Sự phát triển của thị trường viễn thông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Thị trường viễn thông Việt Nam đang trên con đường phát triể, cùng với quá trình mở cửa hội nhập, số lượng doanh nghiệp xin cấp phép cung ứng dịch vụ viễn thông đang ngày càng tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường này.

Cuộc cạnh tranh giành thị phần chủ yếu diễn ra với những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong thị trường dịch vụ viễn thông. Các hoạt động cạnh tranh nhằm vào chính sách dịch vụ, chính sách giá cước, kênh phân phối, cạnh tranh về bán hàng. Hiện các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau chủ yếu thông qua yếu tố giá cước và khuyến mãi mà ít quan tâm tới công tác chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ. Có thể thấy rằng, mức độ cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam với gia tốc ngày càng lớn và thời gian tới chắc chắn sẽ còn quyết liệt hơn.

Giá luôn được coi là vũ khí của các nhà mạng trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông. Những doanh nghiệp lớn luôn có lợi thế về cơ sở hạ tầng, vốn và số lượng thuê bao; do đó trong cuộc cạnh tranh về giá họ khó có thể thua thiệt so với các doanh nghiệp nhỏ hay mới tham gia vào ngành với đầu tư thăm dò và số lượng thuê bao nhỏ. Cuộc cạnh tranh về giá diễn ra sôi động chưa từng có giữa các nhà mạng để tranh giành thị phần, đã đem đến lợi ích không nhỏ đến khách hàng, nhưng tồn taị sau đó là những rủi ro không thể lường trước được cho chính doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thị trường viễn thông, các doanh nghiệp sẽ không ngừng mở rộng thị trường, tăng thị phần. Tuy nhiên cũng chính điều này lại gây ra sự chồng chéo giữa các doanh nghiệp trong việc cung ứng DVVTCI, gây khó khăn cho công tác quản lý. Còn đối với những doanh nghiệp có thị phần lớn thì chính vì sự cạnh tranh này mà các doanh nghiệp ít quan tâm tới công tác phát triển và phổ cập dịch vụ công ích.

Có thể thấy rằng, cạnh tranh làm cho thị trường dịch vụ viễn thông trở nên sôi động hơn, khách hàng được hưởng nhiều khuyến mãi lớn. Tuy nhiên, chính sự cạnh tranh giữa các nhà khai thác mạng này dẫn đến nguy cơ làm rối loạn, gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường của các nhà chức năng. Với thị phần lớn, tiềm lực tài chính mạnh các doanh nghiệp lớn có thể giảm giá mạnh, chèn ép các doanh nghiệp nhỏ sẽ gây cho họ khó khăn trong con đường phát triển, và có thể dẫn tới diệt vọng.

Bên cạnh đó, khi khách hàng tăng lên do những chính sách cạnh tranh về giá và khuyến mãi, mà doanh nghiệp quên đi khả năng tải truyền, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ phổ cập, hoạt động chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam (Trang 31 - 32)