Một số giải pháp có tính bổ trợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam (Trang 77 - 78)

Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác

Hoạt động cung cấp DVVTCI chỉ có thể phát triển và có đối tượng phục vụ rõ ràng khi được gắn kết và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. hải đảo. Đặc biệt, gần đây, theo mục tiêu và nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới, có rất nhiều nôi dung cần thiết và có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc như tiếp cận những yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra về mặt quy hoạch hạ tầng và không gian phát triển; chuyển dịch và đổi mới cơ cấu kinh tế; giữ vững môi trường sinh thái; lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và cách thức quản lý; chuyển giao và phát triển khoa học - công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; cải thiện thực chất đời sống vật chất và văn hóa của người dân...v.v. Như vậy việc phát triển các DVVTCI sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả, đưa đến tác động rõ rệt đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn khi được lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội nói trên. Chẳng hạn đó là các chường trình: Trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi trọc; Phòng chống các bệnh dịch và nâng cao sức khỏe cộng đồng; Phổ cập giáo dục và toàn dân học tập suốt đời; Áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới cho cây trồng, vật nuôi và chế biến nông, lâm, thủy, hải sản… Chương trình xóa đói giảm nghèo; Chương trình xây dựng nông thôn mới…v.v.

Tăng cường khả năng truy nhập dịch vụ viễn thông công ích tại các vùng sâu

vùng xa

Để gợi mở nhu cầu, giúp khách hàng có thể tìm thấy những lợi ích khi tiếp cận, sử dụng những dịch vụ công nghệ cao, các doanh nghiệp viễn thông cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong cộng đồng những kiến thức cần thiết. Nên chú ý đến tình hình dân trí tại các vùng ven đô thị, ngoại ô, huyện xã nơi mạng viễn

thông của một số doanh nghiệp như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Viettel đã được đầu tư rộng khắp nhưng chưa đạt hiệu suất sử dụng cao. Do vậy cần kích thích nhu cầu của người dân bằng cách:

- Phối hợp với các trường đại học trong các chương trình mùa hè xanh để giáo dục phổ cập tin học đến những vùng sâu vùng xa.

- Tổ chức những buổi giới thiệu dịch vụ, hướng dẫn và cho thử dịch vụ tại chỗ với thiết bị sẵn sàng của đơn vị (máy tính).

- Tặng thẻ viễn thông trả trước (sử dụng Internet).

Bên cạnh đó cần có biện pháp thích hợp để phát triển các nội dung phổ cập phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn (như nội dung về giáo dục, y tế cộng đồng, về nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, ...v.v.)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam (Trang 77 - 78)