa, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó thể hiện tính bền vững trong hoạt động tín dụng của các NHTM, vì tài sản đảm bảo là nguồn thanh toán cuối cùng cho khoản vay khi khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì vậy, một tỷ lệ cao đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi được vốn khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Điều này đòi hỏi các NHTM khi nhận tài sản đảm bảo tiền vay cần chú ý việc thẩm định giá trị tài sản, tính pháp lý, tính thanh khoản của tài sản đảm bảo để đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi có rủi ro xảy ra.

* Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với một khách hàng: Tỷ lệ cho vay của

ngân hàng đối với một khách hàng

=

Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng

*100% (1.3) Vốn tự có của ngân hàng

Theo luật tổ chức tín dụng, tỷ lệ này <= 15%, chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ phân tán rủi ro, tránh tình trạng cho vay tập trung vào một số khách hàng nhất định, một khi rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất lớn đối với ngân hàng.

* Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo (05) nhóm như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

20

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Hàng tháng các NHTM tiến hành việc phân loại nợ để phản ánh khái quát tình hình nợ quá hạn của ngân hàng và tỷ trọng từng loại trên tổng dư nợ. Một khi các nhóm nợ từ 2-5 ở mức độ cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro, khả năng bảo toàn vốn thấp, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của NHTM. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro theo qui định như sau: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100%

Như vậy thông qua việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho thấy khả năng quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM, cũng như đánh giá được chất lượng tín dụng.

* Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu *100% (1.4) Tổng dư nợ cho vay

21

Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước thì: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ của ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là điều không tránh khỏi, nên các NHTM thường chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định được coi là giới hạn an toàn, thông thường các NHTM chấp nhận tỷ lệ nợ xấu là 5%.

* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử

dụng vốn =

L.nhuận từ hoạt động tín dụng

*100% (1.5) Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ lớn trên tổng lợi nhuận của ngân hàng, tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng có hiệu quả đưa lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Mặt khác hoạt động tín dụng đưa lại lợi nhuận cho ngân hàng chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn thu được cả lãi, đảm bảo được tính an toàn đối với đồng vốn cho vay.

* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Hiệu suất sử dụng

vốn =

Tổng dư nợ

*100% (1.6) Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. NHTM là các trung gian tài chính huy động vốn với giá rẻ để cho vay cao hơn nhằm kiếm lời, nếu như nguồn vốn huy động nhỏ không đủ để cho vay thì NHTM phải tìm các nguồn vốn khác với chi phí cao hơn. Mặt khác, để đảm bảo tỷ lệ an toàn và chủ động được nguồn vốn cho vay, các NHTM chỉ được phép sử

22

dụng số lượng vốn nhất định để cho vay trung và dài hạn. Chính vì vậy chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của NHTM và khi xem xét phải chú ý đến tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dại hạn.

* Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ (1.7) Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay (thường là 1 năm), chỉ tiêu này càng tăng thì tính tổ chức, quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho vay càng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối, vì nếu NHTM cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xây dựng với tỷ trọng lớn thì chỉ tiêu này sẽ thấp do vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp này thường nhỏ hơn so với các doanh nghiệp thương mại.

Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu như đánh giá khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ tổn thất so với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ tổn thất so với tổng nguồn vốn,...

Trên đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá chất lượng tín dụng của các NHTM, khi đánh giá không nên chỉ dựa vào một chỉ tiêu mà cần có sự so sánh chung giữa các chỉ tiêu, các NHTM trên cùng địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội, vị thế của NHTM, chất lượng CBTD, trình độ khoa học công nghệ, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát nhất, hợp lý nhất về chất lượng tín dụng. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế: Các NHTM hoạt động chủ yếu là dựa vào việc huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế trong xã hội để tiến hành cho

23

vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Chính vì vậy môi trường kinh tế có tác động đến qui mô và chất lượng của hoạt động huy động vốn và cho vay. Với môi trường kinh tế ổn định, lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng và đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM phát triển tín dụng. Ngược lại, khi môi trường kinh tế không ổn định, môi trường kinh doanh xấu, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, điều này ảnh hưởng lớn đến qui mô cũng như chất lượng tín dụng.

- Môi trường pháp lý: Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn ổn định và phát triển thì cũng cần có một hành lang pháp lý thích hợp, nó chính là bàn tay hữu hình của Nhà nước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, chế độ của mình. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nhất là luật tổ chức tín dụng. Một hệ thống pháp lý ổn định, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM hoạt động hiệu quả, góp phần ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, thống nhất tạo nên môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, vì vậy nhân tố môi trường pháp lý có vị trí vô cùng quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện môi trường pháp lý chặt chẽ, ổn định thì chất lượng tín dụng mới được đảm bảo và qui mô tín dụng có điều kiện mở rộng.

- Môi trường chính trị - xã hội: Một quốc gia ổn định về chính trị - xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần cho sự phát triển gia tăng của hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động cho vay.

24

- Môi trường thiên nhiên: Môi trường thiên nhiên cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và qui mô tín dụng của các NHTM, một khi thiên tai xảy ra như lũ lụt, hạn hán, mưa bão, hoả hoạn,...làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đổ bể, gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế về mọi mặt. Chính điều này dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng là khó khăn, kết quả là ngân hàng có thể không thu hồi được nợ, chất lượng tín dụng bị suy giảm, qui mô tín dụng bị thu hẹp.

1.2.4.2. Nhân tố từ phía khách hàng

Xuất phát từ quan hệ tín dụng thì chính khách hàng là người nhận tiền vay và là người trực tiếp sử dụng tiền vay của ngân hàng vào mục đích của mình. Do vậy qui mô và chất lượng tín dụng phụ thuộc vào nhân tố khách hàng.

- Năng lực tài chính: Khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh, tỷ trọng vốn tự có trong phương án sản xuất kinh doanh lớn, khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ lớn. Những dấu hiệu này cho thấy đây là khách hàng có tiềm lực, làm ăn có lãi có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.

- Năng lực quản lý: Với một doanh nghiệp có bộ máy quản lý, điều hành kinh doanh tốt, có trình độ học vấn cao, khả năng nhạy bén trong kinh doanh, có thể dự đoán được xu hướng của nền kinh tế, khả năng xoay xở tốt trong mọi tình huống rủi ro có thể xảy ra thì doanh nghiệp này sẽ làm ăn có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao và họ sẽ là những khách hàng có uy tín, nhu cầu tín dụng của họ sẽ được ngân hàng đáp ứng đầy đủ. Kết quả là qui mô tín dụng được mở rộng, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, một khi trình độ quản lý yếu kém, thiếu khả năng suy đoán, thiếu nhạy bén trong kinh doanh thì các khách hàng này kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả, khả

25

năng trả nợ của họ là thấp từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như qui mô tín dụng.

- Đạo đức kinh doanh: Một khách hàng có đạo đức, có uy tín trong kinh doanh họ sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích và có thiện chí trong việc thanh toán các khoản nợ, khi đó họ sẽ tìm mọi cách để có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, tránh để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Ngược lại một khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc khách hàng cố tình chây ì trong việc trả nợ, giả mạo giấy tờ, hồ sơ vay vốn nhằm cố ý chiếm đoạt tài sản của ngân hàng thì khả năng thu hồi nợ là rất khó. Do vậy công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi các CBTD phải luôn tuân thủ và thực hiện nghiêm túc.

1.2.4.3. Nhân tố từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng: Đối với mỗi NHTM trong từng thời kỳ khác nhau có các chính sách tín dụng khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển của từng thời kỳ.Chính sách tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hoạt động như huy động vốn, cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, rủi ro tín dụng,...Chính vì vậy chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp vời từng thời kỳ phát triển sẽ giúp ngân hàng đạt được chất lượng tín dụng tốt, thu hút được lượng khách hàng lớn từ đó mở rộng qui mô tín dụng, đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, phân tán được rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của cơ quan quản lý. Như vậy, qui mô và chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không, có phù hợp hay không.

26

- Thông tin tín dụng: Tốc độ tăng trưởng, mở rộng tín dụng của các NHTM đang tạo ra một nhu cầu rất lớn về thông tin tín dụng, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ro trong quá trình quyết định cho vay, quyết định đầu tư. Nguồn thông tin tín dụng bao gồm các thông tin về khách hàng, về thị trường, công nghệ, về các tổ chức kinh tế, tín dụng quốc tế có thể thu thập được từ chính bản thân ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng khác hay từ các hãng chuyên cung cấp thông tin, từ đài báo, internet,...Việc thu thập các thông tin tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác sẽ giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá nguồn lực của khách hàng, khả năng hoạt động kinh doanh, khả năng tài

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)